(Tiếp theo) - Vào trung tâm của Mã Đà thuộc huyện Vĩnh Cửu, cũng cần có chút thông tin về huyện này.

< Bọn mình đang ở trên con đường chính của xã Mã Đà, lúc này đã 8h30 ngày 20 tháng 8. Kế hoạch chỉ nhắm đến Hiếu Liêm, còn sau đó thì... tùy biến.

Vĩnh Cửu là một huyện của tỉnh Đồng Nai, nằm ở tả ngạn sông Đồng Nai, có diện tích 1.073,1 km2 (15.473 hecta), chiều dài đông tây đoạn dài nhất 32 km, chiều nam bắc đoạn dài nhất 14 km (diện tích rừng tự nhiên 54.862 ha, diện tích mặt nước chuyên dùng 15.857 ha). Vĩnh Cửu có 12 đơn vị hành chính gồm: 11 xã và 01 thị trấn; dân số khoảng 140.377 người; mật độ dân​ số 128 người/km2.

< Đường DT767 chạy ngang trung tâm Mã Đà đây.

Huyện Vĩnh Cửu phía tây, tây nam, tây bắc giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; phía đông giáp huyện Định Quán; đông bắc giáp rừng Quốc gia Nam Cát Tiên và huyện Tân Phú; phía nam giáp thành phố Biên Hòa, đông nam giáp huyện Thống Nhất. Nhìn chung về địa thế, huyện Vĩnh Cửu như một bán cù lao với sông Đồng Nai và sông Bé bao bọc từ hướng tây nam lên đông bắc. Ngoài ra, huyện Vĩnh Cửu còn có hồ thủy điện Trị An tạo thành nhiều đảo lớn nhỏ (hai đảo lớn là Đồng Trường và Ó), tạo thành một cảnh quan sinh thái và môi trường phù hợp với việc khai thác du lịch.​

< Chợ Mã Đà, mới 8 giờ mấy nhưng khá vắng.

+ Lịch sử:

Lịch sử địa lý huyện Vĩnh Cửu gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Đồng Nai trên 300 năm.
Trước thế kỷ 17, vùng đất thuộc huyện Vĩnh Cửu ngày nay còn là một vùng đất rừng rậm hoang vu, bởi như nhà sử học Lê Quý Đôn trong tác phẩm Phủ Biên tạp lục viết vào thế kỷ 18 vẫn cho rằng đất Đồng Nai (tức Nam bộ) từ Soi Rạp đến cửa Đại, cửa Tiểu là rừng rậm kéo dài hàng nghìn dặm.

< Trung tâm chả có gì đặc biệt, chạy hết đường lớn thì mình rẽ vô DT761.

Người Việt có mặt trên đất Vĩnh Cửu có lẽ vào thế kỷ 17. Họ là những người nông dân phản kháng sự áp bức của chế độ phong kiến và chống đối chiến tranh của hai tập đoàn Trịnh (phía Bắc) và Nguyễn (phía Nam), nên đã tìm về phía Nam để sinh sống. Từ Mô Xoài (Bà Rịa), người Việt có khi đi lẻ tẻ, khi đi thành từng nhóm đã theo sông Lòng Tàu rồi ngược sông Đồng Nai, và cuối cùng tìm mảnh đất phì nhiêu ven sông Đồng Nai để định cư và canh tác. Địa điểm đầu tiên có thể là Bến Cá. Cùng với Cù Lao Phố, vùng Bến Cá là một trong những địa phương sớm có người Việt đến lập làng, khai phá.

< Từ trên đường đê nhìn xuống một góc nhỏ của hồ Trị An. Một góc nhỏ thôi vì hồ này rộng lớn lắm (vị trí >).

Năm 1985, huyện Vĩnh Cửu đổi thành thị xã Vĩnh An, địa giới hành chính bao gồm hai Lâm trường Mà Đà và Hiếu Liêm, 2 phường Trị An và Cây Gáo cùng 11 xã: Bình Hoà, Bình Phước, Tân Triều, Bình Ý, Lợi Hoà, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Long, Thiện Tân, Tân Định, Đại An.

< Dừng lại xem bản đồ, rồi mình nói với bà xã: Em định đi Phú Lý. Nhưng nếu em đi đường này thì mình sẽ vào rừng Mã Đà trước đó nghen.

