(Tiếp theo) - Như đã nhắc đến từ bài trước, lần này mình sẽ đề cập tới một làng chài nổi tiếng tại đây, một làng chài nhưng có những 2 tên.

< Bỏ qua trận địa pháo Núi Lớn, bọn mình chạy trăm thước đường vòng vo nữa thì thấy bảng ven đường ghi 'Di tích Hầm Thủy Lôi', ở đó có cái lối đi xuống.

Bến Đá - Bến Đình là một làng chài lâu đời trên vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu. Không ai còn nhớ rõ tuổi đời của làng biển này nhưng theo những ngư dân sống ở Vũng Tàu lâu năm, làng cá này đã có từ rất lâu với không biết đã qua bao nhiêu thế hệ cha truyền con nối.

< Hết chặn tôn thì khúc này rào bằng lưới sắt. Nhìn trên bản đồ thì có vẻ đường lên núi còn dài lắm, nửa kia thấy một nhánh rẽ đường đất nhưng mình bỏ qua, cứ chạy theo 'đại lộ' cái đã (vị trí >).

Làng chài Bến Đá – Bến Đình nằm cách thắng cảnh náo nhiệt Thích Ca Phật Đài chỉ vài trăm mét. Để vào làng bạn sẽ đi qua những con đường cá khô thơm nắng vàng.

< Đến một góc cong thì không còn rào, ta tự do!

< Ngoái lại nhìn ngắm ngó: con đường bê tông dài ngoằng với một bên là biển, bên kia là vách núi, đẹp và thơ mộng vô cùng.

Cả một quãng đường dài cây số có thể ngửi thấy mùi vị mặn mòi, đậm đặc nhưng dễ chịu của biển và hải sản khô chế biến-một hương vị mặn mòi thơm thơm từ muối và đượm nồng gió biển.

< Vượt một dốc cong gắt, bọn mình thấy ngoài 'đại lộ' còn có cái nhánh đường đất nhỏ.

< Lại dừng, làm sao cưỡng lại nổi chứ? Dừng là cách để khám phá xung quanh ta, giúp mình cảm nhận mọi cảnh đẹp. Cứ chạy mãi thì thưởng lãm được chi mô?

Thời tiết đẹp, bạn có thể theo dân chài làm một buổi câu cá gần bờ hết sức thú vị. Chỉ sau nửa giờ rời bến tàu là đến điểm buông câu. Bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng cần câu, mắc mồi câu, thả câu và chờ đợi những chú cá mú, cá hồng, cá ngát... cắn câu. Ở đây, một số ít dân chài có nhà trên cạn, còn đa phần thuyền chính là nhà của họ, neo đậu lớp lớp quanh khu cảng.

< Trong lúc mình dựng chống thì nửa kia tiến bước vô cái nhánh đường đất liền: 'Em vô đây một tí coi có gì lạ không nha', vừa đi vừa chộp ảnh.

< Bên trái là vách núi thì mé phải là biển - Lúc này là 9h24 phút sáng ngày 12/2.

Theo như lời kể của một số ngư dân lớn tuổi ở Bến Đá – Bến Đình: nghề cá vẫn là duyên nợ khó dứt ở cái làng chài nhỏ bé này. Khi rảnh rỗi, các ông vẫn hướng lòng mình về với biển khơi, nơi mà họ đã gắn bó hơn 40 năm tuổi đời. “Giờ đây, dù không “đi khơi” nhưng con trai các ông lại tiếp nối nghiệp bám biển.

< Còn Điền ta đứng tại đó chụp được cái này đây: Từ chỗ mình đứng thấy núi Nứa ở Long Sơn, núi Dinh núi Thị Vải ở Bà Rịa (phải ảnh). Vị trí của mình ở đây >. Còn biển chỉ là một góc của vịnh Gành Rái, bao la thật!

< Đột nhiên nửa kia vội bước trở ra. Hỏi trong đó có gì thì 'Vắng quá, em sợ. Anh đi bộ vô thử đi'.
Lạ vì bà xã xưa giờ mê khám phá lắm, có sợ mô rứa... Nhưng ngại thì mình vô...

Thông thường thì tháng 3 và tháng 4 hàng năm là mùa biển êm nên các đội ghe lớn đánh bắt xa bờ hay ra khơi nhất. Trong bờ, các cơ sở làm dịch vụ hậu cần nghề cá vẫn mải miết làm việc. Theo lời của những chủ cơ sở chế biến hải sản ở phường 5, sau khi nhận cá từ các ghe tàu về, ngoài việc bán cá tươi, các cơ sở chế biến thuê người làm sạch rồi ướp muối, phơi khô.

< Bà xã ở ngoài, có vợ hai hỗ trợ rồi khỏi ngại.

< Qua cái cua thì hình ảnh xung quanh thía này đây, cũng một bên núi một bên vực thẳm.

Cứ một tạ cá tươi, 20kg muối thì sẽ cho ra 40kg cá khô. Tuy nhiên, nguồn hải sản bây giờ không nhiều như trước. Để ngành hải sản phát triển, Nhà nước cần phải có biện pháp quản lý ngư trường và tiếp nhận đầu ra cho ngư dân để ngư dân không bị các đầu nậu ép giá. Có vậy ngư dân mới yên tâm bám biển, làng chài Bến Đá mới được trù phú bền lâu.

