(Tiếp theo) - Trong những bài viết vừa qua, ta đã đề cập về các Vạn chài thờ Cá Ông. Vậy các tôn giáo khác thì sao? Bài ni mình sẽ sơ lược về một xứ đạo nhỏ ở đảo xa. Song song trong bài, sẽ có những đề cập đến giống xoài được trồng nhiều ở Phú Quý.

< Sau khi tắm biển thỏa thích ở biển Triều Dương. 3h40 thì bọn mình tiếp tục khám phá những con đường trên đảo. Đây là tháp của chùa Linh Quang trên đường VVK (vị trí >), Chùa Linh Quang được xây dựng và hoàn thành vào năm 1747, đến nay chùa đã có hơn 250 tuổi. Đây được xem là ngôi chùa đầu tiên gắn liền với sự truyền bá Phật giáo và là một trong hai di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của đảo Phú Quý.

< Rẽ vào đường Tôn Đức Thắng (vị trí >), đây cũng là con đường xuyên đảo theo hướng Bắc Nam nối vào đường Lê Hồng Phong - xã Long Hải.

Trích: Đảo Phú Quý là một đảo nhỏ nằm ở Nam biển Đông, cách TP. Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây.

< Phía ngoài lớn, chạy vào một đoạn thì bắt đầu teo lại còn nhiêu đây.

Sử sách xưa ghi tên đảo này dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... 

< Tương tự như đường Nguyễn Tri Phương xuyên đảo mà bọn mình đã đi, đường ni cũng hiếm nhà cửa. Đa phần chỉ là vườn cây và rừng trồng.

< Điều khác biệt giữa 2 con đường là nơi ni không có đèn đường. Tức là đi đêm sẽ tối thui. Khá dễ hiểu vì đường kia (NTPhương - vị trí >) kết nối từ khu trung tâm chợ xã Long Hải đến trung tâm chợ Ngũ Phụng - nhiều người dân sẽ đi hơn còn bên ni ít.

Từ 1844, vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Ngày nay, Phú Quý còn là một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận. Vì thế, Giáo họ biệt lập Phú Quý hiện là đứa con ở xa nhất của GP Phan Thiết.

< Một lối nhỏ vào vườn xoài, rất nhiều vườn kiểu này tại đây. Bạn có biết dân trên đảo trồng xoài gì không? Trên đảo trồng nhiều giống xoài nhưng chủ yếu nhất là xoài cát Hòa Lộc đấy, một giống xoài rất nổi tiếng của miền Nam.

Người địa phương nói rằng ăn trái xoài chín được trồng tại đảo Phú Quý sẽ có hương vị khác hẳn xoài ở đất liền. Xoài no tròn, ngọt thanh, mùi thơm rất đặc trưng và đặc biệt là rất sạch, không bị vẩn tạp bởi các loại hóa chất.

< Trồng nhiều nhưng có năm tiêu thụ khó khăn, giá bèo đến không ngờ. Hồi năm 2017, xoài vào vụ chín ầm ầm khiến cung vượt cầu, người dân thu hoạch về phần nào bán được thì bán, phần thì biếu cho bà con, người thân... cũng không biết sao cho hết. Cái khó ló cái khôn: Chị Hòa ở xã Long Hải nẩy ra sáng kiến làm... bánh tráng xoài.

Đảo hiện tại là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với đủ thành phần và sắc tộc, đông nhất là người Kinh. 80% dân đảo theo đạo Phật, trên hòn đảo nhỏ này có tới 5 ngôi chùa lớn và vô số những chùa, am nhỏ.

Cách chế biến bánh tráng từ xoài là dùng cơm xoài chín xay nhuyễn, nấu cho đến khi sôi sền sệt thì tráng bánh. Xong đem phơi nắng cho khô ráo thì lột ra xếp chồng.

Có thể cho thêm hương vị như dầu chuối, vani và gừng giã nhuyễn thì bánh sẽ hấp dẫn, ngon hơn. Cũng có thể cho xoài chín xay nhuyễn vào bột gạo và thực hiện như cách làm bánh tráng bình thường. Từ 8-10 kg quả xoài chín mới làm được khoảng hơn 01kg bánh tráng xoài và có thể để lâu được, hương vị rất đặc biệt.

