(Tiếp theo) - Nơi bọn mình sắp đến là xã Vĩnh Hòa.

< 6h10, no cái bụng rồi thì lên đường, lộ trình vẫn còn dài lắm em ơi...

Vĩnh Hoà là một xã thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Xã Vĩnh Hoà có diện tích 42,75 km², xã có các trục lộ chính như:

- DT 741.
- DH507.
- HL505.
- HL506.
- HL5... và có dòng sông Bé chảy qua.
Sông Bé là một con sông chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai

< Là huyết lộ nối đường QL14 (ở thị xã Đồng Xoài) và QL13 (ở Hiệp An), đường 741 rất rộng rãi nếu so với chuẩn 'đường tỉnh (DT)'.

Sông được bắt nguồn từ hồ Thác Mơ, thị xã Phước Long, Bình Phước. Từ đây sông chảy theo hướng tây bắc đến xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp đổi theo hướng Tây Nam, chảy đến địa phận xã Bình Thắng, Bù Gia Mập sông đổi theo hướng Nam.

Sông tiếp tục chảy đến huyện Phú Giáo, Bình Dương thì đổi sang hướng Đông Nam và đổ vào sông Đồng Nai tại nhà máy thủy điện Trị An cách hồ Trị An khoảng 2 km về hướng Tây.

< Còn 39km nữa sẽ đến Đồng Xoài, đó là con số trên cọc cây số ven đường. Tuy nhiên, bọn mình không đi Đồng Xoài. Lúc này, may mắn là trời sáng dần lên, bớt mây... nghĩa là ta khó có thể dính mưa.

< Qua cầu Phước Hòa, cây cầu tải trọng 30 tấn.

Sông có chiều dài khoảng 350 km, chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện Bù Gia Mập và Bù Đốp, Bù Gia Mập và Lộc Ninh, Phú Riềng và Lộc Ninh, Phú Riềng và Hớn Quản, Đồng Phú và Chơn Thành, Chơn Thành và Đồng Xoài, Chơn Thành và Phú Giáo (Bình Dương).
Bình Dương thì có Phú Giáo và Bắc Tân Uyên, Bắc Tân Uyên và Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

< Chạy bên này nhìn qua bên kia là cây cầu gãy Phước Hòa (vị trí >), di tích lịch sử chiến thắng năm 1975... nhưng bà xã bấm sớm nên máy chưa kịp lấy nét. Kệ, hình origin, ha ha...

< Hai mẹ hai bé chắc là chuẩn bị đến trường đây. Ôm chắc nghe con, chúc bình an đến trường.

Mỗi lần đi qua sông Bé, ta thường thấy dòng sông này đỏ quạch và dữ dằn. Chắc do dọc chiều dài hơn ba trăm cây số của mình, sông Bé đi qua những vùng đất đỏ bazan miền Đông.

Thế nhưng, kỳ lạ hơn khi biết rằng, ngoài việc mang đến phù sa màu mỡ cho hàng triệu cây cao su xanh ngát, dòng sông có vẻ ngoài dữ dằn ấy lại bao dung đến lạ lùng.

< Ngã 3 Kỉnh Nhượng (vị trí >): Rẽ trái là đi xã Tân Hiệp, chạy thẳng là Đồng Xoài, dĩ nhiên bọn mình vẫn chạy thẳng.

< Ghé vào đổ đầy bình, thường thì mình đổ ở các cây xăng Petrolimex nhưng sáng giờ không có nên kệ, hồi sau thấy 'thứ cần tìm' từa lưa. Kệ, chỗ này có cái toilét cũng sạch đẹp, rửa cái 'mỏ' vừa ăn luôn!

Sông Bé là nơi che chở và mang đến nguồn sinh kế cho hàng trăm người, chủ yếu là những cư dân hai bên bờ. Những cư dân nghèo nhưng một đời chung thủy với dòng sông vì tình yêu, nguồn lợi thủy sản hoặc giản đơn, do đây dường như là sinh kế cuối cùng.

