(Tiếp theo) - Trong bài 8, mình đã đề cập đến khu vực đền Đức Mẹ Bãi Dâu nhưng chủ yếu về lịch sử hình thành. Bài này, sẽ ghi tường tận hơn về công trình tâm linh này để bạn không bỡ ngỡ khi viếng thăm.

< Bước xuống vài bậc thang định vào trong rồi mình dừng lại. Xung quanh vẫn tĩnh lặng như tờ, không một chút gió nào. Ngay lúc này, giác quan thứ sáu mách bảo cho ta cái cảm giác có ai đó đang theo dõi nhất cử nhất động của chính mình! Ta đang xâm phạm một 'vùng cấm'? Hay một chốn để ẩn sĩ nào đó rời xa phố thị vào chốn thiền định tĩnh tâm? Có mắt thì phải nhìn thấy quang cảnh trong miếu nhưng mình xuôi tay, không chụp hình. Ta tôn trọng mi cõi bí ẩn của vị ẩn nhân nào đó, không có quyền quấy rầy người khác - vậy nên mình quay gót bước lên nấc thang và rời khỏi nơi này.


< Lúc này đúng 9h30 sáng ngày 12/2, tức là ngày 9 tháng giêng - giờ Bính Tý, ngày Ất Hợi, tháng Mậu Dần - năm Canh Tý. Tự dưng ngay lúc ấy thấy lòng nhẹ nhàng khoan khoái, gió bất chợt nổi lên, mấy chiêc lá khô bay tung tăng...

Đền thánh Đức Mẹ có diện tích 10ha tọa lạc tại Vũng Mây trên sườn núi Lớn. Đền thánh Đức Mẹ là một quần thể kiến trúc ngoạn mục gồm nhiều công trình tôn giáo hoành tráng, nhìn ra Bãi Dâu nên thường được gọi là Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu.

< Bước chân trở ra, tiếng đá lạo xạo dưới chân... Nãy giờ nửa kia đợi chắc lâu dữ à...

< Những vách đá xù xì mé taluy dương, mép vực cũng là đá. Vậy nên để tạo dựng con đường này cũng không dễ đâu. À. đến cái đoạn có cái ký hiệu kỳ quái kia rồi, đã nửa đường ra. Nhìn xuống mé trái, dưới ấy là vực thẳm.

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu được xây dựng lần đầu năm 1969, đến năm 1992 được trùng tu và xây thêm nhiều công trình kiên cố, đặc sắc như 14 Đàng Thánh Giá, đền thánh, nhà nguyện, quầy hàng lưu niệm... Trong đó, công trình nổi bật nhất là đền thờ và tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Kết hợp giữa những tinh hoa của kiến trúc phương Tây với kiến trúc Kito giáo, Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu là một tuyệt tác đầy cảm hứng của những nghệ sĩ tài hoa. Các công trình nơi đây gồm:

< Đoạn này một phần Núi Lớn che khuất các núi ở Bà Rịa, kể cả Núi Nưa. Lối mòn ta đi phải qua cái góc núi phía trước kia, chỗ có lùm cây xanh.

1. Chặng Đàng Thánh giá:

Các tượng 14 chặng Đàng Thánh Giá, do nhà điêu khắc Văn Nhân thực hiện từ những năm đầu thập niên 60. Những bậc đá thênh thang, có nơi rộng đến 4-5 m tạo nên những khúc uốn quanh rất đẹp, với những chiếc cầu bằng bê tông cốt sắt , giả gỗ ván, những thành cầu và đường mang dáng dấp của những cành cây thô kệch làm tăng thêm vẻ sơn giã của những chặng đường thương khó mà Đáng Cứu Thế đã đi qua để lên núi Sọ, chịu chết vì nhân loại.

< Rồi cũng ra đến phía ngoài, nơi nửa kia đang đợi. Có gì không anh? À, chỉ có cái miếu thôi..., về em coi hình nghen...

< Bà xã ở ngoài, chờ lâu nên chụp ít tấm: đây là cái đường phía dưới lên gặp cua tay áo. Nó sâu hun hút...

2. Tượng Đài mẹ Thiên Chúa:

Hình ảnh trắng tinh của Người Trinh Nữ, nổi bật giữa cảnh núi đồi hay trên nền trời xanh đã trở nên quen thuộc đối với Bãi Dâu, hài hòa với cảnh núi Lớn ( hay còn gọi núi Tương Kỳ ) cao 269 mét.
Từ Thành phố Vũng Tàu đi qua con đường ven biển qua Bạch Dinh hướng về Bãi Dâu, ngay ở đường quanh theo triền núi, người ta vẫn có thể nhìn thấy tượng Đức mẹ.

< Đến cái cua tay áo thì mặt đường đã bằng phẳng, cua 'uýnh' nửa vòng tròn... Nãy giờ em cũng chả thấy ai anh à.