Ngày 29-8-1994, Chính phủ ra Nghị định số 109/ CP, thành lập lại huyện Vĩnh Cửu gồm 1 thị trấn Vĩnh An và 9 xã là Bình Hoà, Bình Lợi (Bình Long-Lợi Hoà), Phú Lý, Tân An (Đại An-Tân Định), Tân Bình (Tân Triều-Bình Ý-Bình Phước), Thạnh Phú (Bình Thạnh-Tân Phú), Thiện Tân, Trị An (phường Trị An), Vĩnh Tân (phường Cây Gáo).

< Lúc này, bà xã nghe tới rừng bổng... thấy dội! Hủm rày rừng từa lưa, ngán tới cổ... nên vào rừng nữa thì... thoai!

< Vậy nên chạy thêm một đoạn nữa thì trở ra, kha kha...

Ngày 13 tháng 3 năm 2003, thành lập xã Mã Đà trên cơ sở 40.078,47 ha diện tích tự nhiên và 6.595 nhân khẩu của thị trấn Vĩnh An; thành lập xã Hiếu Liêm trên cơ sở 21.379,55 ha diện tích tự nhiên và 3.870 nhân khẩu của xã Trị An.

< Quanh quẩn thêm một tẹo nữa, chán Mã Đà nên quay ra DT765 - Quang Trung. Lúc này, nửa kia thốt lên: Thôi dìa anh ơi, oải rồi!
Hồi ở DT767, thấy cái vườn sinh thái Diệp Long Hồng nhưng thấy đường vào hơi lầy nên không vô. Muốn dìa thì dìa, dìa rồi xem kỹ bản đồ lại tiếc: Phải chi vào đây, ta ở thêm một ngày hưởng thú bờ hồ, cũng đẹp đó chứ!

Hiện nay, địa giới hành chính của huyện  gồm 1 thị trấn (Vĩnh An) và 11 xã ( Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An, Trị An, Hiếu Liêm, Mã Đà, Vĩnh Tân, Phú Lý).

< Gì chứ muốn về thì nhanh lắm: chấm quẹt vài cái vào Googlemap, tìm đường tối ưu dìa SG là có ngay. Vậy là vút vèo, nhoáng cái tới cầu Đồng Nai (Vĩnh Cửu).

+ Địa lý tự nhiên:

Huyện Vĩnh Cửu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa (nhưng không ổn định), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa không đều, lớn nhât ở khu vực Trị An, thường vào tháng tám lưu lượng mưa lớn nhất từ 2.000 - 2.500mm.

< Trên cầu nhìn thấy đoạn sông Đồng Nai bị chặn dòng, trơ đáy (vị trí >). Phía xa là con đập ngăn dòng của thủy điện Trị An. Có ngăn dòng tích nước mới thành cái hồ bành ky.

Về thố nhưỡng, huyện Vĩnh Cửu thuộc vùng thoái và dốc, có thế chia làm 3 loại đất chính:
- Đất phù sa mới: phân bố dọc sông Đồng Nai từ ngã ba sông Bé và sông Rạch Đông đến Tân An, ThiệnTân; dọc hai bện sông Rạch Đông xuống Bình Lợi, Tân Bình, Bình Hoà... thuộc loại đất phù sa mới thích hợp với việc trồng các loại cây lương thực như lúa, cây công nghiệp như mía, đậu các loại, cây ăn trái như bưởi, nhãn...

< Ngã 4 Phan Chu Trinh. Lúc này đã 9h, nắng nóng bà kố!

< Bùng binh Đập Tràn (vị trí >), chạy qua bên kia rồi mới coi bản đồ, không coi là chạy trớt quớt luôn. Rút cuộc rẽ phải đi tiếp DT767 hướng về Vĩnh Tân.

- Đất đỏ trên đá phiến thạch và biến chất: nhóm đất này thường có độ cao từ 100 đến 300 mét, độ dốc chung 20m như ở Trị An, Tân An. Đất thích hợp với việc trồng rừng hay trồng cỏ chăn nuôi gia súc, các loại cây công nghiệp như cao su, trà, cây lương thực như bắp, mì, khoai...

< Trung tâm thị trấn Vĩnh An.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: có địa hình gợn sóng, độ cao từ 10 đến 45m, độ dốc trung bình dưới l0m. Loại đất này có ở các xã Tân Bình, Thạnh Phú, Bình Lợi, Thiện Tân, có thể canh tác các loại cây ăn trái có rễ sâu, chịu hạn.

< Đường thoáng, nhoáng cái là ra khỏi thị trấn.

