(Tiếp theo) - Mạc Thanh Đạm là con đường nhỏ nối từ ngoại vi thị trấn Phước Hải vào nội ô. Dài khoảng hơn 5km, trông như con đường làng quê với khung cảnh thanh bình - Đáng đi hơn con đường ven biển. Lúc này, bọn mình đã đến Phước Hải rồi.

< Lúc này, bọn mình đang hướng đến nội ô TT Phước Hải, chỉ mới 10h10 thôi.

Phước Hải là một thị trấn thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thị trấn có vị trí địa lý:

- Phía đông bắc giáp các xã Lộc An, Phước Hội
- Phía bắc giáp xã Long Mỹ
- Phía tây giáp thị trấn Long Hải, huyện Long Điền)
- Phía đông và phía nam giáp Biển Đông - có diện tích 1.655,58 ha.

< Cây phượng ven đường đỏ rực những hoa là hoa, nhà cửa bắt đầu xuất hiện lố nhố.

Thị trấn Phước Hải được thành lập đồng thời với thị trấn Đất Đỏ vào ngày 11 tháng 12 năm 2006 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phước Hải.

< Phước Hải khá đông dân nhưng quỹ đất không còn nhiều. Do vậy, rất có thể tương lai sẽ được mở rộng về phía Tây, tức là xã Long Mỹ.

Từ hàng trăm năm trước đã xuất hiện làng chài Phước Hải, người dân sống dọc theo ven biển để đánh bắt hải sản. Làng chải nằm dọc biển dài khoảng 3km.

Đa phần ngư dân Phước Hải đánh bắt cá gần bờ và rất gần. Do vậy, trên bãi cát vô số thuyền thúng của ngư dân Phước Hải neo bờ sau bữa đánh bắt, nêú đi sớm, du khách có thể thấy được hình ngư dân Phước Hải bơi thuyền thúng đánh bắt hải sản giữa khung cảnh bình minh lên trên biển Phước Hải.

< Cổng ngôi chùa Bửu Long cổ tự (vị trí >). Gọi là cổ tự nhưng chùa được xây dựng năm 2000 và năm 2019 được đại tu lớn.

< Chạy thêm đoạn ngắn nữa, ta lại thấy thấp thoáng tháp của một ngôi chùa khác...

Đối diện trong đất liền là chợ Phước Hải. Chợ cá Phước Hải hoạt động gần như cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất buổi sáng, từ 8h đến 10h, buổi chiều từ 14h đến 16h.

< ... nhưng trước đó phải qua Trường Tiểu Học Phước Hải 3 cái đã.

< Đây là chùa Hưng Khưng Tự, nhìn các đống cát đá phía trước, có lẽ nhà chùa cũng đang sửa chữa gì đó.

Khi các tàu cá cập bến, đưa cá về chợ, lập tức cả khu chợ trở nên huyên náo với những âm thanh í ới gọi nhau, tiếng động cơ máy xay nước đá chạy phành phạch, tiếng những chiếc thau nhôm đầy cá được người ta kéo đi loẹt xoẹt, tiếng những chiếc thau rỗng được quăng vội xuống nền chợ, …

< Cắt ngang đường DT44, bọn mình vào đường Phạm Ngũ Lão nhỏ hơn, nhà cửa san sát.

< Rồi rẽ phải vào một đường ngách ra biển. Biển Phước Hải đây, bên phải là quán hải sản A Xìn (vị trí >). Đường ngách là Ngô Quyền, đường ngang có bờ kè là Trần Hưng Đạo.


< Rẽ phải chạy theo đường bờ kè một đỗi thì thấy Tina House Homestay phía trước.

