Vậy là bạn thất tha thất thểu dẩn bộ tìm chỗ vá với chiếc ba lô nặng trịch trên yên. Chổ vá sơ sài nhưng... có thể đắt khách với vài ba xe chờ chực cùng vài người khách ngoài mặt không vui nhưng trong lòng thì... lửa cháy!
Lửa cháy càng to hơn khi họ tính tiền: thường thì 70 ngàn, đôi khi có thể tới 100 ngàn với cái ruột xe không tên cũng chả có hiệu! Ngậm đắng nuốt cay, bạn trả tiền rồi lại đi nhưng khoan mừng vội: rất có thể chỉ vài cây số nữa, bạn lại bị xẹp tiếp lần 2, lần 3...
Đây là một sự trấn lột giữa ban ngày ban mặt trên những nẻo đường chu du khắp nước. Dính đinh tặc vừa mất thời gian, mất tiền của, lại có thể gây nguy hiểm tính mạng cho chính mình nếu mất lái.
Vậy cách gì để chống lại cạm bẩy của những người có cái nghề "có một không hai" trên thế giới này?
Du lịch, GO! xin đưa một số mẹo chống đinh tặc dưới đây để các bạn thích du lịch bụi, phượt khắp nơi trên những nẻo đường đất nước xem và áp dụng để giữ an toàn cho chính mình:
1/ Chạy chậm là phương châm đầu tiên để tránh né cạm bẩy đinh tặc! Nhưng một ngày đi vài ba trăm cây số thì chạy chậm biết bao giờ mới tới nơi bạn muốn đến? Vậy thì ta cần giữ tốc độ thấp ở những cung đường nổi tiếng vì nạn đinh tặc. Ví dụ như qua phương tiện truyền thông, ta có thể thấy những nơi này thường có tệ nạn trên:
- Cung đường từ khu du lịch Đại Nam đến thị trấn Mỹ Phước (Bình Dương).
- Ngã tư Tô Ngọc Vân - liên tỉnh lộ 43 tới chân cầu vượt Linh Xuân, (thuộc P.Tam Bình và Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM và huyện Dĩ An, Bình Dương).
- Đoạn đường xuyên Á từ cầu vượt Bình Phước tới ngã tư Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM và huyện Dĩ An, Bình Dương).
- Gần chân cầu Chương Dương (Hà Nội).
- Xa lộ Hà Nội, đoạn từ ngã tư RMK đến nút giao thông ngã ba Cát Lái (hướng từ Thủ Đức về cầu Sài Gòn.
- Đại lộ Bình Dương...
- Đường Ngô Gia Tự (Quốc lộ 1A cũ), hướng từ Hà Nội đi Bắc Ninh... v.v.
Nói chung thì bất cứ cung đường nào cũng có thể gặp "đinh tặc" do pháp luật chúng ta quá lỏng lẻo với loại tội phạm (?) có một không hai trên thế giới này.
.
Những nơi là "đất mần ăn" của đinh tặc, nếu tinh ý thì bạn có thể nhận thấy điều này:
- Có nhiều, rất nhiều chổ sửa xe ven đường. Các chổ này tạm bợ, chỉ bơm vá, thay ruột chứ không nhận sửa bất kỳ thứ gì khác trên con ngựa sắt của bạn.
- Nhiều bản thông báo ghi nguệch ngoạc ven đường, trên cột điện ghi số ĐTDĐ để gọi vá xe lưu động (đây là của chính bọn họ).
2/ Đồ nghề vá xe nhất định bạn phải đem theo, cả một vài ruột xe dự phòng.
Tự vá xe trên cung đường phượt
3/ Chạy xe không quá sát lề: phía phải sát lề đường an toàn nhưng những miếng sắt hình con rô hay văng vào đấy (cả những cây đinh thật sự). Phía sát lề cũng không sạch nhẳn như phía ngoài khiến ta khó quan sát nhận biết sự hiện diện của những con "ách rô" hơn.
4/ Nếu đã lỡ dính đinh khiến xe xẹp bánh: bạn dừng xe lại > xem xét vỏ xe > nếu có đinh hay mảnh sắt ghim vào đó thì rút ra... rồi cứ để vậy mà chạy chậm vượt các tiệm vá xe "trời ơi" của bọn chúng > đến khúc nào nhắm xem có nơi sửa xe đàng hoàng thì vào thay ruột.
