(Tiếp theo) - Chạy về hướng nhà, ta vẫn còn điểm 'Top view' ở Đắk Som - Bích Khe, cũng là cái địa điểm 'đắc địa' nhất để nhìn hồ Tà Đùng. Trong ấy nhiều nhà nghỉ, nhà dân và chắc hẳn vẫn còn chốn cho dân 'ngó chùa' nhìn hồ chứ nhà đâu mà chiếm cứ cho hết cái vùng đất xa lắt xa lơ này hè?

Ghé trước nhà, ngắm nghía phân vân... Ảnh HDR nó sáng bật chứ thiệt ra trời đã tối sầm vì chuyển giông.

Tuy nhiên, trời đang chuyển mưa dữ dội - Mây đen giăng tứ phía... mà mưa vùng cao, vùng núi thì phải biết: nó kinh khủng lắm.

Thôi, ta đến chỗ ngắm gần nhà. Từ chỗ này có thể nhìn thấy mưa đang trút xuống chốn cỏ lau mà bọn mình vừa ghé khi nãy.

Tá Đùng có nhiều cái nhà con con, trơ trọi...

Mé bên hông có một lối mòn, bọn mình vô trong đó.

Chạy về đến nhà vẫn... chưa mưa. Nhìn trời: phía núi và ngay cả hướng đồi cỏ lau ta vừa ra mây xà thấp xuống - mưa như trút. Còn hướng Đăk Som đỡ hơn nhưng đang gió Tây Nam, tức là mây đen đang bị thổi về đó...

Đất bazan đỏ au, điểm xuyến là những nhúm cỏ dải. Phía trên là rẫy.

Định dựng xe khoá phía ngoài nhưng thôi, ta có thể chạy luôn vô trong cho nó an toàn. Dẫu gì ngoài đó cũng là quốc lộ. quốc lộ... ít xe.

Trong ni có một chỗ bằng phẳng, rộng... đủ sức xây căn nhà view hồ.

Rồi mình lò dò ra bờ vực tìm chốn ngắm cảnh.

Thứ mình ngắm được là đây: Một góc của hồ - ảnh HDR.

Nói thật, ai đến Tà Đùng cũng từng xem qua những ảnh như thía này, người đăng họ chụp ở Top View. Còn nếu đẹp và ngầu hơn nữa thì chỉ có cách xài flycam để độp ảnh trên cao hơn nữa, lấy toàn cảnh. Rõ ràng, người ta chỉ muốn nhìn để thoả chứ thiệt ra, nó cũng dzị thôi. Bọn mình cũng thoả mãn rồi, thoả vì cái đẹp của những cung đường, vì núi, vì rừng cây... chứ không chỉ vì hồ.

Theo thông tin thì trong khu vực mình định đến có cây di sản:

Từ chỗ mình đứng nhìn lên thấy nhà nghỉ An Nhiên (vị trí >), nơi bọn mình ở - đó là cái nhà cao cao chính giữa hình.

Cây đa hơn 200 tuổi gần hồ Tà Đùng (bon B’Srê B, xã Đắk Som, Đắk Glong, Đắk Nông) vừa được công nhận là “Cây Di sản Việt Nam”.

Lúc này bắt đầu có những giọt mưa lạc loài rơi trên tay: nó đến rồi đây!

Mây thấp đã kéo đến gần xịch, ta phải trở ra thôi.

Cây đa trăm tuổi này là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Đắk Nông được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có chiều cao 30m, chu vi gốc thân chính trên 15m, tán rộng che phủ hơn 1.000m2.

Nhưng trước khi trở ra phải níu kéo vài tấm...

Luôn tiện xem rẫy người ta trồng gì, hoá ra là chanh dây, trái lủng lẵng.

Nửa kia kêu 'Đi anh, mưa rồi'

Ờ thì đi, làm thêm tấm nữa và dzọt. lúc này trên mặt hồ cũng đang đổ mưa.

Từ lâu, cây đa gần hồ Tà Đùng này là nơi diễn ra sinh hoạt đời sống văn hóa cộng đồng của người dân nơi đây. Đồng bào nơi này xem cây đa là địa điểm tâm linh của cộng đồng, nơi thờ thần rừng.

Vừa về đến nhà là trời đổ mưa, rất lớn. Hủm rày than nóng thì đây: Ông Trời đền bù nhưng có điều... không đúng lúc!

Đứng trên ban công ngắm con đường vô đồi cỏ lau...

Gió trong mưa là đứt luôn dây treo của những cái chậu kiểng, rớt xuống dưới. Bi giờ thì thôi, hết đi!

Cây đa đã trở thành biểu tượng đẹp của tự nhiên và lịch sử văn hóa của vùng đất Tà Đùng. Mai ta về sớm, không đi giờ này thì có thể khó có bao giờ sẽ có chuyến đi sau để đến cùng nơi. Vậy, đi không? Không đi?

5h30, mưa tạnh  cũng là lúc bóng hoàng hôn phủ xuống. Chiều nay không lo bữa vì ta đã mua sẵn bánh mì với chả lụa rồi.

Một sự kỳ lạ trước khi tắt nắng: mặt trời bổng soi sáng cả vùng...

Và sau đó là hoàng hôn. Mai ta về nhưng đường về nhà cũng sẽ rất rắc rối...

Lúc này đã 4h chiều. Mây càng lúc càng kéo đến nhiều hơn và trời đã đổ mưa lớn phía núi. Có lẽ ta sẽ bỏ qua cơ hội. Thôi, ta sẽ có chỗ khác gần hơn. Đó là một mảnh đất nhô ra bờ hồ. Chiều hôm qua thấy một chiếc xế hộp đậu là rồi có nhiều người xuống ngắm hồ, nơi ấy chỉ cách nhà ta tầm hai trăm mét thôi. Dzậy là đi!

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26 - Phần 27 - Phần 28 - Phần 29 - Phần 30 

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!