(Tiếp theo) - 5h sáng, dậy ngắm cảnh bình minh một hồi thì lại lấy xe chạy về Đắk Som. Hôm nay sẽ trả phòng về nhưng chả vội gì, ta vẫn còn thời gian đến trưa nhưng vẫn sẽ về sớm một tý khi trời còn mát.

Thật ra, bọn mình dậy từ hồi 4h kia. Ra ban công nhìn về hướng núi, cũng là đường đi về... thì thấy mây giăng đen kịt. Bụng nhủ thầm 'Coi bộ ông Trời chưa cho về hay sao ý'. Vậy nhưng đến 5h sáng, mây tan dần. Thôi, ta đi tìm cá phê uống cho tỉnh táo, ăn sáng rồi mới goobye.

Chạy về Đắk Som tìm bữa sáng.

Chạy qua lại miếu thờ thần đá nhiều lần nhưng không chú ý lắm.

Lấy xe chạy ra đường. Suốt từ hôm qua đến nay, bọn mình vẫn chạy qua chạy lại cái miếu nhỏ có mấy cục đá, kề cận có thấy đốt nhang nhưng mình cũng không quan tâm lắm. Sau này mới biết đây là miếu Thần Đá, chỉ cách nơi bọn mình ở 500m thôi.

Ly cà phê đen ở cái quán có bà chủ khó chịu.

Xe đã đổ đầy bình từ chiều hôm qua, bi chừ vẫn còn đầy lắm.

Ngồi điểm tâm, nhìn chú chó oai vệ đang canh đường.

Tấm ảnh cuối chụp từ ban công nhà nghỉ - bạn open new tab để xem.

Miếu thờ thần đá nằm ngay cạnh quốc lộ 28, mặt hướng ra hồ Tà Đùng. Gọi là miếu nhưng thật ra chỉ là bức tường thấp xây kiểu nóc nhà nằm phía sau hai hòn đá xù xì. Hai bên có bày hoa cúng, giữa đốt nhang.

Về nhà lấy đồ, trả phòng, trả tiền rồi ta đi - Lúc này là 6h kém 10. Trời quang, mây dày đặc buổi sớm đã tan biến hết.

Mà trời quang sẽ hứa hẹn một ngày nắng nóng kinh người đây.

Đây vẫn là QL28, ta đang hướng về phía Tân Thanh - Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Người Mạ ở đây đã chọn vùng đất phía đông của tỉnh Đắk Nông để lập làng. Bao đời nay, cuộc sống của bà con dân tộc Mạ đều gắn với núi rừng. Người Mạ theo tín ngưỡng đa thần, mọi vật đều có các thần (Yàng) trú ngụ và cai quản.

Tức là mình chạy theo con đường vòng vèo ven hồ, khác là ở phía chính Đông hồ Tà Đùng.

Đoạn này vẫn có dốc, có cua và rất vắng. Điều mình cho rằng ở phía đông vẫn có thể nhìn thấy top view thì có thể là sai...

Những tấm chụp theo phong cách HDR trông nó khá kỳ quặc nhưng rất sặc sỡ, nổi bậc.

Bà con ở bon B’Nơr có những câu chuyện dân gian gắn liền với đời sống và sự phát triển của bon làng. Trong đó, câu chuyện thần đá linh thiêng đã giúp người dân trong làng trải qua nhiều khó khăn, đặc biệt là nạn hạn hán kéo dài; thần đá luôn ban điều tốt, mang lại may mắn cho dân…

Biển cảnh báo 'Xuống dốc liên tục'. Đường vắng nên mình đa phần chỉ ghè máy lại bằng số 3, hiếm khi số 2.

Dốc xuống nhiều hơn lên nên chỉ một đỗi là ta giảm độ cao bộn: từ gần 900m bi chừ chỉ còn 600m tính từ mực nước biển.

Quả núi  cao mà Điền này hay nhắc đến có trong truyền thuyết của người Mạ. Ngày xưa, người dân trong bon đặt tên cho núi Cha là B’Nâm Tào Dung (nghĩa là núi có cây mía to). Về sau núi B’Nâm Tào Dung được gọi là núi Tà Đùng.

Ở hướng này thì hồ Tà Đúng không có gì đặc sắc cả. Nếu nhìn kỹ, ta thấy con đường mà mình đã qua.

Mé ngoài đường là vực, có điều cây dại mọc đầy - lỡ có té chắc cũng không đến nỗi.

