(Tiếp theo và hết) - Đây là Xuân Lộc. Xuân Lộc là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Đồng Nai, huyện lỵ của huyện là thị trấn Gia Ray, cách thành phố Hồ Chí Minh 96 km, cách thành phố Long Khánh 24 km, cách thành phố Biên Hoà 74 km, cách thành phố Phan Thiết 86 km. Huyện có vị trí địa lý:

Đường Xuân Lộc - Long Khánh (vị trí >) đúng nó thía này đây.

- Phía đông giáp huyện Hàm Tân và huyện Tánh Linh thuộc tỉnh Bình Thuận - Phía tây giáp thành phố Long Khánh.

- Phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ và huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Phía bắc giáp huyện Định Quán và huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

Khoảng chục năm trước đã có đi một lần, hùi đó chả có GoogleMap gì sất, chỉ có mấy tấm ảnh bản đồ ghép trong cái máy tính bảng cùi bép thôi.

Huyện Xuân Lộc gồm 1 thị trấn Gia Ray và 14 xã: Bảo Hòa, Lang Minh, Suối Cao, Suối Cát, Xuân Bắc, Xuân Định, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Nhưng cho dù có tiện ích hay không, thậm chí hồi đầu chỉ có mấy mảnh giấy lộn ghi chép đường đi chằng chịt thì ta cũng đi ổn đó chứ!

Đã gần 14h, đường vẫn khá vắng, nóng thấy bà nội mà, trên kia đã nóng, dìa đây còn nóng 'quá cha' hơn!

Lịch sử hình thành

- Dưới thời Pháp thuộc, Xuân Lộc là một quận của tỉnh Biên Hòa, quận lỵ đặt tại làng Xuân Lộc.

Trời trong, mấy nhủm mây bé téo chắc đủ bỏ lọt cái túi quần, chả bỏ bèn gì cả!

- Thời Việt Nam Cộng hòa, Xuân Lộc là một quận thuộc tỉnh Long Khánh. Khi đó, xã Xuân Lộc vừa là quận lỵ quận Xuân Lộc, vừa là tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh.

Qua một cái cầu 'ốc tiêu' nhưng có tên và lý trình đàng hoàng. Gia Lào là xứ chùa, hồi chưa phượt, các ông các bà cứ rủ theo xe bao đi nơi ni: Họ đi chùa còn ta đi... chơi!

- Sau năm 1975, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai, bao gồm thị trấn Xuân Lộc và 14 xã: Xuân Bảo, Xuân Bình, Xuân Định, Xuân Đường, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Lập, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Rồi bổng nhiên thấy nhà cửa lô nhô, đây là phố chợ Xuân Lữ (vị trí >).

- Ngày 8 tháng 12 năm 1982, chuyển xã Tân Lập của huyện Châu Thành sang huyện Xuân Lộc; thành lập thị trấn nông trường Sông Ray trên cơ sở sáp nhập xã Tân Lập và nông trường Sông Ray.

Khi nãy, trên TL766, ta vượt đường xe lửa rồi rẽ phải vô đường Xuân Lộc - Long Khánh - Tức là đường xe lửa nó sẽ nằm bên phải. Dzị mà giờ đây, 'hắn' lại chình ình bên trái đường. Mình bò qua bò lại hồi nào không hay ta?

- Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chia xã Xuân Bình thành 2 xã: Xuân Bình và Xuân Vinh; chia xã Xuân Tân thành 2 xã: Xuân Tân và Xuân Mỹ.

Chùa Xuân Thọ.

Một vị trí đang sửa đường hay cống gì đó.

- Ngày 14 tháng 5 năm 1986, thành lập 2 xã Xuân Đông và Xuân Tây tại vùng kinh tế mới.

Cứ chạy đến chỗ thưa nhà, ta lại thấy đồng ruộng bao la xanh mướt.

- Ngày 12 tháng 2 năm 1987, thành lập xã Xuân Bắc trên cơ sở nông trường Thọ Vực và phân trường 1 Thọ Vực thuộc lâm trường Xuân Lộc.

Trường TH Quang Trung. Hè rồi, con nít phẻ, người lớn phè...

- Cuối năm 1990, huyện Xuân Lộc bao gồm 2 thị trấn: Xuân Lộc (huyện lỵ), nông trường Sông Ray và 19 xã: Xuân Bắc, Xuân Bảo, Xuân Bình, Xuân Định, Xuân Đông, Xuân Đường, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tân, Xuân Tây, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường, Xuân Vinh.

Đi đường ni sẽ ngắn hơn nếu so với ra QL1A cả chục cây số, lại ít xe hơn.

