(Tiếp theo) - Ngày thứ nhì ở Long Hải, vùng đất bình yên trong căn nhà trọ cũng thật bình an.

< 5h sáng hôm sau ra bãi biển Mộ Cô. Này là rác ly người ta đã bỏ trên ghế từ đêm trước. Quanh đó, giữa những hàng ghế đá ngắm nhìn xuống biển, thiên hạ cũng đã vứt rác chỗ này chỗ kia dù nơi đây có nhiều thùng rác công cộng.

Nói chút về căn nhà nghỉ này: Trước kia nó mang tên Ngọc Trang - Với một dãy nhà nghỉ cửa ở hành lang bên hông, nhà nghỉ cũng bình thường như bao nơi khác... hoặc cũng có thể đánh giá là lèng xèng. Gần năm nay, nó được sang tay chủ mới và được tu sửa, trang bị lại toàn diện. Có thể nói, mình cho rằng phòng ở đây đã như một khách sạn rồi. Tiện nghi, sạch sẽ... Ngay ánh nhìn đầu tiên thấy những tấm drap trắng toát thơm mùi giặt ủi là thích ngay vì rõ ràng nó sạch, sạch hơn những tấm trải giường màu mè (để khách không thấy bẩn) toát mùi dầu thơm xịt phòng.

< Dzị là bà xã khởi xướng và bọn mình xắn tay áo lên dọn. Người ta đi quanh chạy quanh tập thể dục thì ta nhặt rác cũng là thể dục đó chứ? Đã vậy còn làm sạch công viên.

Ông bà chủ chắc tầm tuổi bọn mình, vui vẻ - sốt sắng với các thắc mắc hay yêu cầu của khách. Mẹ của hai ông bà cũng sống chung, vẫn cười hỏi 'Sao 2 vợ chồng đi hoài vậy' khi bọn mình liên tục xách xe ra vô. Đi chơi mà bác, nếu cứ ở trong phòng thì thôi ở nhà sướng hơn, lại khỏi tốn tiền'. Những chăm sóc nhỏ khác cho khách như xịt muỗi, canh khách đi để thêm dầu gội đầu v.v... khiến ta vui lòng. Sau này có về nơi đây nữa sẽ lại ghé chốn này.

< Nhặt hết rác mọi người xả phía trên được tầm cả bao bự tha đến thùng rác bỏ. Xong bước xuống tiếp ở bãi biển Mộ Cô, biển giấc sáng thía này đây, thật bình yên.

< Tình thật mà nói thì bãi biển Mộ Cô ngày nay so với vài năm trước thì sạch sẽ hơn nhiều lắm. Tuy nhiên, sạch chả phải là không có rác - bất kỳ nơi nào có du khách phải có thứ này.

(Ta tiếp theo bài trước) ... Cờ bay trên đỉnh Thùy Vân

Từ bờ biển Long Hải, ta có thể nhìn thấy cột cờ Tổ quốc mới được dựng trên dãy núi Thùy Vân. Cùng với hàng trăm hang đá và rừng rậm, Thùy Vân đã trở thành căn cứ địa cách mạng giữa lòng địch từ năm 1945. Các chiến sĩ của hai huyện Long Điền và Đất Đỏ đã lên phát hoang và chiếm lĩnh những nơi trọng yếu nhất. Tất cả trở thành những điểm chốt và công sự chiến đấu. Dãy núi đá kéo dài tới 10 cây số và có nơi chiều ngang rộng tới hàng ngàn mét.

< Vậy là ta tiếp tục 'tập thể dục' thôi. Nửa kia khéo lắm, tìm thấy một tấm xốp lớn, vậy là cứ chất mọi thứ rác nhặt được lên đó rồi cùng nhau rinh lên trên đổ vô thùng. Thôi thì cũng là việc tốt, vừa hoạt động chân tay nữa.

< Bì chừ thì biển sạch bãi sạch rồi nhé. Bà kon ơi, rác có nơi có chỗ - nơi ri cũng có thúng có thùng... Ta tụ họp ăn uống xong, chỉ mất vài giây gom lại mà mất thêm mươi bước chân để bỏ nó vô đúng chỗ. Chốn sạch đẹp, bà kon cũng thấy mát con mắt đúng không?

