(Tiếp theo) - Ngắm hồ, hôm qua ta đã bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh hồ ở góc đẹp nhất rồi thì hôm nay, chắc bọn mình sẽ bù lại bằng cách xuống hồ vậy. Thật ra, ảnh trên mạng đầy óc nhóc, cái cũng đã có là ta đã nhìn thật nhưng không ghi lại - thía thôi!

Bịch mận Hà Nội treo lủng lẳng phía dưới ba ga, ta về theo con đường dợn sóng thần kỳ...

Tại Tà Đùng, bao đời nay người dân tộc Châu Mạ ở xã Đắk Som vẫn luôn tin núi rừng nơi đây bao bọc chở che, mang lại cuộc sống bình yên cho dân làng nên quyết tâm giữ bằng được những cánh rừng trên ngọn núi hùng vĩ. Bà con Châu Mạ tin rằng, Tà Đùng được hình thành từ câu chuyện tình lãng mạn của người con gái Mạ tên H’Bung xinh đẹp, tài giỏi.

Nơi mà mình gọi là 'Xứ đèo', âu cũng có cái nguyên nhân chứ! Những con đường đẹp phát mê...

Sáng sớm khá nhiều mấy thì bây giờ trời đã tốt hơn, hứa hẹn một ngày khám phá thoả thích.

Theo truyền thuyết, H’Bung sống trong gia đình giàu sang và rất siêng năng nên được nhiều trai làng theo đuổi, nhưng nàng chỉ ưng một mình chàng K’Jang hiền lành, chăm chỉ. Nhà H’Bung thách cưới rất cao nên chàng K’Jang phải cần mẫn đi làm để gom tiền mua sính lễ.

Một vị trí ngắm nghía mà ta có thể thấy con đường bên dưới...

... và một góc ảnh của hồ Tà Đùng,

Ta đứng trên vùng đất bazan đỏ, rất đỏ.

Trong thời gian chờ cưới, bỗng xuất hiện người thứ 3 là chàng Jong’Kjang - một tù trưởng hùng mạnh bên dãy núi Nâm Nung - đến Tà Đùng chơi đã mê đắm nàng H’Bung. Dù bị H’Bung từ chối nhưng Jong’Kjang vẫn tìm mọi cách để bắt nàng về làm vợ cho bằng được.

Chạy quen hôm qua đến giờ, mình thấy con đường như ngắn hơn, 5Km sẽ không là gì nếu không có đốc.

Bất chợt đến cái nhánh rẽ xuống bến tàu (vị trí >). Nửa kia xúi 'Mình chạy xuống chút xíu thôi anh'. Ừ thì xuống...

Đường 'xuống núi' khá phẳng phiu, vắng ngắt không bóng người.

Hai bên đường toán là cây bụi phủ kín.

Một vài chỗ có thể nhìn thấy thấp thoáng hồ Tà Đùng phía dưới xa.

Cuộc sống bên kia núi Nâm Nung khác xa với Tà Đùng, nàng H’Bung suốt ngày buồn rầu ủ rũ, nhớ về ngôi nhà yêu dấu trên đỉnh rừng xanh. Sau đó, H’Bung đã ôm con trở về Tà Đùng. Jong’Kjang tức giận mang quân đến Tà Đùng phá làng, chặt cây, giết hại muông thú. Chàng K’Jang khỏe mạnh đã dùng tay chống đỡ, ôm lấy ngọn núi. Đến nay, trên đỉnh Tà Đùng vẫn còn 2 ngọn núi nhỏ được cho là dấu tích bàn tay K’Jang, dân làng đặt tên cho 2 ngọn núi nhỏ đó là Khéckhal.

Quang cảnh hai bên rất đẹp, là cây rừng xanh mướt và mát mẻ.

Mà đã là Tà Đùng thì có con đường nào thẳng băng đâu? Đường thẳng: ta ở thành phố chạy đã rồi!

Xuống hồ nên đường liên tục đổ dốc. Phía trên hơn 800m thì dưới hồ chưa đầy 600, ta sẽ giảm độ cao hơn 200m. Xuống thì phẻ, hồi trở lên sẽ... chua hơn. Nhừng nhằm gì? Đường thấy cũng tốt mà!

Có rất nhiều truyền thuyết về Tà Đùng, trong đó còn có câu chuyện về các vị thần lập núi, hồ… Mỗi câu chuyện qua lời kể của mỗi người có thể khác nhau vì qua thời gian đã bị tam sao thất bản. Thế nhưng, ý nghĩa sâu xa của các câu chuyện này cho thấy sự tôn thờ rừng xanh của đồng bào Châu Mạ. Họ cho rằng, bảo vệ rừng sẽ được rừng che chở, cho cuộc sống ấm no.

