(Tiếp theo) - Bài trước, ta đã đến và đề cập đến Vạn Liên Thành thì trong bài này, mình sẽ có đôi dòng về một chốn thờ tự của vạn chài khác trên đảo Phú Qúy, đó là vạn An Thạnh.

< Rời khỏi nhà để xe, nhìn cái nhà nghỉ Hoàng Long bên kia khiến mình nhớ chuyện vài tháng trước: Thuở 'sặc mùi covid', gọi ĐT cho hô hỏi 'ngoải có nhận khách không chị?'. Câu trả lời bất ngờ:  'Không, không có nhà nghỉ gì hết' và tắt máy cái cụp! Cứ ngỡ như khách là loài siêu vi khủng có thể lây qua cả điện thoại, kha kha...

Vạn An Thạnh tọa lạc trên một bãi cát trắng sát cạnh bờ biển thuộc làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý. Vạn ở vị trí kề cận cảng Phú Quý, cách trung tâm huyện lỵ Phú Quý 2.5km về hướng Đông Nam và cách UBND xã Tam Thanh 1km về hướng Đông. Tên gọi Vạn An Thạnh nói lên ước nguyện có một cuộc sống an khang, thịnh vượng của bà con ngư dân nơi đây.

< Đường ra thênh thang, có cái ngách phía trái ra chùa và vách đá nhưng bọn mình bỏ quên mất, chừ cứ tiếc...

Hiện nay Vạn lưu giữ gần 100 bộ hài cốt (gồm cá voi - rùa da), bà con ngư dân coi đó là hài cốt của ông bà nên tôn thờ với những nghi thức kính cẩn. 

Với gần trăm bộ hài cốt cá ông, rùa biển đủ niên đại, kích cỡ, Vạn An Thạnh là nơi có một bộ sưu tập phong phú về cá ông rất có giá trị trong việc nghiên cứu sinh vật biển đối với các nhà hải dương học.

< UB xã Long Hải đây (vị trí >.

Tại Vạn còn lưu giữ bộ xương cá Nhà Táng thuộc họ cá Voi, bộ xương có chiều dài trên 17m, có 50 đốt xương, cá có 30 đôi răng mọc ở hàm dưới (tương truyền lúc cá mới dạt vào bờ nặng khoảng 40 tấn). Đây là bộ xương cá Voi lớn thứ hai ở Bình Thuận (sau bộ xương cá Voi ở Vạn Thủy Tú, Phan Thiết). 

< Chạy đến ngã 4, bọn mình rẽ trái theo con đường xuyên đảo Nguyễn Trị Phương (vị trí >). Đường rừng cây xanh um, thi thoảng chạy qua những vườn xoài rộng. Xoài ở đây trồng là xoài xanh, chả biết ai ăn chua ăn giòn gì mà nhiều dữ á?

Vạn An Thạnh thường xuyên diễn ra các lễ hội như: Lễ hội tế xuân Kéo dài từ mùng 10 đến 20/1 âm lịch, đây cũng là dịp Cầu Ngư đầu năm của Vạn. 

Vạn An Thạnh được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia, tại Quyết định số 51/QĐ/BT ngày 12/01/1996.

< Có đèn đường nhé, và đèn đường tự động, xài năng lượng mặt trời thật hiện đại.

Về ẩm thực, các thứ mà người ta cho là đặc sản của Phú Quý có thể kể như:

< Một xe cạp đang làm việc phía trước nhưng ta vẫn chạy ngang được. Trên đảo: xe cạp, cẩu, ủi, bồn... gì gì đó cũng có đủ. Thậm chí có cả những chiếc xế hộp láng o dù không nhiều - 

Có đường thì phải có xe,

khi mô đường hết ta ghè cái chân.

- Cua mặt trăng

Món cua mặt trăng là đặc sản quý hiếm vào hàng bậc nhất ở đảo Phú Quý. Là một loài cua nhưng có màu sắc rất đặc biệt và độc đáo. Những hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi trên mai cua trông như mặt trăng chính là lý giải cho cái tên đặc biệt của loài cua này.