Trên địa bàn huyện có Nhà máy thuỷ điện Trị An ở thượng nguồn sông Đồng Nai, có Khu Bảo tồn thiên nhiên- văn hóa Đồng Nai (KBT) được thành lập năm 2004, trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị, gồm:

lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An; Ban Quản lý di tích Chiến khu Đ và Trung tâm Thủy sản Đồng Nai. Tổng diện tích  KBT là 100.303 ha, trong đó diện tích rừng, đất rừng và di tích là 67.903 ha, hồ Trị An là 32.400 ha. KBT là vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai.

< Vào địa phận xã Vĩnh Tân, chợ Vĩnh Tân đây. Các chợ tầm giờ này thì giống 'hết phim', người ta đi chợ sớm quá hè, giờ thì tan.

+ Nhân Văn - Truyền thống:

Nhân dân huyện Vĩnh Cửu mang tín ngưỡng thờ cúng tố tiên, ông bà, nhiều lễ nghi như cưới hỏi, tang lễ... còn giữ được tập tục truyền thống như nhân dân ở Nam bộ, nhưng có đơn giản hơn, phù hợp với cuộc sống mới.

< Qua cầu Đá Bàn Km 12+ 317 - DT767.

Trong mỗi nhà ở của người dân, thường nơi trang trọng nhất dành cho việc đặt bàn thờ cúng ông bà, tổ tiên, nhiều vùng có nhà từ đường như ở Tân Triều, Bến Cá, Bình Phước (nhưng cũng chỉ từ năm 1954 trở lại đây). Việc trang trí bàn thờ cũng không khác so với các vùng quê ở Nam bộ, hàng năm việc kỵ giỗ được tổ chức trang trọng, thể hiện tinh thần tôn trọng gia tiên, là dịp sum họp các thế hệ trong gia tộc. Nhiều gia đình, ngoài việc thờ tổ tiên còn thờ cúng Quan Công, thổ công, thổ địa, ông táo, thờ Bà (thờ Mẫu).

< Cổng chào của huyện Vĩnh Cửu (vị trí >), qua cổng rồi là vô địa phận Bắc Sơn - huyện Trảng Bom.

Lưu dân Việt từ miền Trung, miền Bắc vào, vốn hoài niệm về quê cha đất tổ, giữ gìn truyền thống dân   tộc, do đó khi vào Vĩnh Cửu, đoàn kết tương trợ nhau, từ đó hình thành tín ngưỡng gắn với cộng đồng xã hội, phổ biến xoay quanh việc xây dựng thờ cúng ở đình miếu. Đình, miếu ở Vĩnh Cửu với ý nghĩa đó không chi là nơi thờ cúng, tế tự, mà còn là nơi diễn ra những sinh hoạt tinh thần mang tính cộng đồng.

< Nhánh rẽ vô thác Đá Hàn (vị trí >). Đây là con thác đẹp trong một khu du lịch nhưng lúc này, đầu óc chỉ còn nghĩ đến... Sàigòn - Vậy là cho qua tất!

Qua việc xây dựng đình, miếu cũng phần nào thể hiện được quá trình hình thành sớm hay muộn của xã ấp hoặc vùng đất. Hầu hết các xã trong huyện Vĩnh Cửu đều có đình làng, đặc biệt như xã Tân Bình có đến 12 đình. Hầu hết đình thờ những vị phúc thần, Thành hoàng bổn cảnh, hoặc những anh hùng dân tộc có công với dân tộc, đất nước. Mỗi đình hàng năm đều có Lễ Kỳ yên riêng.

< Vượt cây Cầu Bản nho nhỏ.

Phật giáo: có mặt ở hầu hết các xã, thị trấn. Có một số ngôi chùa tiêu biểu: Lâm Bửu (Thạnh Phú); Cổ Tự (Bình Hòa)...

Công giáo: huyện Vĩnh Cửu là nơi xuất hiện tín đồ công giáo sớm nhất Đàng Trong và tiêu biểu là giáo xứ Tân Triều(Tân Bình). Bên cạnh đó còn có một số giáo xứ khác: Đại An(Tân An); Gò Xoài; Phú Lý...

< Nắng nóng khiến bọn mình mệt ngất ngư, ghé vào đây nghỉ uống nước một tý, lúc này đã 9h40.

Đạo Cao Đài:có thánh thất Thạnh Phú thuộc thánh tòa Tây Ninh tọa lạc ở trung tâm xã Thạnh Phú.