Chạy chầm chậm còn hơn là dẫn bộ, mà chạy như vậy cũng không thể làm hại vỏ mà chỉ nát ruột thôi.
< Tai nạn do đinh tặc.
Bạn cần thấy rõ điều này: khi đã dính đinh của đinh tặc thì chắc chắn 100% là cái ruột xe của bạn cũng đã tiêu rồi nên mình cũng không cần thiết gìn giữ cái ruột đó làm gì. Đã không cần giữ thì cũng nên nhất quyết không cho đinh tặc ăn tiền rồi thay cho bạn cái ruột siêu dỏm (ruột mỏng teo, không tên hiệu nhưng giá cực cao - 70 ~ 100 ngàn/ lần thay, dỏm tới mức bạn phải thay tiếp trong một vài bữa sau).
Lưu ý: Ngay cả chuyện nếu bạn có đem ruột mới sơ cua > bọn đinh tặc cũng sẽ nhận thay ruột đó cho bạn nhưng sau khi thay thì xe bạn sẽ chắc chắn có thêm vài bệnh mới đấy - ví dụ như "đề hoài không nổ", xe khó nổ máy...v.v.
5/ Thường là khi bánh trước xe máy cán phải đinh của “đinh tặc” làm nảy đinh lên và bánh sau sẽ bị đâm thủng. Miếng chắn này sẽ gạt đinh ra bên cạnh, giữ an toàn cho bánh sau.
Bạn nghiên cứu cắt và cặp thêm miếng cao su (giống miếng chặn bùn) phía dưới lốc máy: xe nguyên thủy người ta chống bùn ở vè thì mình chống "ách rô" văn bậy!
Bạn cũng có thể mua miếng chắn bùn bản to của xe hơi bằng cao su - loại này nặng, không cần thêm ốc tán gì. Kinh nghiệm du lịch
6/ Một vài nơi có chế tạo một thiết bị nam châm dưới lườn máy để hút đinh.
Tuy nhiên do thiết bị này dùng điện để có lực hút mạnh nên giá thành cao, lại hao nguồn điện, hao bình ắc quy của xe.
Đinh tặc ngày nay lại có những phương cách thần sầu khác để đối phó như dùng "ách rô" nhựa, nhôm... (Trời hỡi, pó tay với mấy pa này) nên phương cách này khó thực thi.
...
Một số kinh nghiệm của Điền Gia Dũng này qua những chuyến du phượt khắp nơi, mong là nó sẽ giúp được chút gì cho bạn, giữ bạn an toàn trên bước đường du phượt. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ xung của các bạn.
Sáng kiến chống đinh tặc, bạn xem thử...
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO! -----------
Đi từ Đắk Lắk về TP.HCM thay ruột xe 19 lần
.
Đó là trường hợp khá bi đát của anh Đinh Ngọc Tuấn (Ea H’Đing, Cư M’Gar, Đắk Lắk) bị dính đinh khi lưu thông trên quốc lộ 14, đoạn từ TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đến TP.HCM.
Mồng 5 tết, anh Tuấn khởi hành từ thị trấn Ea Pốc (Cư M’Gar) theo quốc lộ 14 về TP.HCM chạy được khoảng 35km lốp xe trước cán đinh tại đoạn đường nằm gần cầu 14 (TP Buôn Ma Thuột). Dắt xe được 500m anh gặp một tiệm vá xe, sau khi chờ gần 30 phút anh Tuấn mới được thay ruột xe do phải chờ ba người khác cũng bị lủng lốp.
Chạy thêm 28km tới địa phận tỉnh Đắk Nông, dù đã được cảnh báo đoạn đường tại đây rất dễ bị dính đinh nhưng anh Tuấn phải thay ruột xe thêm chín lần tại đoạn quốc lộ này. Trong tám lần thay ruột thì ba lần anh bị tiệm vá xe thay loại ruột xì lỗ mọt, chạy được vài trăm mét lốp bị xì hơi phải thay ruột mới.