< Trời đang nắng, chạy mấy con đường này khoái lắm, chả có gì ngoài cỏ cây, xe người cũng hiếm...

Vào ban đêm, khi lặn xuống biển, vì có “mặt trăng” trên mai cua nên loài cua này rất dễ bị phát hiện. Cua mặt trăng sống ẩn náu trong các khe đá san hô, di chuyển rất chậm chạp nên dễ bị tóm. Cua mặt trăng là một loài hải sản khan hiếm trên đảo này. Nó nổi tiếng vì thịt rất ngọt thơm, săn chắc, nhất là khi trăng mọc, trong khi các loài cua khác lại thường bị ốp vào thời kỳ này. 

< Rồi đột nhiên ta thấy biển trước mắt, dzị là nơi chốn này khá cao, cao mới thấy được biển.

Cua đem hấp hoặc nướng than, mang ra chấm với muối tiêu chanh, thịt cua ngon đến mức chỉ nếm qua một lần, bạn sẽ nhớ mãi.

< Ta lại vào phố thị, cổng thôn văn hóa Qúy Thạnh, lúc này ta đang ở đây >.

- Cua huỳnh đế

Ngoài món Cua mặt trăng ăn gì để khi nhắc đến món đó bạn sẽ nhớ về du lịch đảo Phú Quý – Bình Thuận thì không có món gì qua mặt được món cua huỳnh đế.

< Trổ ra đường lớn Võ Văn Kiệt.

Không như những loài cua thông thường khác, cua huỳnh đế to lớn đẫy đà, xấp xỉ 500g – 1kg/con. Mới nhìn thoáng qua lại giống như một chú nhện khổng lồ, lông tua tủa, hai càng đưa ra như cái “mỏ lếch” nhưng có cái “lưng” bầu tròn và toàn thân màu đỏ hồng li ti gai nhọn xuôi theo than, càng to, cạnh sắc lém như dao.

< ... rồi lại rẽ phải tiếp vào Nguyễn Khuyến (vị trí >), mé trái là 'tổng hành dinh' của đảo: UBND huyện đảo. Nơi ni cũng là một trong ba khu vực đông dân cư nhất trên đảo Phú Qúy.

< Đường Hùng Vương (vị trí >), chỉ các biển chưa đầy trăm mét.

Lý giải cho cái tên có phần khá độc đáo này, các cụ ở đây bảo rằng thuở xa xưa khi nhà vua vi hành và tình cờ nếm thử món cua này. Ngạc nhiên với hình thù đặc biệt, vị thịt thơm ngon, khi ăn cho cảm giác sung mãn nên đã lệnh cho ngư dân thường xuyên dâng lên hoàng cung để vua thưởng thức. Vì thế, Cua huỳnh đế được tôn xưng là vua của các loài cua.

< Tấp xe vào công viên đối diện UB huyện ngồi nghỉ trong công viên, ngắm cảnh vật. Qua các tấm ảnh trên, bạn thấy rõ cây xanh là thứ không thể thiếu đối với chính quyền và nhân dân đảo.

Cua huỳnh đế có thịt chắc, gạch thơm và béo ngậy hơn hẳn các loại cua ghẹ khác. Loài cua này chỉ có ở những vùng biển sạch, đáy biển có cát và nguồn nước trong xanh như các vùng biển ở huyện đảo Phú Quý, Cua huỳnh đế màu đỏ hồng, mai hình vuông.

< Phía ngoài công viên là biển, phía trái có phần kè chắn sóng của đảo. Ôi, một vùng đảo thật bình yên...

Đầu cua dài, càng và que ngắn. Thịt cua không chỉ chắc, mà phần gạch cua còn thơm và béo ngậy. Cua huỳnh đế có thể chế biến nhiều cách như hấp, nướng than, nhưng đặc biệt phải kể đến món cháo. Loại cua này có rộ nhất là vào tháng 12 Âm lịch

< Lại đi sau khi bị... hai dấu muỗi chích, chừ thì mình rẽ ra đường ngoài là 27 Tháng 4 (vị trí >). Phía trái là nhà nghỉ Bình Minh còn phía phải là cái kho chứa những tảng bê tông chắn sóng to kềnh (cục TAC, Tetrapod). Các thứ này chắc phải đúc từ đất liền đem ra, ở ni chỉ đúc tảng vuông hay chữ nhật thôi.

