(Tiếp theo) - Bài ni ta sẽ nói về địa danh 'Đất Đỏ' nhé. Đất Đỏ là một huyện ven biển nằm ở trung tâm tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu còn TT Đất Đỏ là thị trấn huyện lỵ của huyện Đất Đỏ.

< Thẳng tiến một hồi thì thấy cái bùng binh. Bùng binh ngã 4 Đất Đỏ à? Không phải đâu, chỉ là bùng binh trạm y tế (vị trí >).

Địa giới hành chính huyện Đất Đỏ: Phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc và Biển Đông, Phía Tây giáp huyện Long Điền và thành phố Bà Rịa, Phía Nam giáp Biển Đông, Phía Bắc giáp huyện Châu Đức. Huyện có đường bờ biển dài 18 km, diện tích tự nhiên 18.957,63 ha.

< Vượt bùng binh đi tiếp, đường vắng, phía trên đầu là đám mây đen to chà bá lửa... nhưng ta vẫn còn bận áo mưa, chấp luôn!

Riêng thị trấn Đất Đỏ có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Phước Long Thọ, Phía tây giáp huyện Long Điền, Phía nam giáp các xã Phước Hội và Long Mỹ, Phía bắc giáp xã Long Tân. Thị trấn có diện tích 22,14 km².

< Rồi bùng binh ngã tư thị trấn xuất hiện trước mặt (vị trí >). Nếu chạy thẳng là đi Phước Hội - Phước Hải. Còn rẽ phải sẽ về hướng An Nhứt.

Huyện Đất Đỏ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Đất Đỏ (huyện lỵ), Phước Hải và 6 xã: Láng Dài, Lộc An, Long Mỹ, Long Tân, Phước Hội, Phước Long Thọ.

< Vào ngã 4, mình rẽ phải và tấp vào lề đường, ngoái nhìn lại: Trung tâm phố xá đông vui. Lúc này bà xã hỏi lại lần nữa 'Anh tính sao, ta bỏ qua kế hoạch và chạy thẳng? Em chỉ sợ trời mưa, lầy lội là hết đi'. Mình ngắm trời rồi, chắt lưỡi: 'Đi thẳng thì quá đơn giản, ta càn luôn em ui, chắc không mưa đâu, mà có mưa cũng chơi luôn!'.

Lịch sử hình thành:
- Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Đất Đỏ là quận thuộc tỉnh Phước Tuy.

- Sau năm 1975, quận Đất Đỏ và quận Long Điền hợp nhất thành huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai. Địa bàn huyện Đất Đỏ ngày nay khi đó thuộc các xã: Láng Dài, Long Tân, Phước Hải, Phước Long Hội, Phước Long Thọ, Phước Thạnh của huyện Long Đất.

< Dzị là trực chỉ hướng xã An Nhứt. Đường ni chả xa lạ gì, nó chính là quốc lộ 55. Đường dạng này thì mưa kiểu 'trời sập' cũng không ngại, bà xã chỉ ngại đoạn Tam Phước - Long Mỹ vì trên bản đồ nó là đường... đất đỏ, dòng đường đất ni mà mưa phủ xuống thì nó lầy phải biết... nên dội là phải, ta đâu phải còn sức trai trẻ?

< Cổng chào 'bái biệt' của thị trấn Đất Đỏ, nó nằm ở đây >. Thiệt ra dìa mới coi và so lại chứ trên đường cũng không thể mở ra xem lia lịa, quan trọng là bộ nhớ trong đầu.

- Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Long Đất thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới tái lập.

< Qua Nghĩa trang Liệt sĩ nằm bên cạnh. Có thời gian thì nên ghé vào đây thắp nén hương, trong đó xanh mát và đẹp lắm đấy (vị trí >).

< Ra ngoại ô thị trấn, nhà cửa ít hơn rồi.

- Ngày 30 tháng 10 năm 1995, thành lập xã Lộc An trên cơ sở:
461,7 hécta diện tích tự nhiên và 1.461 nhân khẩu của xã Phước Hải
1.181,8 hécta diện tích tự nhiên và 512 nhân khẩu của xã Phước Long Hội
176,7 hécta diện tích tự nhiên của xã Láng Dài.

< Trên cây cầu Đất Đỏ (vị trí >), ta nhìn thấy rõ ngọn núi nơi ta muốn đến nó phủ đầy mây đen, thấp - thấp tức là sắp mưa.

- Ngày 23 tháng 7 năm 1999, chia xã Phước Long Hội thành hai xã Phước Hội và Long Mỹ.

< Gác lại nỗi lo trời mưa, đường lầy... Ta cứ thưởng lãm đồng ruộng xanh mướt mắt. Mưa hay không là số Trời, quên đi!

- Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 152/2003/NĐ-CP chia lại huyện Long Đất thành hai huyện Long Điền và Đất Đỏ[2]. Khi mới thành lập, huyện Đất Đỏ có 8 xã: Láng Dài, Lộc An, Long Mỹ, Long Tân, Phước Hải, Phước Hội, Phước Long Thọ, Phước Thạnh.

< Vào nội ô xã An Nhứt: Một khu vực dân cư giữa vùng đồng ruộng bao la cò bay thẳng cánh của huyện Long Điền. Không tin, bạn cứ mở bản đồ > mà coi.

