(Tiếp theo) - p Sóc Lào thuộc xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Vì sao có tên gọi 'Sóc Lào' thì thật tình tía tui cũng hổng biết, ngay các vị cao niên ở đây cũng chả biết vì sao, mà tình thật ở đây cũng chả có người Lào nào cả. Thôi thì pó tay, chỉ biết nơi này là... Sóc Lào.

< Vừa qua ngã 3, móc bản đồ ra để định hướng đi, cả 2 cái đều cho kết quả chuẩn... (vị trí >) nhưng mình bắt đầu... khoái cái Google Map rồi, nó cho kết quả quá rõ ràng!

Thôi thì một thông tin an ủi rằng: Sóc Lào còn là tên gọi của loại hoa lan vừa rẻ lại tuyệt đẹp. Sóc Lào (Aerides multiflora) là loại hoa phong lan thuộc chi Giáng hương cũng với Tam bảo Sắc, Đuôi Cáo, Quế...

< Tính toán cho đã cái đường đi rồi, chợt nhìn lại thấy bọn mình đang đứng trước UBND xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng. Công an thì đối diện còn chợ Sóc Lào đàng kia.

Cây Hoa Lan Sóc Lào có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Nam Á, Đông Nam Á.

Tại Việt Nam mọc ở Miền Bắc trải dài vào Miền Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ  theo dãy Trường Sơn có xuất hiện  cây lan này nhưng tỉ lệ rất thấp.Chủ yếu xuất hiện ở tỉnh Lâm Đồng.

< Lại đi, lúc này là 7h23 phút và bọn mình đang trên tỉnh lộ 6.

< Tỉnh lộ 6 vẫn rất thoáng đãng, hai bên cuộc sống thanh bình. Hành trình của mình cũng an bình, sáng đến giờ không hề thấy anh CSGT nào cả. Mà chạy đúng tốc độ quy định, không vi phạm lỗi nào thì cũng không cần lo làm chi.

Bàn trở lại vùng đất này: Nơi đây cũng chính là thượng nguồn của dòng sông Sàigòn.
Nghe lạ, Sàigòn gì ở đây? Nhưng thật tế là vậy.

< Qua cây cầu Ngang, cầu bắt ngang qua một nhánh của thượng lưu sông Saigòn (vị trí >). Riêng con đường này vẫn chạy theo dòng thượng nguồn của sông Sàigòn này.

< Một đoạn đường cong, hai bên cây um tùm như một khúc đèo - đèo ở đồng bằng, he he.

Sông Sài Gòn là một phụ lưu của sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng đồi thấp, có độ cao tương đối khoảng 150m, nằm trong huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, rồi chảy qua giữa địa phận ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Sông chảy qua hồ Dầu Tiếng, chảy tiếp qua tỉnh Bình Dương trở thành ranh giới giữa Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh, hợp với sông Đồng Nai thành hệ thống sông Đồng Nai, sau đó đổ ra biển.

< Cột mốc bên đường cho biết Bến Củi còn 9km. Bến Củi là một xã thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Xã Bến Củi có diện tích 34,26 km².

< Vài Phút ngơi nghỉ ven đường của 2 kẻ lãng du, lúc này đã 7h40, chạy xe sáng giờ đã gần 3 tiếng. Mệt thì không, lại thấy chút phấn chần trong lòng khi đến những vùng đất có thể quen với người khác nhưng lạ với mình.

Ở thượng lưu sông chảy theo hướng bắc - nam, trung lưu và hạ lưu sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.. Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại Thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km².

< Ngã 3 Cây Me phía trước. Từ đoạn này, đường mang danh DT782. Chạy thẳng là Bến Củi (5km), rẽ trái là Bàu Đồn (9km) - ngã nào cũng ra được đưởng DT784 cả.

< Bọn mình rẽ trái đi Bàu Đồn, đường này thưa vắng và qua nhiều rừng trồng hơn.

Vì chảy qua nhiều vùng nên sông mang nhiều tên khác nhau:

- Từ đầu nguồn ở huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước, huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh đến gần chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) gọi là sông Ngã Cái.
- Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến cư xá Thanh Đa (Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) gọi là sông Thủ Khúc...

< Rẽ trái, đường thía này đây, vẫn là DT782.

< Một... nhúm rừng trồng tẻo teo, ít vậy cà?

- Đoạn từ cư xá Thanh Đa đến chỗ đổ vào sông Đồng Nai (Mỹ Lợi, Quận 2) có tên là sông Sài Gòn hay sông Bến Nghé (tên chữ là Ngưu Chử giang, trong sách Gia Định thành thông chí ghi là Tân Bình giang, vì ngày xưa chảy qua phủ Tân Bình).