Đặc biệt ở khu vực bà con người Mạ sinh sống còn có đá Trống (loại đá dùng trong lễ hội). Khi gõ vào, đá sẽ phát ra âm thanh thánh thót nghe rất vui tai. Khi gõ, mọi người phải nghiêm trang, tôn kính; không được chọc phá nô đùa trên đá Trống, ai có ý xúc phạm thì sẽ bị thần linh trừng phạt.

Dốc và cua liên miên, con đường 28 vẫn đẹp đến mê hoặc.

Có đoạn trông khá giống đèo Con Ó thuở ban đầu hỉ.

Sau này, người dân trong bon đã lập Miếu thờ thần đá, được Nhà nước công nhận là điểm thứ 42 nằm trong chuỗi Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Ta mê hồ hay mê đường hỉ? Nói thiệt, mê tất tật! Mê cả khung cảnh làng xóm, văn hoá địa phương...

Từ miếu này, du khách cũng có thể ghé thăm bon người Mạ, núi tổ tiên, nghe các câu chuyện truyền thuyết về núi Tà Đùng, đá mồ côi, trống đá... lý giải sự ra đời của vùng đất, con người, văn hóa nơi đây.

Đường vẫn đỗ dốc, gió vù vù bên tai.

Qua cung đường uốn lượn, đến trung tâm Đắk Som. Chạy qua lại thấy một dạng tiệm tạp hoá nhưng mé bên có đặt vài cái bàn, ghế. Ghé dzô hỏi 'Đây có bán cà phê không ạ?' - bà chủ cộc lốc 'Ghế đó ngồi đi, còn hỏi gì!'.

Ở một đoạn lại nhìn xuống thấy... một rẻo của hồ.

Úi trời, coi bộ sáng sớm mới cãi lộn với ông chồng hay sao ý, giờ quạu quọ phát kinh. Nếu có chỗ khác thì ta đã 'cao chạy xa bay rồi' nhưng không có nên đây cũng đành thầm lặng kéo ghế ngồi. 'Uống gì?' - 'Cho ly cà phê đen, chị ơi'.

Ảnh như thía này thì nhìn sao mà không mê? Cái này chỉ chụp bằng cái Huawei TQ chứ chả phải đồ xịn xò gì mà mình cũng chả chỉnh sửa gì, chỉ thu nhỏ ảnh để đưa lên blog cho nhẹ.

Ta ngồi, bà xã không biết uống cà phê nên đi quanh quất. Hồi quay về báo 'Có chỗ bán bún thịt, em thấy khá đắt khách' - 'Hồi nữa ta thử'. Dzị là quất hết ly cà phê, dụi điếu thuốc rồi trả tiền. 12k ly phê đen. Chẹp, xứ trồng cà phê đầy nhóc nhưng giá ly cà phê mắc hơn trên Sàigòn - chắc nhìn mặt khách tính.

Rồi mình thấy tu viện Liễu Quán. Nửa kia định ghé vô nhưng thấy ba của chủ nhà nghỉ chở một nhà sư trẻ cũng vừa đến và đang ở trong sân chùa nên thôi. Mới khi này, ta vừa đàm đạo với cả 2 ở nhà nghỉ rồi chào từ biệt. Bi chừ lại gặp thì chào... tái ngộ á?

Không bao nhiêu, nhưng nói thật là cũng chả vừa lòng. Tốt nhất, nên đem cà phê gói theo, quậy nước nóng rồi xử... ấy mà ngon hơn.

Ghé quán bún. Gọi là quán nhưng chỉ có cái tủ kính, nồi nước lèo và 2 cái bàn con. Tô bún thịt heo (vì chả biết gọi là gì) ăn ngon ngọt, có ít thịt băm, cục xương dính thịt... mà giá chỉ 15k/tô với cô hàng thật niềm nở.

Nhiều góc nhìn rừng núi thật đẹp nhưng top view hồ hướng này thì không. Có lẽ trên núi Tà Đùng sẽ thấy đủ nhưng muốn lên đó phải cắt rừng, gần 2000m đó, mà trên đó phủ sương mù suốt hà.

Về nhà. Đồ đã thu dọn sẵn tứ hồi tối. Ta trả phòng, trả tiền rồi từ giã ra đi. Tạm Biệt Tà Đùng.

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26 - Phần 27 - Phần 28 - Phần 29 - Phần 30 

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!