< Cổng thôn Tam Thanh (vị trí >) trên đường 27 Tháng 4.

- Tôm hùm

Lặn bắt tôm hùm là nghề truyền thống của ngư dân tại đây. Tôm hùm có thịt chắc ngọt, xen lẫn những sợi gân giòn, là món khó có thể bỏ qua khi đặt chân đến đảo Phú Quý.

< Tại đảo Phú Qúy, cái khác lạ mà bạn thấy khác với đất liền trên những con đường là xe người ta để ven lộ từa lưa, thậm chí để qua đêm nhưng không hề mất. Cái khác nữa là cây xanh, cây rất nhiều, đủ loại. Cây xanh tạo môi trường tốt, người dân đảo rất hiểu điều đó. Còn ở thành thị: nếu có cây mọc trước một căn nhà bành cối thì bằng mọi cách nó sẽ bị 'mưu sát': chủ nhà rất 'hiểu' điều ấy!

Tại cầu cảng hay các nhà hàng hải sản địa phương đều có đặc sản này. Có rất nhiều cách chế biến để bạn thưởng thức hương vị hấp dẫn của tôm hùm như hấp, nướng, làm gỏi, nấu cháo….. Tôm khi chín, bóc hết vỏ lộ ra lớp thịt trắng ngần với từng thớ thịt rất săn chắc, ngon lành.

< Cây sakê bóng mát rượi, lúc này chắc khoảng 4h rưỡi. Chiều nay ta sẽ ăn gì đây? Gì cũng được nhưng sẽ không qua bữa tại Long Vĩ, chắc chắn rằng như vậy. Không phải họ nêm nếm không vừa miệng, chỉ do 'hải sản' trong món của họ 'siêu hiếm hoi'. Vùng biển mà 'hiếm hoi' chỉ có nước 'no... say you again'.

- Cá mú đỏ

Loại cá này được xem là số một khi nói đến độ chắc ngọt của thịt cá, cùng mùi thơm tự nhiên. Để nếm được trọn vẹn vị ngon, người ta thường ăn món cá mú đỏ hấp gừng.

< Những cây bàng phủ bóng hết con đường.

Cá hấp với gừng, hành bào, nước tương, vừa chín tới, sẽ có lớp da đỏ tươi béo giòn, thớ thịt trắng phau cùng mùi hương thơm lừng hấp dẫn khứu giác lẫn vị giác. Ngoài ra, món cá mú chiên sốt me cũng là một lựa chọn rất hấp dẫn dành cho các thực khách.

< Giấc trưa, bơm xe ở Vạn Liên Thành có vẻ không được căng lắm dù mình nói anh sửa xe bơm cứng, chắc ảnh sợ nó bùm thì mang họa. Ta quen bánh cứng, chạy nhẹ máy. Mấy vỏ xe tốt còn đầy gai thì dễ gì mà bùm được chứ...

- Cá mú bông

Cá mú bông ở đảo Phú Quý tươi rói, thân đẫy đà trơn mướt. Cá mú bông chỉ ăn mồi sống như tôm, cua nên thịt thơm và ngon ngọt, thường được nấu chua hoặc xào với cà, khế, rau mùi.

< Muốn bơm thì chạy ra Võ Văn Kiệt, gần ngã 4 Lý Thường Kiệt, nơi ni (vị trí >) có tiệm sửa xe. Ghé lại nhờ anh thợ 'cho xin tý hơi' - anh chỉ cái vòi 'xin mời tự nhiên' và cũng không nhận tiền. Ai ngờ đâu, bọn mình sẽ còn gặp anh này dài dài và có dịp tán phét với anh và các tía sống xung quanh vui bung nóc!

<  Bánh sau no căng, bụng thì chưa đói nên lại chạy lòng vòng. Đường VVK ni có dốc, cũng không thấp đâu nhưng vì nó dài...