< À thì đây, những vạt rừng mênh mông...

Dòng chính:

Sông là ranh giới tự nhiên giữa:
- Bình Phước (Lộc Ninh, Hớn Quản) ở phía đông và Tây Ninh (Tân Châu, Dương Minh Châu) ở phía tây;
- Bình Dương (Dầu Tiếng, Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An) ở phía đông và Tây Ninh (Dương Minh Châu, Trảng Bàng), Thành phố Hồ Chí Minh (Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12) ở phía tây;

< Qua cầu Bến Sắn vắt ngang dòng kênh nhỏ, cây bụi um tùm.

< Rồi lại tiếp một cây cầu nữa, cầu nối liền 2 bờ Kênh Đông (vị trí >). Một xóm nhà khá xôm tụ ngay đầu cầu.

- Thủ Đức, Quận 9, Quận 2 ở phía đông và Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Quận 1, Quận 4, Quận 7 ở phía tây.
Sông Sài Gòn hợp lưu với sông Đồng Nai ở chỗ ngã ba giữa Quận 2, Quận 7 và Nhơn Trạch (Đồng Nai).

< Những tán cây xanh phủ ra đường như một cổng chào.

< Vào khu dân cư rồi đây, nơi ni chính là xã Bầu Đồn, huyện Gò Dầu, Tây Ninh.

Phụ lưu

- Sông Thị Tín (cũng gọi Thị Tính): bắt nguồn từ xã Lai Uyên, Bàu Bàng chảy theo hướng bắc - nam qua thị xã Bến Cát tới thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Thị Tín hợp lưu với sông Sài Gòn ở phường Tân An, thành phố Thủ Dầu Một.
- Sông Vàm Thuật.
- Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
- Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
- Kênh Tẻ - Kênh Đôi.

< Gặp ngã 3 bự, đây chính là ngã 3 Bàu Đồn (vị trí >). Bọn mình rẽ phải đi núi Bà.

< Rẽ phải, đó là con đường DT784.

Về giao thông:

Sông này có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn. Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Thầy Cai, Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...

< Em gái xinh xinh ra đón bọn mình kia! À không phải, chỉ là cô muốn qua đường lộ.

< Trường tiểu học Truông Mít B đang chuẩn bị cho ngày khai giảng.

Các cầu và công trình vượt sông có thể kể như:

- Cầu Bình Lợi
- Cầu Bình Phước
- Cầu Bình Triệu
- Cầu Chữ Y
- Cầu Phú Mỹ

< Lúc này đã 8h15, nắng đã lên cao hứa hẹn một ngày ná thở. Phía trước là ngã 3 Đất Sét - thật ra là lien tiếp 2 ngã 3, cứ hướn trái là đi Trà Vó, hướng phải là đi Thuận Phước còn thẳng thì đi Dương Minh Châu - hiện tại còn 13km nữa.

< Một ngã 4 khác, rẽ trái là QL22B (11km), cái quốc lộ này thì bọn mình đã tránh xa từ hồi sáng sớm nên sẽ không quay lại đó đâu. Trong thật tế, QL đó có thể giúp mình đi nhanh hơn, đơn giản hơn nhưng nghẹt nỗi bọn này thích đi đường lắt léo, nó thú hơn nhiều!

< Chợ Cầu Khỏi đây, vị trí > , khá là xôm tụ.

- Cầu Sài Gòn
- Cầu Thủ Thiêm
- Cầu Ông Lãnh
- Cầu Phú Long gồm một cầu cũ nằm về phía thượng lưu nối quận 12 với trung tâm thị xã Thuận An và cầu mới hoàn thành năm 2012 nằm về phía hạ lưu của cầu cũ nối quận 12 (từ đường Hà Huy Giáp) và thị xã Thuận An (nối vào Quốc lộ 13).

< Còn đây là cây cầu Cầu Khởi bắt ngang con lạch nhỏ.

< Còn cầu Kênh Tiêu kế tiếp bắt qua con kênh cùng tên.

- Cầu Phú Cường nối huyện Củ Chi và thành phố Thủ Dầu Một trên tỉnh lộ 8.

- Cầu Bến Súc nối xã Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi và Bình Dương trên tỉnh lộ 15.

< Đến chợ Chà Là, lúc này đã 8h30, phải nghỉ một chút thôi - đường vẫn còn dài...

- Cầu Bến Củi nối xã Bến Củi thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và thị trấn Dầu Tiếng thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- Cầu Dầu Tiếng...

Ở khu vực trung tâm còn có Hầm Thủ Thiêm nằm trên đường Võ Văn Kiệt nối quận 1 và quận 2 của Thành phố Hồ Chí Minh.

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!