< Qua cây xăng vài chục mét là đến cái ngã 3, đây là nơi mà mình cần quẹo đây (vị trí >).

< Đây là con đường Hương lộ 5, cũng chính là HL502 - đường nhỏ thôi. Khúc dạo đầu thì khá tốt, các chỗ hư được vá kỹ.

Sông Bé là nơi có một địa danh đặc biệt, đó là Cây cầu gãy Phước Hòa (Còn gọi là cầu Gãy Phú Giáo, cầu Sông Bé): Dấu tích lịch sử vang dội năm 1975. Cầu bắc qua dòng sông Bé nối liền 2 xã Phước Hòa và Vĩnh Hòa thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương là minh chứng lịch sử hào khí của quân dân miền Nam nói chung và tỉnh Sông Bé (cũ) nói riêng.

< Hồi ở ngoài ngã 3 tìm hoài không thấy, chạy trong ni chợt nhìn ra một tiệm tạp hóa nên ghé vô mua chai nước tinh khiết - Nước mình đem theo hết nhẵn rồi từ sau lúc xơi phở. Không có nước thì không thể thực thi chuyến hành trình 'khám điền thổ'.

< Đường hương lộ thì chỉ thía này thôi, tuy có lồi lõm tý ở các mảnh vá nhưng chạy cẩn thận vẫn vi vu.

Vào ngày 29/4/1975, để chạy trốn truy đuổi của quân ta, địch đã đặt mìn phá hủy cầu. Ngày nay, cầu gãy Sông Bé không chỉ là dấu tích lịch sử mà còn là điểm du lịch lý tưởng của du khách thích mạo hiểm.

< Thi thoảng mới có một chiếc xế cùng đồng hành nhưng đường thông thoáng chạy mới sướng. Lúc này chỉ mới 6h40, gió se se lạnh vì hai bên là rừng cây.

< Cty bê tông nào đó, vị trí nó ở đây >.

Cầu Sông Bé được Pháp xây dựng những năm 1925- 1926 khi thành lập Sở cao su Phước Hòa. Việc xây cầu nhằm khai thác thuộc địa, cũng như mở rộng những đồn điền cao su tại Phú Giáo, Phước Long... và đây là tuyến đường huyết mạch lên các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên.

< Gặp ngã 4 (vị trí >), rẽ trái là Cầu Tam Lập, phải là DH513, còn chạy thẳng đi... ấp Đuôi Chuột. Vì sao là Đuôi Chuột thì chắc chỉ Trời biết và người dân ở đó biết.

Mình nghĩ đường vào ấp là đường cùng, có thể vì vậy nên gọi là 'Đuôi Chuột' chăng? Hay tên có từ phong trào diệt chuột phá hoại cây trồng, lấy được bao nhiêu đuôi chuột thì thưởng bấy nhiêu?
Đoán mò thôi, bọn mình rẽ trái đi cầu Tam Lập, đó cũng là đường HL502.

< Ngã 4 nè, bạn để ý cột camera an ninh 360° bên trái không? Đừng tưởng vùng quê lạc hậu nhé, thành phố nhiều chỗ cũng cóc có camera.

Theo khảo sát của Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Dương, cầu có bề ngang hơn 4,5m, chiều dài mỗi bên của cầu còn lại sau gãy khoảng 50m, gồm 3 nhịp dầm thép, bê tông. Chỗ cao nhất 2 bên thành cầu 6m, thấp nhất 3,5m, chân cầu cao 30m.

< Lúc ni bọn mình đang trong địa phận xã Tam Lập, huyện Phú Giáo. Đường vắng, chỉ có một hai chiếc xe tải nhỏ chạy phía trước.

< Rồi bổng nhiên nó lựng khựng chậm lại, hóa ra đường đầy ổ gà, thậm chí cả ổ voi.