Đường lên Thùy Vân khúc khuỷu hiểm trở bởi lắm vách đá tai mèo nhọn hoắt. Hàng chục đỉnh núi thấp điệp trùng như những đám mây khổng lồ úp xuống nối đuôi nhau kéo dài ra biển. Đội ngũ chiến sĩ địa phương mỗi ngày một đông. Họ chia nhau rải rác trên núi tạo một chiến lũy canh gác ngày đêm.

< Ánh bình minh bắt đầu rọi xuống chào một ngày mới, ta đi kiếm gì ăn sáng thôi.

Từ đây, những cuộc tập kích của các chiến sĩ trên núi xuống tiêu diệt những đồn bốt làm khiếp vía quân thù. Tuy nhiên, cậy sức mạnh vũ khí tối tân, từ giặc Pháp đến Mỹ sau này đều ra sức đàn áp hòng tiêu diệt căn cứ cách mạng trên quê hương Long Điền.

< Uống cà phê, ăn sáng bánh canh cá trên đường 44 rồi ghé vô chợ Long Hải (vị trí). Chợ ni khá bự, xôm tụ.

< Bà xã ngồi lựa quả sầu. Lúc này, sầu riêng vào mùa, tậu một quả gai góc dìa nhâm nhi...

Có lần, trong chuyến đi công tác bí mật xuống núi vào cuối năm 1948, hai đồng chí lãnh đạo chiến khu đã bị giặc Pháp phục kích. Các anh đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh tại chùa Giếng Gạch. Đó là đồng chí Bí thư huyện ủy Bùi Công Minh và phó Bí thư Mạc Thanh Đạm. Sự hy sinh của hai người đã làm dậy sóng căm thù, nâng cao tinh thần chiến đấu chống giặc xâm lược trong hàng ngũ chiến sĩ cách mạng. Chiến khu cách mạng được đặt tên là Minh Đạm để tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng của họ. Từ đó, các chiến sĩ tổ chức nhiều cuộc “hạ sơn” tiến công bất ngờ tiêu diệt hàng trăm tên giặc.

< Về nhưng chưa về. Trên đường, chợt thấy một ngách thông ra biển nên rẽ vô. Nó ngay bên cạnh khu nghỉ dưỡng Ba Son (vị trí >), bên trong nhìn ra nó thía này.

< Ra biển thật, bãi biển đây - nhìn về hướng Dinh Cô.

Quân đội Mỹ cùng các đồng minh liên kết xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc vây quanh chân núi. Chúng còn dựng hàng rào cài mìn khắp nơi. Không ai có thể hình dung hàng trăm chiến sĩ huyện Long Điền và Đất Đỏ trụ vững trên núi, dưới sự bủa vây ngày đêm của giặc Mỹ như vậy. Nhất là vào năm 1968, chúng còn dùng cả pháo đài bay B52 ném hàng ngàn tấn bom hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng. Hơn thế nữa, chúng còn cho rải chất độc hóa học làm cháy rừng cây, đầu độc những nguồn nước trên núi. Giặc Mỹ âm mưu cắt đứt nguồn sống của lực lượng cách mạng.

< Còn đây là phía Ba Son, xa xa là làng chài của dân. Ở đây có cả homestay làng chài... Dân bì chừ nhanh nhạy nắm bắt thời cơ lắm.

< Trở về nhà nghỉ, dứt điểm trái sầu riêng xong thì ra biển tắm. Nước hôm ấy đang lớn,sạch trong và ít sóng. Có một số sâu biển (đang mùa sâu biển mà, mưa xuống tự khắc hết) nhưng ta không đụng nó thì không sao - mà có lỡ đụng thì chỉ ngứa đỏ tý thôi chứ không nặng nề như sứa biển.

< 10h40 lên Mộ Cô trước khi tính đến buổi cơm trưa.