< Người quen chăng? Không, bữa đầu tiên, bọn mình thấy chị phụ nữ mang cái gùi ở phong điện, lần này thì là người đàn ông, cũng mang cái gùi sau lưng. Có gì liên quan văn hóa Tây Nguyên với đảo xa chăng?

Gần 20 năm kể từ ngày cộng đoàn Phú Quý nhen nhúm thành lập với vài gia đình, toàn đảo hiện nay có 50 hộ Công giáo với 166 anh chị em giáo dân trên tổng số dân trên đảo là 26 ngàn, trải rộng trong 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải.

< Chỉ là một con đường nhỏ nhưng đẹp quá! Đường làng có cái đẹp chất phát, nhà quê thì đường đảo cũng có cái hay rất riêng.

< Cảnh vật thay đổi màu sắc liên tục tùy theo nắng rõ hoặc phủ mây. Hiếm nhà, hiếm người nhưng màu xanh cây cỏ thì rất phủ phê!

< Đã qua hơn 3 cây số chỉ toàn là vườn và rừng, đường Tôn Đức Thắng vẫn rất thẳng, trải nhựa tốt và rất mát mẻ, yên bình.

Kể về chuyện đạo, các cụ cao niên nơi đây cho biết, năm 1971, người Công giáo đầu tiên đặt chân đến đảo là bà Nguyễn Thị Hường (thường gọi là bà Long), quê ở Đồng Hới. Chồng bà là dân gốc đảo, kết hôn với bà và gia nhập đạo Công giáo, đưa bà về đảo sinh sống.

< Rồi mình gặp một ngã 4, có nhánh rẽ trái sẽ đi về hướng Nguyễn Tri Phương. Ta quẹo thôi em hè?

< Rẽ trái chạy một đoạn mới bắt đầu thấy loáng thoáng nhà cửa...

Tuy nhiên, đạo Công giáo chỉ mới phát triển trên đảo này từ năm 1990, khi cô giáo Anna Nguyễn Thị Lý tình nguyện ra đảo dạy học, mang theo gia đình. Là một cựu tu sinh của Dòng MTG Quy Nhơn, cô đã gây dựng và liên kết cộng đoàn vốn rất ít oi anh chị em Công giáo trên đảo để nâng đỡ đức tin cho nhau trong hoàn cảnh không có linh mục coi sóc.

< Nắng chiều tà rơi trong tĩnh lặng, hiếm hoi lắm mới có tiếng một chiếc xe máy... còn bằng không thì chỉ có tiếng là xào xạc, gió đưa cành lá đong đưa.

< Lúc này, vị trí bọn mình ở đây >, chắc ta sắp trở lại khu dân cư rồi.

Cô tìm gặp những người đồng đạo khác như ông Nguyên, ông Rô, bà Long, ông Kính... tạo nên cộng đoàn nhỏ bé vài chục người, cố gắng duy trì, tụ họp nhau mừng các ngày lễ lớn Công giáo. Đức cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Giám Mục GP Phan Thiết lúc bấy giờ cũng luôn canh cánh với đứa con nhỏ ở xa. Ngài quan tâm theo dõi và liên lạc với cộng đoàn Phú Quý qua cô Lý.

< Và đúng là vào khu trung tâm xã Ngũ Phụng.

< 4h chiều, ta đang trong khuôn viên nhà thờ xứ đạo đảo Phú Quý (vị trí >).

Trên mảnh đất do gia đình cô Lý hiến tặng giáo phận, Đức cha Nicôla đã cho người ra xem xét và xây cất một ngôi nhà (khánh thành năm 2000) dành cho việc sinh hoạt của cộng đoàn và giao cho cô Lý coi sóc. Từ đây, mỗi Chúa nhật, bà con giáo dân quy tụ về để cùng nhau đọc kinh và suy tôn Lời Chúa.

< Chả có ai ngoài đôi ta, thôi thì đi một vòng xem sao...