Bất chợt ta thấy cái cổng Trạm Thực nghiệm Lâm Nghiệp, có lẽ nôm na như kiểm lâm. Chả thấy bóng ai cả...

Qua khỏi trạm, lập tức thấy đường... 'cùi bắp' hơn...

... và có những đoạn tệ hơn 'cùi bắp'. Không sao, bọn mình vẫn chạy ngon cơm dù chậm và rất dằn xóc

Tà Đùng vốn đã tĩnh lặng thì dưới này còn yên tỉnh hơn nữa, chỉ thi thoảng có tiếng chim hót, tiếng côn trùng rỉ rả...

Hồ Tà Đùng gắn liền với đập thủy điện với diện tích rộng lên đến 5 ngàn hecta mặt nước, kéo dài đến tận tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong những hồ chính thuộc hệ thống thủy điện của xã Đắk P’lao, H.Đắk G’long nên còn có tên gọi khác là hồ thủy điện Đồng Nai 3.

Đá dưới nền đường nổi lục cục to hơn nắm tay, ta vừa căng mắt tránh đá nhọn, tránh ổ gà và bò với vận tốc người đi bộ... Dzị chứ sao. đá chém tét vỏ thì khổ - cái dzụ này ta đã bị vài lần rồi.

Hồi nảy thấy tấm bảng cũ kẻ nguệch ngoạc 'bến tàu 2km' nhưng chạy hoài có thấy nó răng mô?

Từ vài năm nay, du lịch hồ Tà Đùng đã bắt đầu nhộn nhịp, nhưng chủ yếu là do tư nhân đầu tư manh mún nên chưa khai thác chưa tương xứng với các tiềm năng vốn có. Du khách tới đây chủ yếu để thưởng thức vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, bình yên. Hiện các dịch vụ tiện ích khác để phục vụ du khách chưa có nhiều nên không có mức giá thống nhất.

Ăn sáng rồi chưa súc miệng, chừ khát nước. Ta đâu có đem gì theo ngoài ký mận Hà Nội mới mua? Nhưng kệ, cứ thưởng lãm cảnh vật ven đường cái đã!

Chạy rề rề số thấp khiến mức xăng giảm nhanh. Ở chốn này, chả hiểu vì sao cứ bị áp lực về nhiên liệu, ha ha... Có lã mình biết thừa cái hậu quả khi bình xăng cạn. Đường bằng: dẫn xe đã là một vấn đề thì với dốc đèo và lởm chởm kiểu này thì chỉ có... pó tay - Hết xăng sẽ là một sự khủng khiếp.

Người ta khuyên rằng thời điểm lý tưởng để tham quan hồ Tà Đùng là vào mùa tích nước, khoảng từ tháng 7 đến tháng 12 hằng năm. Khi nước hồ dâng cao trong xanh và những cơn mưa làm cây cối trên các đảo xanh mướt, khiến hồ Tà Đùng lúc này như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ non nước hữu tình.

Nhiều đoạn bị nước xói lở thành rãnh kéo dài, chạy phải né tránh chứ không thì ta... kềng!

Ảnh chụp nhiều lắm, nhìn cái nào cũng... đã nhưng chọn rồi lại bỏ bớt đi. Thôi  thì cũng xí xoá cho thèng cha Điền này nhiều chiện... nhưng cảnh đẹp, ta cần chia sẻ với mọi người chứ?

Du khách cũng có thể chọn di chuyển bằng thuyền dạo chơi trên hồ lộng gió, xanh biếc và trải nghiệm cắm trại ngủ qua đêm ngay trên đảo để thưởng ngoạn hừng đông ở Tà Đùng. Dịch vụ này, ngay các bến thuyền có đủ và họ sẽ chuẩn bị cho bạn từ lều trại, thức ăn nước uống và đưa đón tận các đảo nếu bạn... chịu chi.

Khi bắt đầu thấy 'dội' cái sự cà tưng rồi thì...

... mặt hồ phẳng lặng xuất hiện ngay trước tầm mắt: Nó đây rồi. 5,2km từ trên kia xuống đây thật dài như hàng chục cây số đường rừng...

Còn nếu bạn thích ngắm cảnh, nghỉ dưỡng thì nơi nhìn hồ Tà Đùng đẹp nhất là khu vực Bích Khe top view mà mình đã đề cập. Giá không bèo nhưng nếu thích, ta có thể ở chỗ khác và vào đây mua vé tham quan, gọi nôm na và 'vé ngó'.

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26 - Phần 27 - Phần 28 - Phần 29 - Phần 30 

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!