Anh Tuấn nhớ lại: “Đi qua tỉnh Đắk Nông, đến đoạn giáp ranh với tỉnh Bình Phước, tôi thấy nhẹ nhõm vì mọi chuyện bình yên. Nhưng khi chạy tới đoạn này xe bị lủng thêm bốn lần do đoạn đường này đang nâng cấp, mở rộng. Các loại xe máy đi qua đây ngoài bị lủng do đường lởm chởm đá, phần lớn đều bị dính đinh vít loại nhọn nằm lăn lóc trên đường”.
< Lưới chống đinh tặc của mình đây.
Đoạn đường cuối cùng từ Bù Đăng (Bình Phước) đến ngã tư Bình Phước (Q.Thủ Đức, TP.HCM) anh phải thay ruột xe thêm sáu lần cũng do cán đinh. Tuy nhiên, xe anh Tuấn bị lủng chủ yếu ở đoạn đường qua tỉnh Bình Dương. Anh Tuấn buồn rầu: “Tổng số tiền phải trả cho các tiệm sửa xe trên đường là gần 1,33 triệu đồng. Giá bình thường một ruột xe chỉ 45.000 đồng, nhưng chủ tiệm lấy với giá cắt cổ (trung bình 70.000 đồng/cái)”. Theo báo Tuổi Trẻ.
20 Comments
1.3 triệu !!! Anh Tuấn mà biết trước thì chắc quăng xe lên xe đò đi cho lành quá.
Trả lờiXóaMà công nhận ảnh xui thiệt.
Mình cũng dự định một chuyến đi Gia Nghĩa - Di Linh - Tánh Linh, khởi đầu từ QL13 đến 14... nhưng chính vì vụ này nên ngần ngại. Bỏ xe lên xe đò cũng khổ vì QL14 tan nát hết - xe mình nằm trong hầm dằn xóc chắc cũng te tua... nên các địa danh này phải gác lại chờ một dịp khác vậy.
Trả lờiXóaBạn đọc chia sẻ sáng kiến ngừa cán đinh
Trả lờiXóaTN - Do công việc, tôi phải đi làm hằng ngày trên tuyến Quốc lộ 1A từ TP.HCM về ngã ba Vũng Tàu, nên chuyện cán đinh diễn ra như cơm bữa. Tôi có nghĩ nhiều cách để khắc phục và đã áp dụng như: gắn miếng cao su che bánh sau, dùng nam châm, bơm keo hoặc dùng vỏ không ruột có bơm keo..., nhưng cũng không hiệu quả mấy.
Khoảng hơn 3 tháng nay, tôi có dùng cách mới hơn và thấy có hiệu quả nên mong được chia sẻ cùng mọi người để giảm bớt rủi ro tai nạn do cán đinh.
Cách như sau: bánh sau dùng loại vỏ không ruột. Nên chọn loại ít sọc rãnh ngang vì dễ "ăn" đinh. Bạn có thể tham khảo loại vỏ xe Future đời đầu, vì loại này ít "ăn" đinh.
Mua khoảng nửa ký dầu hắc (nhựa đường) về cho vào lon, nấu chảy, rồi dùng cọ quét dầu hắc nóng chảy đều lên mặt trong của vỏ, xịt nước cho khô cứng lại. Sau đó quét tiếp lớp thứ 2.
Cứ thế cho đến khi lớp dầu hắc đạt độ dày 3-4 mm là được. Tôi sử dụng cách này và cho đến nay vỏ xe bị dính 5 miếng thép, 2 cây đinh mà vẫn xài tốt, không cần phải bơm vá gì.
Lý do là khi chạy trên đường, vỏ xe sẽ nóng lên làm chảy lớp dầu hắc ở trạng thái sền sệt. Khi đinh đâm vào sẽ bị dầu hắc bít kín, còn khi bạn rút đinh ra dầu hắc sẽ liền lại.
Sáng kiến này tôi phát hiện được nhờ có lần vô tình tôi cắm cái xẻng vào thùng dầu hắc rồi rút ra, vài chục phút sau nó lại liền như cũ.
Huy Thế
Anh ơi, nếu sử dụng dầu hắc vậy, khi nó nóng lên, chảy ra rồi dính vào ruột xe thì có hỏng ruột xe hong?
XóaCách quét dầu hắc ở trên, tác giả thực thi với loại vỏ không ruột, bạn à. Với loại vỏ có ruột thì dùng keo tự vá vậy.