- Ngày 11 tháng 12 năm 2006, giải thể xã Phước Thạnh để thành lập thị trấn Đất Đỏ và giải thể xã Phước Hải để thành lập thị trấn Phước Hải. Từ đó, huyện có 2 thị trấn: Đất Đỏ, Phước Hải và 6 xã: Láng Dài, Lộc An, Long Mỹ, Long Tân, Phước Hội, Phước Long Thọ.

< Chạy thêm một đoạn, thấy Thánh Thất An Nhứt (vị trí >). Đây là nơi phục vụ tính ngưỡng của bà con đạo Cao đài của xã An Nhứt và của cả huyện Long Điền.

Cơ cấu kinh tế là nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, và công nghiệp:

- Nông nghiệp, huyện Đất Đỏ đã phát triển cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, từng bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy các loại hình kinh tế hợp tác, chuyển đổi thực hiện luật hợp tác xã. Cũng có 118 tập đoàn sản xuất, xây dựng 15 câu lạc bộ khuyến nông. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đă cải tạo 450 ha vườn tạp thành vườn chuyên canh ở các xã Long Tân, Láng Dài, Phước Thạnh và Phước Long Thọ. Giá trị sản xuất nông nghiệp từ 1996-2002 đạt 708.790 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,4%/năm.

< Chạy thêm một tẹo đường nữa thì đến ngã 3, có tấm bảng này (vị trí >): Thẳng là đi TP Bà Rịa, rẽ trái là đi Long Hải.

- Ngư nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Đất Đỏ. Huyện đă xây dựng được 3 cảng cá Lộc An, Tam Phước, Ḷ Vôi. Đến năm 2003 đã có 1.925 tàu cá với công suất bình quân 90 CV/chiếc. Tổng sản lượng khai thác 86.672,5 tấn/năm. Hiện nay, huyện có 33 cơ sở chế biến hải sản.

< Dzị là dòm trước dòm sau rồi ta quẹo trái. Đi Long Hải à? Không đâu, bọn mình đi Tam Phước - Long Mỹ! Đúng là nhánh này có thể đi Long Hải được nếu chạy theo HL14... nhưng tạm thời thì Long Hải chưa phải là điểm đến của bọn mình.

- Du lịch: Đất Đỏ còn có thế mạnh về du lịch biển. Thị trấn Phước Hải có khu du lịch Thùy Dương, làng chài Phước Hải hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách. Đất Đỏ còn là quê hương của anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, là nơi ở của người con gái nhà cách mạng nổi tiếng Dương Bạch Mai mà nhân dân xã Long Mỹ hay gọi với cái tên triều mến là Bà Hai Mắt Kiếng, có chiến khu Minh Đạm… là những địa chỉ để phát triển loại hình du lịch "về nguồn".

< Rẽ rồi, chạy vô rồi nhưng vẫn tấp lại, móc cái bửu bối ra coi cho... chắc ăn! Biết bao chuyến rồi, bọn này đi toàn đường lắt léo nên cứ ngó sơ qua map cái cho khỏi lăn tăng chạy tới lui, cẩn thận cũng tốt mà - Đúng đường rùi em ui....

- Công nghiệp: tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đang có chiều hướng phát triển, trước hết trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, gia công cơ khí, sản xuất nước đá. Một số nhà máy công nghiệp có quy mô lớn đi vào hoạt động như: Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc Proconco, Nhà máy Chế biến hải sản Lộc An, Nhà máy bột cá, Cảng cá Lộc An… Tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 1996-2002 trên địa bàn đạt 9.453,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 98%/ năm, riêng công nghiệp địa phương tăng trưởng 8,97%.

< Có tấm bảng 'cái giường' phía trước, vậy bên trái là Đội Y tế Dự phòng huyện Long Điền (vị trí >).

- Hệ thống cấp điện đă phủ kín địa bàn huyện Đất Đỏ với 165 trạm hạ thế, 98 km đường dây hạ thế với tổng công suất 9.836 KVA, tăng 1.073 KVA so với năm 1996. Bình quân đầu người sử dụng điện 146 kWh/năm, đạt 87% số hộ sử dụng điện.

< Sau đó, ta lại thấy đồng ruộng bao la - Đi ra từ khóm dân cư giữa đồng xanh mà. Phía trước, mây tương phản với đồng, nó có màu đen thui và rất thấp - ta lại đang hướng về nó, ke ke...

- Giao thông đường bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc huyện Đất Đỏ cũng có bước phát triển đồng bộ. Tất cả các xă đều có điện thoại và được phủ sóng điện thoại di động. Hiện nay, mật độ điện thoại hữu tuyến đạt 7 máy trên 100 dân. Trong 12 năm qua, Đất Đỏ đă đầu tư nâng cấp hơn 178 km đường giao thông nông thôn, trong đó có trên 10 km đường bê tông nhựa, hơn 100 km láng nhựa. Long Đất đang là huyện có hệ thống đường giao thông nông thôn tốt nhất tỉnh.
Trên địa bàn huyện có 29 trường học các cấp, Huyện có 8 trạm y tế cấp xã và có 6 chợ.

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!