Tuy nhiên, đặc sắc nhất phải kể đến lớp da của cá màu đen dày 1 cm, lốm đốm vàng nghệ, đôi chỗ ngả màu cam, tưởng chừng tươm mỡ. Da cá được đem phơi thật khô rồi cắt miếng nhỏ, rang cát, ngâm nước cho nở phồng, trộn đều với đậu phộng rang, rau răm cắt nhỏ, tỏi, ớt, nước mắm. Món ăn lạ lẫm với vị vừa dai vừa dẻo, thơm béo của da cá sẽ khiến bạn ngạc nhiên và muốn thưởng thức mãi.

< Trước tiên ra công viên vịnh Triều Dương (vị trí >), nơi ni rợp bóng dương, có thể giăng võng nằm hưởng gió biển... bằng không thì tọa thiền trên các ghế đá.

- Hải sâm

Theo ngư dân, ở đây có khoảng 100 loài hải sâm nhưng chủ yếu phân biệt được 10 loại. Hải sâm còn gọi là đồn đột, là món ăn quý và đắt tiền  vì chúng cung cấp nguồn dinh dưỡng cao, đồng thời có tác dụng như một loại thuốc bổ. Hải sâm luộc chín và tẩy sạch xong có một màu trắng mịn, thịt mềm, giòn và dẻo. Dùng dao xắt từng lát mỏng (như lát mứt dừa), xong, trộn hải sâm với các vị thuốc bắc cùng thịt chim hoặc muông thú. Nhưng, người ta thích nấu thuốc bắc hải sâm với bồ câu, ra ràng, gà ác, móng heo, chân bò, gân nai.

< Đoạn đường dọc công viên: vắng. Sau này mới biết nếu cúp điện (đảo mà) thì chữ 'vắng' sẽ lùi xa...

- Cá thu

Du lịch đảo Phú Quý – Bình Thuận vốn có tên là cù lao Thu vì ở đây có rất nhiều cá thu. Cá thu trên đảo đặc biệt thơm ngon và được chế biến thành rất nhiều món mang hương vị rất đặc trưng.

< Em đói chưa?, Chưa, dzị ta ra đây ngắm biển... - Mình lại chạy đoạn đường 'bói không ra một bóng người' giờ này.

- Bò Phú Quý

Phú Quý là đảo nên nổi tiếng về hải sản là điều không gì lạ. Nhưng đặc biệt là ở đây còn nức danh với món “bò nóng”. Bò Phú Quý được chăn thả, cho ăn cỏ tự nhiên nên thịt mềm ngọt, săn chắc, ít mỡ. Bò nóng ý chỉ thịt bò tươi được làm và bán hết trong ngày nên đảm bảo hương vị thơm ngon hơn hẳn.

< Chốn đó là đây (vị trí >): Bãi đá đảo Phú Qúy, phía xa là Hòn Tranh. Có người nói ta thuê thuyền qua bển nhưng gượm đã, đảo ni chưa xem hết thì cần chi bên kia?

Khách có thể chọn thịt tươi tại chỗ, tự chế biến thành nhiều món đa dạng. Có thể kể đến món bò tái chanh cuốn rau sống, bò nướng thơm lừng da giòn mềm không dai, bò xào lăn, bò hấp gừng. Và không thể không nhắc món cháo bò. Đến đảo Phú Quý, du khách đừng bỏ qua món đặc sản độc đáo này.

< Kẻ phẹc ngắm nghía chụp choạc tứ tung. Ngộ nỗi, miền biển, lại là đảo nhưng không thấy gió to, chỉ hiu hiu...

- Gỏi ốc giác

Ốc giác là một trong những đặc sản ở đảo Phú quý được bày bán khá nhiều. Có dịp đi du lịch Phan Thiết, ghé đảo Phú quý, bạn nên thưởng thức món này ít nhất một lần.

< 5h20 chiều, bọn mình trở về khu trung tâm tìm chỗ 'đớp', đớp cho ra trò chứ không bị buộc 'khắc khổ' như hùi trưa.