Những năm 1930, phong trào đấu tranh của công nhân các đồn điền cao su bùng phát mạnh, quân địch đã coi cầu như đoạn đầu đài, điểm xử bắn và dòng Sông Bé trở thành huyệt mộ sâu của những người cách mạng. Trước sự đàn áp dã man của giặc, nhân dân ta vẫn đứng lên đấu tranh quyết liệt, lúc này cầu Sông Bé lại trở thành cửa ngõ chiến khu Đ. Với quyết tâm quyết thắng, năm 1945, lá cờ đỏ sao vàng đã được cắm trên cầu thể hiện chủ quyền.

< Đường xấu nên bắt buộc phải chạy lề mề, lo né tránh các hố đầy đá và đất đỏ. Đây là địa phận ấp Cây Khô, đường nhánh bên trái có tên đàng hoàng: Đường Chàng Ràng, vị trí cái cổng chào ở đây >.

< Trong lúc mình bò đường xấu, nửa kia tung máy chụp choạc hai bên - cũng là những mảnh rừng trồng... già có, non có.

Trong thời Mỹ - Ngụy, cầu Sông Bé là tuyến giao thông huyết mạch của chính quyền Sài Gòn thời Tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành Nguyễn Minh Mẫn, chúng đã “biến” nơi đây thành điểm xử bắn, chôn cất các đồng chí, đồng bào hoạt động cách mạng. Trong đêm 27, rạng sáng ngày 28/4/1975, lực lượng vũ trang huyện Phú Giáo đã diệt địch và cắt đứt toàn bộ đồn bót trên 2 xã Bình Mỹ và Bình Cơ dọc trục lộ 16, mở đường cho 2 cánh của Quân đoàn 1 đánh qua phía tây (huyện Bến Cát) xuống Dĩ An và Thuận An.

< Một đống ổ gà vĩ đại phía trước, chiếc tải nhỏ ẹo phải ẹo trái tìm lối đi êm đềm nhất, bọn mình cũng thía thôi, đã sắp 7h rồi em ơi!

Với cuộc tấn công mạnh mẽ của quân, dân tỉnh Sông Bé, địch ở Chi khu huyện Phú Giáo rút qua cầu Sông Bé để chạy về hướng huyện Bến Cát. Trên đường tháo chạy, địch đã bị bộ đội, du kích Phú Giáo chặn đánh diệt 30 quân. Chiều 29/4/1975, quân địch tràn về Phước Hòa để tìm đường rút chạy. Để tránh bị truy kích, kẻ chỉ huy trung đội biệt kích ngụy tại Phước Vĩnh đã cho đặt mìn phá hủy cầu Sông Bé. Sau đó, quân và dân Phú Giáo đã phá ấp chiến lược, phá đồn... bắt hơn 200 tên giặc ngoan cố, thu giữ hơn 200 súng các loại. Đến trưa 30/4/1975, Sông Bé đã hoàn toàn giải phóng.

< Rồi bổng nhiên: giữa rừng, một chốn êm đềm thật sự xuất hiện, nơi ni là nơi mô rứa?

Sau giải phóng, cơ quan chức năng tỉnh Sông Bé (cũ) nay là tỉnh Bình Dương đã cho xây dựng một cây cầu đôi mang tên cầu Phước Hòa để người dân thuận tiện đi lại. Dù vậy, chiếc cầu gãy Sông Bé vẫn được lưu giữ không tháo dỡ lại trở thành điểm du lịch lý tưởng của du khách thập phương.

Nhờ không gian yên tĩnh, cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành nên cứ vào dịp cuối tuần, lễ, tết nhiều du khách nhất là giới trẻ lại đến tổ chức một buổi picnic, trải bạt dưới những tán cây xanh mát và thư giãn. Nhiều bạn trẻ thích mạo hiểm đã trèo ra tận phần gãy giữa cầu để chụp ảnh khiến nơi đây trở thành điểm “check in” lý tưởng của nhiều người.
(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!