< Con đường mòn quanh co lúc ẹo qua ẹo lại, vẫn sâu hun hút. Tĩnh lặng đến rợn người. Một sự im lặng đến khó tả, âm thanh những chiếc lá khô dưới đất bị gió lay động phát ra tiếng kêu lạ như những giọng ai oán...

< Tít xa mé phải vẫn là biển. Ta đi, ta nhìn lối mòn, nhìn 2 bên tường tận nhưng bây giờ ngẫm lại sao lúc ấy ta không nhìn... lên đầu hỉ? Liệu có gì ở 'phía trên' không?

Ở làng chài Bến Đá – Bến Đình có sự tách bạch giữa khâu đánh bắt và khâu thành phẩm. Đánh bắt là người này, mua cá về chế biến rồi đem bán lại là người khác. Không biết có phải vì thế mà khi đến đây, bạn sẽ bắt gặp cá khô là chính. Cái mùi khiến ta "lung lay" về biển ở đây chính là mùi cá khô, hoàn toàn không "khó gần" như cá tươi, một hương vị mặn mòi thơm thơm từ muối và ươm nồng gió biển!

< Phía sau lưng thì thía này đây, không bóng người. Gió lúc này cũng chả thổi nữa, một sự im lặng như tờ - tĩnh mịch đến vô cùng.

< Giữa sự cô quạnh đó, mình đi qua cái dầu hiệu kỳ khôi này: Tấm bảng hình tam giác sơn màu trắng đã bạc màu, giữa có hai cái gạch chéo màu đen. Không có tấm bảng báo hiệu đường bộ nào có hình dáng như thế này cả! Nghĩa là gì ta? Trông như một sự cảnh báo: Không nên ĐI QUA điểm này.

Theo thống kê, làng chài Bến Đá-Bến Đình hiện có hơn 300 hộ với gần 600 ghe tàu đánh bắt hải sản. Sản lượng sản lượng khai thác hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.

< Cảnh báo thì cảnh báo, một kẻ lỳ lợm như Điền mình đây thì như vậy chưa đủ làm chùn chân, vậy nên ta vẫn sải bước đều đến khúc cua phía trước - khúc cua cuối hay còn nữa?

Việc khai thác đánh bắt phát triển, kéo theo dịch vụ hậu cần nghề cá tại đây cũng hình thành và ngày càng lớn mạnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Tại các cảng cá Incomap, Bến Đá, cảng cá Lò Than, cảng cá phường 5… có thể đón tàu cá có công suất 600CV -700CV cập cảng, năng lực xếp dỡ hàng hóa từ 6.000-36.000 tấn/năm.

< Ta thấy một con dốc sau khi qua cái cua. Các thân cây trơ trọi lá khiến cảnh vật thêm phần cổ quái...

Cũng như các làng cá lâu đời của BR-VT, quá trình hình thành và phát triển làng chài Bến  Đá-Bến Đình gắn liền với quá trình tụ cư, mà trong đó chủ yếu là các quá trình di dân tự do từ các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ. Vì vậy, truyền thống văn hóa của các cộng đồng dân cư hội tụ về sinh sống ven biển TP. Vũng Tàu đã có tác động quan trọng trong việc hình thành các lễ hội cũng như nét văn hóa đặc trưng của ngư dân như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội cầu an, lễ cúng biển, lễ mở biển…

< Trèo lên hết cái dốc cao thì mình thấy trước mặt như thía này. Chùa à? Cũng chả phải đâu...

Với bản chất siêng năng, chịu khó, những ngư dân này đã cũng với người địa phương tạo nên những làng chài trù phú, xinh đẹp trong lòng thành phố biển Vũng Tàu. Các thế hệ tương lai tiếp tục ra đời và không ít trong số đó tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Ông Trần Chính (đường Bạch Đằng, phường 5) từ Bình Định vào theo nghiệp biển đã được 40 năm. Sau vài năm chú tâm vào làm ăn, ông gặp bà Nguyễn Thị Lan, người con gái hiền dịu, nết na và 2 người quyết định trở thành bạn đời. Đến nay, ông bà đã có với nhau 5 người con, 4 trai 1 gái.

< Phía trái là cái miếu nhỏ ngáng ngang đường, bát nhang có duy nhất 1 chân nhang, còn mới nhưng không phải được thắp hôm nay, chắc chắn vậy.

“Các con của tôi hiện nay đều theo nghiệp biển, ngoài 2 đứa vẫn vươn khơi bám biển thì còn lại làm việc hậu cần nghề cá. Có thể nói, biển đã đem lại cho tôi tất cả, từ thu nhập, của cải cho đến người bạn đời trăm năm. Làng chài Bến Đình, Bến Đá đã trở thành quê hương của chúng tôi và cả các thế hệ tiếp theo”.

< Qua cái miếu nhỏ thì có dốc con con với vài bậc thang xuống; trong đó là một... gì hỉ? Chùa cũng chả phải, thôi gọi tạm là miếu. Lúc này vị trí mình ở đây >, cách chỗ dựng xe hơn 200 mét đường mòn quanh co. Mình đằng hắng rồi thử ho vài tiếng, có ai không cà?

Một lần được ghé thăm làng chài Bến Đình - Bến Đá đã để lại trong ta những sự trải nghiệm thật sự về đời sống dân chài. Rời Bến Đá khi cái vị mặn mòi dần ở lại sau lưng , tôi mong cho những con thuyền thuận buồm xuôi gió, mong cho đời chài sẽ bớt gian truân.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần cuối

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!