Đạo Tin lành:huyện có 1 chi hội Tin Lành là chi hội Thạnh Phú tọa lạc ở đường Lò Thổi(Thạnh Phú).

< Chợ An Chu (vị trí >), sắp ra QL1 rồi em ơi.

Trên địa bàn huyện có nhiều Di tích lịch sử ghi dấu những chiến công của cha ông trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc như Di tích Trung ương cục miền Nam, Di tích Khu ủy miền Đông, Di tích Địa đạo Suối Linh, Di tích Nhà Bia thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên Bình Phước - Tân Triều…

+ Giao Thông:

- Tỉnh lộ 768 kết nối với Tp.Biên Hòa. Đây cũng là tuyến đường huyết mạch dài nhất huyện nối các xã với thị trấn.

< Ngã 3 Trị An đây (vị trí >), nơi DT767 đụng đầu với QL1. Ta quẹo phải về nhà thôi.

- Tỉnh lộ 767 kết nối huyện với Trảng Bom đi qua xã Vĩnh Tân. Tuyến đường này cùng với TL 768 là hai con đường huyết mạch của vùng.
- Hương lộ 15 nối tỉnh lộ 768 với xã Bình Lợi hay xa hơn là trung tâm thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương(qua sông Đồng Nai). Tuyến đường đi qua xã Thạnh Phú và xã Bình Lợi. Trong tương lai đây sẽ là con đường đắc đỏ nhất nhì huyện khi Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đường này sẽ kẹp giữa 2 thành phố lớn là Biên Hòa và Bình Dương.

< QL1 - con đường mà bọn mình không yêu thích nhưng hồi gia với nó là nhanh nhất!

- Tỉnh lộ 761 kết nối với tỉnh Bình Phước. Đây cũng chính là tuyến đường duy nhất mà tỉnh Đồng Nai có thể đi thẳng qua Bình Phước.
- Đường Đồng Khởi kết nối KCN Thạnh Phú của huyện với KCN AMATA của Tp. Biên Hòa và Quốc lộ 1A và được xem là con đường có giá trị của tỉnh nói chung.
- Hương lộ 7 bắt đầu từ nút giao ngã 4 Bến Cá(xã Tân Bình) đến nơi giao cắt với hương lộ 15 ở xã Bình Lợi. Tuyến đường đi qua xã Tân Bình và Bình Lợi.

< 9h48, vào địa phận giáo xứ Thanh Hóa. QL1 đầy mây bao phủ cho đến đây thì bắt đầu nắng nóng nung người. Đến Tân Biên đầy nhóc xe, GoogleMap chỉ đường cho ta tránh Tân Biên nhưng không nghe nên... ngộp!

- Hương lộ 9 bắt đầu từ nút giao ngã 4 Bến Cá(xã Tân Bình) qua cầu Tân Triều và đi vào vùng cù lao Tân Triều.

- Đường trục 16 nằm ở địa phận xã Thạnh Phú. Theo quy hoạch, xã sẽ trở thành khu đô thị Thạnh Phú đóng vai trò là khu đô thị công nghiệp phía Nam. Tuyến đường kết nối tỉnh lộ 768 với đường Đồng Khởi...

< Về đến An Phú, rẽ qua Mai Chí Thọ luôn. Qua hầm về quận 4 ăn bữa cơm trưa. Chừng đến nhà đã gần 12h trưa, kết thúc một chuyến ngẫu hứng chỉ tầm trên dưới 400km.

Vì thế người dân ở khu vực xã Thạnh Phú đặc biệt là ở trung tâm xã có thể đi tắt đường này lên Biên Hòa thay vì phải đi thẳng rồi quẹo phải ở ngã 3 đèn vàng. Tuyến đường nhằm góp phần giảm ách tách giao thông và giúp người dân đi nhanh hơn. Tuyến đường hiện nay đã nhựa hóa 100% tuy nhiên buổi tối vẫn chưa có đèn đường khoảng 2/3.

Huyện còn có một số con đường dân sinh như: Lò Thổi; Bàu Sen; Gò Xoài; Bình Hòa- Cây Dương. Ngoài ra còn một số công trình giao thông của Đông Nam Bộ cũng đi qua Vĩnh Cửu như đường vành đai 4... Các bến phà, đò hoạt động thường xuyên vì là nơi giáp với sông Đồng Nai như: bến đò Bà Miêu, bến đò Thới Sơn, bến đò Tân Uyên...
(Hết)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!