- Ngày 10 tháng 4 năm 1991, tách thị trấn Xuân Lộc và 6 xã: Xuân Bình, Xuân Đường, Xuân Lập, Xuân Mỹ, Xuân Tân, Xuân Vinh để thành lập huyện Long Khánh. Huyện Xuân Lộc còn lại thị trấn Nông trường Sông Ray và 13 xã: Xuân Bắc, Xuân Bảo, Xuân Định, Xuân Đông, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tây, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

... nhưng cái quan trọng nhất khi đi đường nhánh là cảnh vật dễ coi hơn.

- Năm 1992, giải thể thị trấn nông trường Sông Ray để thành lập xã Sông Ray.

- Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 109-CP, theo đó:

- Thành lập thị trấn Gia Ray (thị trấn huyện lỵ của huyện Xuân Lộc) trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Xuân Trường và Xuân Tâm.

Nhìn ruộng rồi liếc nhìn bản đồ trên cái alô: Có lẽ ta sắp đến Long Khánh rồi. Bản đồ chỉ thể hiện đúng kiểu 'bản đồ' còn kiểu 'vệ tinh' thì phải có ba bốn gờ, mà nó ăn dung lượng ghê lắm. Ngoài ra, ta cũng có thể load trước để xem vệ tinh, nó lưu được vài ngày.

Đôi phút nghỉ chân, giải khát. Lúc này nước trong bình chỉ là nước nguội.

Chia xã Xuân Bảo thành 2 xã: Xuân Bảo và Bảo Bình

Chia xã Xuân Định thành 2 xã: Xuân Định và Bảo Hòa

Chia xã Sông Ray thành 3 xã: Sông Ray, Lâm San và Lang Minh

Chia xã Xuân Trường thành 2 xã: Xuân Trường và Suối Cao

Chia xã Xuân Hiệp thành 2 xã: Xuân Hiệp và Suối Cát.

Ngõ ngoắc ngoéo 9 Tháng 4 tại Long Khánh, ta sắp giáp mặt QL1a.

Đến cuối năm 2002, huyện Xuân Lộc bao gồm thị trấn Gia Ray và 20 xã: Bảo Bình, Bảo Hòa, Lâm San, Lang Minh, Sông Ray, Suối Cao, Suối Cát, Xuân Bắc, Xuân Bảo, Xuân Định, Xuân Đông, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Tây, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Và quốc lộ đây, tiến về Sàigòn thôi...

- Ngày 21 tháng 8 năm 2003, tách 6 xã: Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray và Lâm San để hợp với 7 xã thuộc huyện Long Khánh vừa giải thể để thành lập huyện Cẩm Mỹ.[10]

Huyện Xuân Lộc còn lại 1 thị trấn và 14 xã như hiện nay.

Theo cột mốc bên đường: KM 1826 - TP.HCM 78Km, sao dữ vậy cà!

Và đã đến khúc này thì dù còn cách nhà vài chục cây số nhưng coi như đã sát nách rồi. Bọn mình về Nhơn Trạch đi chợ cho bữa chiều, xong qua phà Cát Lái và vù về nhà lúc tầm hơn 17h, hết một chuyến đi.

Người ta gọi là dốc 'Mẹ bồng con'. Lộ trình lúc này không khác gì lúc đi nên nửa kia cho cái alô vô túi để nó xả hơi.

Sau chuyến đi, mình nhận xét thía này: Hồi ở nhà nhiệt độ bình bình thì khi về tự nhiên thấy trời... nóng nực quá. Hoá ra trên đó nóng nhưng vẫn ít độ hơn một tí so với TP.

Về đến Trung tâm Hành Chính Nhơn Trạch, rẽ vô nghỉ một chút thì sửng sờ thấy cảnh này: ô đất giữa 4 con đường (vị trí >) HMC, NGT, LĐT, NAN trước kia sạch sẽ đẹp đẽ thì nay bị ai đó đổ đất trồng... khoai mì!

Về cung đường, thiệt lòng mà nói đường đi khiến mình mê hơn cả... nơi đến. Thèm đèo thèm dốc thì nay đã thoả rồi, thậm chí muốn bội thực luôn. Chính vì đèo dốc nhiều nên tiền xăng cũng bộn nhưng cũng phải chịu vì xế đâu chạy bằng nước được. Ngoài ra đây là lúc giá xăng lên đỉnh điểm, tọng đầy bình phải mất 85k mà tọng những bốn năm lần cho chuyến hành trình gần 700 cây số, trong đó hết gần một nửa là đèo dốc.

Đất đổ cao hơn lề nên mưa xuống: đất trôi khắp nền đường gây ghẹt tất cả cống, mặt lộ bầy hầy thấy ghê! Chán, thôi dìa em ơi...

Mong rằng Nga hết uýnh U cho giá xăng xuống, mong Cô vít thoái trào để các chuyến 'vun vít' tăng lên. Hẹn gặp lại pà kon các chuyến sau, sau nữa nghen vì mình còn thừa sức... chơi tất!

(Hết)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26 - Phần 27 - Phần 28 - Phần 29 - Phần 30 - Phần cuối

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!