Vì hoàn cảnh không có linh mục, cô Lý đã đem hết vốn sống và kiến thức từ những năm tháng học tập trong dòng ra để hướng dẫn Giáo lý và Đức tin cho anh chị em mình. Rồi khi có điều kiện, cô lại đưa họ về Tòa Giám mục để lãnh các Bí tích. Là một nhóm giáo dân nhỏ, lại không có linh mục hướng dẫn tâm linh, nhưng cộng đoàn có một sức sống và niềm tin mạnh mẽ, trong tinh thần chia sẻ, nâng đỡ, bao bọc với tha nhân xung quanh.

< Núi Đức Mẹ kề bên trái cổng.

< Bên hông trái sau tháp chuông nhà thờ. Chùa có nhiều trên đảo, đình miếu vạn cũng vậy nhưng nhà thờ chỉ có một thôi. Mà bạn có biết không: trên đảo có cả nhà thờ Tin Lành đấy! mình sẽ đề cập sau.

Mãi đến năm 2007, bà con mới có Thánh lễ Phục Sinh đầu tiên trên đảo do cha Anrê Lương Vĩnh Phú dâng. Năm 2009, cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Quản lý TGM Phan Thiết, được Đức cha Giuse trao nhiệm vụ thay Tòa Giám mục chăm lo cộng đoàn Phú Quý. Ngài đã phải bôn ba để xin đất xây dựng nhà thờ.

< Tháp chuông ni.

Năm 2011, chính quyền cấp cho giáo họ gần 2000m2 đất xây dựng nhà thờ. Có đất rồi, Cha Sáng lại tiếp tục gởi thư ngỏ đến các giáo xứ trên cả giáo phận Phan Thiết và đi gõ cửa nhiều nơi để xin kinh phí xây dựng nhà thờ. Ngày 02/05/2012, Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Đảo Phú Quý.

< Ngắm nhìn cho thỏa cái đầu sạn rồi trở ra.

Trong thời gian xây dựng nhà giáo lý và nhà thờ đã có cha Phêrô Nguyễn Minh Triết (lúc này còn là phó tế), Cha Giuse Lê Văn Linh, thầy GB. Nguyễn Trọng Khiêm và thầy Phó tế Phaolô Hoàng Văn Tới phụ cha Sáng coi sóc xây dựng công trình và hướng dẫn đức tin cho cộng đoàn.

< Trở ra Nguyễn Tri Phương, phía trước sẽ là giao lộ Võ Văn Kiệt. Ta đi tiếp em nhé?

Tháng 03/2013, khi công trình nhà thờ đã gần hoàn tất, Đức Giám Mục cử cha Giuse Nguyễn Thanh Cảnh ra quản nhiệm giáo họ. Ngày nay là Linh mục Nicolas Huỳnh Đức (6/2019).

< Nói 'đi' chứ thiệt ra là về phòng KS Biển Đông thay đồ và lại xuống biển. Chiều, thủy triều xuống nên nhiều vụn rong biển tấp vào tạo cảm tường bẩn nhưng thật ra nước vẫn trong veo thấu đáy. Qua bữa tối ở Hải Thắm với món mỳ xào hải sản cùng bia bọt. Đi đảo về, chắc cái bụng tăng thêm mấy phân đây chứ chả chơi!

Tối, ra công viên trên đảo ngồi hóng gió (vị trí >), nhìn dân đảo mình giải trí: Trẻ thì cũng trượt patin, ván trượt. Lớn thì đi bộ, ẵm cháu dạo mát.

Đêm yên bình và ta hết ngày thứ nhì...

Đến với với đảo nhỏ thân thương, những người khách ở đất liền ghi nhớ hình ảnh một giáo đoàn nhỏ bé nhưng đang dào dạt sức sống trong tinh thần mới với Ngôi Thánh Đường mới để sống làm men, làm muối của Tin Mừng giữa 26 ngàn cư dân trên đảo (giaoxugiaohovietnam).

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26 - Phần 27 - Phần 28 - Phần 29 - Phần cuối

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!