Ốc giác có trọng lượng khá lớn, có con nặng tới 2kg, khi làm gỏi người ta phải cắt nhỏ, đêm trộn với đường, giấm, xoài xắt nhỏ và một số loại rau thơm. Gỏi có vị chua chua, ngọt ngọt, cộng với thịt ốc dai dai, cắn vào sần sật cảm giác rất thích thú. Để món ăn này càng ngon, người ta phải khéo léo chọn những côn ốc giác còn tươi, thịt không quá dai cũng không quá mềm, sau đó nêm nếm gia vị sao cho vừa phải.

< Và chỗ đớp là đây: Hải Thắm (vị trí >). Trên đảo, nhà hàng quán ăn không thiếu đâu nhưng Hải Thắm và Cột Buồm là nổi tiếng 'chiến' nhất. Món gồm lẩu cá hồng chuối, tậu thêm dĩa mực tươi rói to bành bỏ vô. Kề khà bia bọt, tự dưng thấy đời... lên hương! Tổng thiệt hại 330k nhưng xác đáng vô cùng!

- Mực

Nếu như ở trong đất liền, muốn thưởng thức mực bạn phải chờ tàu ghe cập bến, qua nhiều công đoạn trung gian, thậm chí phải trung chuyển vài ngày nên mực không còn giữ được vị ngọt ban đầu. Thế nhưng nếu có dịp đi đảo Phú quý, bạn sẽ trải nghiệm câu mực đêm, nhìn thấy những con mực tươi rói còn óng ánh sắc bạc. 

Vì là loại hải sản khá phổ biến nên giá mực khá đa dạng, từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn, thậm chí vài triệu đều có. Bên trong chợ hải sản Phú Quý có hẳn khu chuyên bán mực, bạn có thể đến đây mua và nhờ người dân chế biến.

< 6h30 rời quán đã tối đen, chạy lại khách sạn Biển Đông hỏi phòng. Anh chủ báo 700k cho 2 đêm do phòng em toàn phòng VIP. Lên xem thử thì vừa lòng: KS mới xong tầm 1 tháng, mùa dịch khá đìu hiu nhưng dzị mới khoái. 4 tầng, lên xuống bằng thang máy, tiện nghi trong phòng tốt nên bọn mình ok.

Nhưng đó là cac trang web du lịch hay báo chí. Riêng bọn mình, bà xã đến đây chỉ nhắm đến một loại cá đặc biệt nghe nói rất ngon, thịt sần sật mà giá không quá chát, đó là cá hồng chuối. Và trong chuyến này, bọn mình thưởng thức tá lả các loại hào sò, mực thì khỏi nói: thực phẩm hàng ngày. Riêng hồng chuối thì xơi được lẩu cá đó 2 lần. Nhận xét là ngon tuyệt. Có điều một thông tin biết được trong ngày thứ 3 khiến lần ăn thứ 3 không có nữa - Nhưng đó là chuyện hồi sau...

< Dzị thì sao? Ta chạy về Long Vĩ bằng con đường xuyên tâm mới: Trần Hưng Đạo, cũng là con đường mình ghé ăn khi nãy (vị trí >). Đường băng qua rừng và vườn, không có nhà cửa nhưng có đèn đường. Vô Long Vĩ, mình thì soạn đồ bỏ lên xe còn bà xã vô trả tiền: có ở hay không ở, ở ít nhiều gì thì cũng 270k/ngày. Chấp nhận luôn: ta đi!
8h tối, chểm chệ trên giường drap trắng phau, coi tin tức trên TV net, coi camera xem ở nhà thía nào... Hết 1 ngày.

Nhưng đó là cac trang web du lịch hay báo chí. Riêng bọn mình, bà xã đến đây chỉ nhắm đến một loại cá đặc biệt nghe nói rất ngon, thịt sần sật mà giá không quá chát, đó là cá hồng chuối. Và trong chuyến này, bọn mình thưởng thức từa lưa các loại hào sò, mực thì khỏi nói: thực phẩm hàng ngày. Riêng hồng chuối thì xơi được lẩu cá đó 2 lần. Nhận xét là ngon tuyệt. Có điều một thông tin biết được trong ngày thứ 3 khiến lần ăn thứ 3 không có nữa - Nhưng đó là chuyện hồi sau...

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26 - Phần 27 - Phần 28 - Phần 29 - Phần cuối

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!

Du lịch, GO!