Khách tò mò hỏi mấy chị bán cá về … cái chậu đựng mẻ cá mà hai vị khách mới khiêng đi, chị ấy cười: “Chậu có ghi tên chủ cả đấy, họ mang đi rồi lát lại mang trả chậu thôi mà”. Nhìn ra xung quanh, quả là các chậu đựng cá đều được viết tên của chủ chúng bằng sơn rất rõ. Những chiếc cân cũng được đánh ký hiệu riêng để phân biệt chủ sở hữu, được đặt trong chiếc giỏ nhựa để di chuyển khắp chợ cho cơ động. Và cả những chiếc can đựng nước biển cũng được sơn những ký hiệu như vậy.

< Nhưng trước khi đến đó thì sẽ qua đình Phước Hải.


Tina House Homestay là chỗ bà xã dự định sẽ là chỗ 'đóng đô'. Vậy nhưng đến đó rồi thấy... đóng cửa, chắc do ngày thường! Nhìn thấy số ĐT phía trước mình nên gọi hỏi, quý homestay đề nghị 'đặt chỗ trước theo quy trình' trên Facebook, dzị là chào bái biệt. Nói thiệt, ở đây cũng không có bèo đâu, dạng home cao cấp mà.

Trong chơ có một vài sạp hàng bán đồ ăn uống cho người đi chợ, nhưng mỗi khi cá về chợ thì mọi người đổ xô hết về phía những cần xé đầy cá đang được đổ về, sạp đồ ăn uống lại vắng teo.

< Quay ngược đầu xe, chạy theo bờ kè chạy lên phía Mộ Ông Nam Hải ở cuối đường. Nơi ấy có đường Lê Lai cắt ra biển, rẽ vào The Mira Homestay. Vắng teo do ngày thường, xem phòng và hỏi giá mới ngộ ra rằng ở đây chỉ tầm kiểu nhà nghỉ bình thường, được khoảng sân vườn ktàm tạm nhưng giá thì hơi chát: 800k/ ngày. Cách biển 200m, cách bãi tắm Mộ Ông 500m. Dzị là goodbye! Trong thật tế, tại Phước Hải có thể sẽ được ăn ngon nhưng cảnh vật đẹp ở đây không có, nhìn xuống bãi biển chỉ toàn thúng và ghe, bãi tắm Mộ Ông lại khá nhiều rác và nhéch nhác...

< Trở đầu xe lần nữa, mình phóng về hướng Đèo Nước Ngọt. 'Lại bàn: Ta về Long Hải nghe em? Nơi ni thấy oải quá, khựa khựa'... 'Ừ thì đi...' - chốn nào thích thì ta ở, ủng hộ du lịch nước nhà nhưng không ủng hộ giá chát, không hảo chốn thiếu cảnh vật thiên nhiên...

Ngoài lực lượng buôn bán cá, tại chợ Phước Hải còn có một lực lượng các bà các chị ngồi miệt mài lạng fillet cá. Những đôi tay cứ thoăn thoắt lạng lưỡi dao, lọc xương cá rất điêu luyện, loáng cái những miếng fillet được thảy vào chậu đựng. Họ cứ thoăn thoắt đôi bàn tay mà gần như không cần nhìn, và dĩ nhiên, câu chuyện giữ họ luôn rôm rả ngay trong lúc đang làm việc.

< Khối chốn nghỉ gần khu vực Minh Đạm nhưng không phải chỗ cho bọn phẹc (Nói thẳng là không phải ta không tiền, nhưng không quen, không thoải mái, đơn giản thía thôi!). 'Về Long Hải thôi em', vậy mà hay vì Trời vẫn thương đôi kẻ phẹc vì hồi sau có được nơi ở 'sướng thấy bà', lại được vi vu khối chốn đáng khoái!

Đây cũng là nơi du khách có thể mua ngay những đặc sản của biển như cua, ghẹ, tôm, mực, bạch tuộc… của ngư dân rồi chế biến ngay trên bãi biển. Tuy nhiên ngày nay, người ta thường thưởng thức hải sản ở các quán trên đường Bờ Kè được mở ra rất nhiều, giảm ô nhiễm rác thải trên bãi biển. Gía cả ở các quán cũng mềm, thực đơn phong phú.
(Còn tiếp)
(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!