Có lần, binh đoàn thiết giáp cùng bộ binh của giặc tấn công lên núi nhưng đều bị các chiến sĩ Minh Đạm đánh bật. Chiến công liên tiếp chiến công quân. Dân hai huyện Long Điền và Đất Đỏ kiên cường trụ vững. Họ bảo vệ sự an toàn cho chiến khu cách mạng đầu tiên của Bà Rịa. Đặc biệt, lực lượng cách mạng đánh tan hệ thống “ụ ngầm” với hàng rào bom kéo dài 11 cây số của liên quân Hoàng gia Úc. Chiến công tiêu diệt những đồn bốt vây quanh chân núi đã làm nức lòng quân dân và đồng bào cả nước. Mỹ bất lực trước sự lớn mạnh của quân và dân địa phương.

< Từ trên cao nhìn ngắm biển trong xanh. A, bổng nhiên thấy cái cây bị cắt cụt hồi kỳ trước do gió làm gãy đổ.

< Nửa kia chộp, Điền chộp... Tự nhiên thấy bây giờ sướng quá so với hồi xài máy ảnh phim. Ba mươi hai pô, khéo thì chộp thành 33, 34. Xong tốn tiền rửa, tiền album... nên khó mà có hình ảnh tá lả từa lưa như bi giờ.

Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ngày càng mạnh mẽ trên khắp các mặt trận miền Nam. Từ năm 1972 đến năm 1975, quân và dân trên chiến khu Minh Đạm đã đánh tràn xuống đồng bằng và các làng biển, chiếm lại các vùng tự do. Cuối cùng, quân và dân địa phương đã tham gia cuộc tổng tiến công nổi dậy, giải phóng huyện Long Điền và Đất Đỏ vào ngày 28/04/1975.

< Chộp bằng ĐT cũng phẻ hơn cái máy ảnh kỹ thuật số. Nó một cục, dù Nikon hạng trung nhưng cũng không hề nhẹ nhàng mô. Được cái zoom nó ngon, kéo một phát gần xình xịch hà. Bì chừ nó nằm góc tủ, về hưu.

< Mộ Cô buổi trưa vắng, chỉ có bọn mình.

Hiện nay, trên tấm bia tại đền liệt sĩ chiến khu Minh Đạm còn khắc ghi những câu thơ: “Cờ đỏ sao vang rợp trời gió lộng. Tiếng reo hò vang dậy khắp non sông. Trang sử vàng Tổ quốc ghi công. Bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ...”.

< Nữ thám tử đang rình đối tượng.

Nỗi niềm biển sóng

Biển Long Hải vẫn còn hoang sơ như bị bỏ quên hàng chục năm qua. Người ta chỉ nhớ đến bãi Trước bãi Sau hoặc bãi Dâu bên Vũng Tàu nhưng thực ra dân địa phương quanh vùng lại hay ra Long Hải tắm biển.

< Nắng giữa trưa nhưng giờ ni chưa quá gắt. Đầu giờ chiều chạy rông mới biết mùi bạn ơi.

Đặc biệt, từ ngày 10 đến 12 ta tháng Hai hàng năm, dân khắp nơi đổ về Long Hải tham gia Hội lễ Dinh Cô (Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia). Câu chuyện cô gái nhà họ Hứa trong ngôi nhà ma chỉ đem lại sự tò mò và lo lắng cho người dân bản địa. Ngược lại, Dinh Cô lại là nơi cầu nguyện đất trời, sóng yên biển lặng cho hàng chục vạn dân chài khắp vùng biển từ miền Trung trở vào.

< Trên ni nhìn qua tịnh xá Ngọc Hải, đây là chùa ni. Ngắm nghía đã rồi đi. Đi đớp. Chiều còn nhiều chốn để khám phá vì mai về rồi.

Dinh Cô là ngôi đền thờ “Long Hải thần nữ” (có tên Lê Thị Hồng). Cô như một thiên sứ bị đọa đầy trôi dạt về đây ban phúc và sự ấm no cho bà con làng chài và diêm dân vùng biển Long Hải. Dinh Cô tựa lưng vào núi và hướng ra biển. Ngôi đền này được xây tại đúng mũi núi Thủy Vân sát biển sóng nước trong xanh. Phía dưới là bãi biển chạy dài ven rừng phi lao hút về phía xa. Nơi đây sóng êm đềm và cát trắng gợi nhớ những ký ức tâm linh bao đời nay. Một người con gái ở tuổi trăng tròn đã nguyện chết để ở lại xứ sở thần tiên này (Vương Tâm Sức Khỏe Đời Sống).
(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!