XóaBan xem clip nay xem sao
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=8-cyXvOaZDI
Keo tự vá Liên Vinh: xem khủng quá pác! Xài cho vỏ không ruột > tha hồ "đâm chém".
Trả lờiXóatrời ghê quá, keo dữ thiệt
Trả lờiXóaẤn tượng thật, công nghệ VN mới ghê chứ
Trả lờiXóaLạy Chúa, lạy Phật, lạy thánh Ala... xin cho đoạn video trên "không chỉ là quảng cáo" - Nó sẽ khiến cho mọi đinh tặc đều "thanh bại danh liệt" hết.
Trả lờiXóaHi, mình đang xài keo này cho xe SH của mình nè. OK lắm nên giới thiệu cho mấy người bạn xài luôn. Lên goolge search thấy đây là loại keo duy nhất tại VN.
XóaChỉ tiết là ngoài số điện thoại liên hệ trên clip của keo tự vá Liên Vinh thì không còn chi tiết nào khác như địa chỉ nơi sản xuất. Địa chỉ tiệm sửa xe trong clip hình như cũng bị che đi (tấm bạt lật lên một phần).
XóaMình rất muốn quảng cáo chính thức cho các loại keo vá trên đây nhưng không đủ thông tin nên ngần ngại. Phổ biến cho mọi người cùng biết nếu là sản phẩm tốt thật sự sẽ có lợi cho cả 2 bên: cả người tiêu dùng và sản xuất.
Ngoài ra, trên VTV hay trong các siêu thị cũng có giới thiệu và bán keo tự vá Tiến Hưng, các bạn có thể tham khảo.
nhung y kien cua a rat huu ich cho moi nguoi. E la nu nhung dang co y dinh du lich phuot kieu do ma thay ngan ngai fan do nhat
Trả lờiXóaBạn hãy xem sơ trang này để 'dẹp' nỗi sợ của mình:
Xóahttp://dulichgo.blogspot.com/2010/09/tu-va-xe-tren-cung-uong-phuot.html
Do mình cũng không còn sức thanh niên để có thể cạy vỏ sau xe Win100 (vỏ sau lớn) nên mình cũng đang xài keo tự vá Tiến Hưng.
May mắn là qua không biết bao nhiêu chuyến rồi vậy mà chỉ mới phải sử dụng 1 lần thôi - và lần đó cũng ổn (do dăm sắt, không phải đinh tặc).
Vậy nên cũng không cần quá lo.
Trước em đi Viva, thấy ông xã gắn vô bánh xe tới 02 cái vỏ, cái bên trong là loại vỏ mỏng, xài lâu bị mòn, cái bên ngoài là vỏ mới, thấy gắn kiểu này lỡ có cán phải đinh cũng đỡ loạng choạng, mà nhiều khi đinh đâm vào không tới ruột, nên cũng thấy ít bị lủng bánh xe hẳn. Chỉ có tháo vô tháo ra hơi cực.
Trả lờiXóaLoại vỏ mỏng mà bạn nói chính là 'đai lót vỏ' cũng của Tiến Hưng sản xuất. Nó giúp tôn dày thêm lớp vỏ, giảm hiện tượng xì hơi nhanh lúc cán đinh lớn hay ách rô. Tuy nhiên, về sau này thì TH không còn sản xuất loại này (có lẽ tháo lắp khá bất tiện - lắp không chuẩn dễ lắc bánh) nên hiện tại nếu có là hàng ngoài.
XóaChúc vui.
Lúc trước mình đi trên đường từ ngã ba Vũng Tàu thì phải lủng bánh đến mấy lần. Không biết giờ còn không nữa. Những chia sẽ của bài viết rất hay. Kinh nghiệm cho nhiều bạn thích phược đây.
Trả lờiXóaMay mắn là hiện tượng 'đinh tặc' ngày nay đã mất dần, hiếm thấy rồi.
XóaHà Nội cũng lắm đinh tặc, giờ ra đường cứ sợ sợ :(
Trả lờiXóaĐinh tặc nó cũng 'sợ' bị bắt đó bạn à. Nghe nói bây giờ xét xử nặng lắm chứ không như trước kia.
XóaChúc vui.
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.