Dưới chân tượng là phòng hài cốt nơi an nghỉ của những người con đã từng sống dưới cặp mắt từ ái của Mẹ và khi lìa đời, vẫn mong được mẹ đùm bọc , che chở.

< Còn đây là lúc lão Điền nhà ta đi ra. Dìa mí em, cưng!

< Lại lên xế và đi, từ khoảnh đường bằng bi chừ lại cưỡi dốc, dốc cong queo...

3. Nhà Thờ Bãi Dâu:

Kiến trúc nhà thờ gợi lên một chiếc thuyền , dưới sự che chở, hướng dẫn của đức Maria, với cột buồm là tháp chuông cao 29 mét đưa cao Thánh Giá.

< Qua cái dốc là thấy ngay hai căn nhà 2 bên, chả thấy ai. Thật lòng, lúc này chỉ mong thấy sự hoang sơ thôi, nhà không phải là đích nhắm...
Theo thông tin bọn mình biết thì gần đây có cái quán gà Cô Ba nhưng mình không quan tâm, chốn 'đi' chứ không phải chốn 'ăn'.

< Con xế của mình máy êm lắm. Nhưng trong cái tĩnh lặng này thấy tiếng nó vẫn kêu ồn ã. Nửa kia lại khều: Hồi nãy anh thấy cái gì ở trỏng dzậy? Không có gì, chỉ thấy cái... miếu thôi mà...

Với bề rộng 26 mét, dài 46 mét, nhà thờ Bãi Dâu có đủ cho cho 1000 người ngồi. Tiền đường nhà thờ là nơi có thể làm cung thánh cho những buổi lễ quan trọng với sự tham dự của cả mấy trăm linh mục đồng tế.
Nhà thờ Bãi Dâu là nơi du khách có thể nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng cảnh đẹp bao la, tận hưởng gió biển sau những ngày làm việc mệt nhọc.

< Đường lên núi vẫn vòng vo, lúc bằng, lúc lại vào dốc cao. Có những đoạn tán là giăng ngang đường, rụng đầy dưới lộ chạy nghe lạo xạo...

< Một tấm bảng của kiểm lâm: quá đúng. Mà mùa khô này, một tàn lửa vô ý rớt lên đám lá khô đầy dẫy dưới đất thì thôi rồi...
Có vẻ như mình đang ở gần đỉnh phía Bắc Núi Lớn.

4. Nhà An Dưỡng:

Nhằm đáp ứng nhu cầu cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân muốn có thời gian để nghỉ ngơi bồi dưỡng tinh thần và thể xác. Công trình nằm giữa nhà thờ và nhà hành hương với chiều dài 62 mét, rộng 17 mét gồm phòng họp, hội trường, phòng khách và gần 50 phòng cá nhân.

< Lúc này thấy bầu trời xanh ngắt, không còn gì cản trở. Mé phải đường là cửa biển vịnh Gành Rái. Khi nào trở ra, ta lưu ý chỗ này em nhé.

5. Chặng Đàng Mâm Côi:

Đàng Mâm Côi đã có từ lâu với những đường mòn trên núi đưa bước chân cầu nguyện của khách hành hương vào với thiên nhiên lớn lao núi rừng  và mây nước. Khi tu sửa lại tượng đài, con đường chuyên chở vật tư trở thành Đàng Mân Côi, được hoàn thành vào cuối năm 1995, gồm 20 màu nhiệm mâm côi: Vui, Sáng,Thương, Mừng.

< Những đoạn cua dốc đếm không xuể. Mà nói thật, cũng không gọi là khó để đi những con đường núi này đâu, có điều ta đừng để xẹp bánh hay hết xăng nhé. Cũng cần chuẩn bị tâm lý nếu đi trong mùa dịch - người sẽ hiếm...

Phải nói rằng:Đàng Mâm Côi là một công trình tuyệt đẹp của linh địa mẹ Thiên Chúa, với những bậc đá dẫn đi từ mầu nhiệm truyền Tin, phía trên nhà thờ, len lỏi qua các tảng đá, lùm cây thơ mộng và mát mẻ, lên cao gần tượng đài với mầu nhiệm Đức Mẹ vinh quang trên trời.

< Dừng lại đôi chút vì cái cảnh vật này: Phía dưới đó chắc chắn thuộc phường Thắng Nhất, khu lấn biển trong vịnh Gành Rái còn gần hơn là khu vực cảng Bến Đá. Vị trí lúc này có lẽ mình đang ở đây >.

Các tượng cao 2m50, diễn tả sống động những chặng đường dương thế của chúa Gieessu từ lúc Truyền tin, thờ thơ ấu, qua những giai đoạn thống khổ của cuộc tử nạn hồng phúc và kết thúc trong vinh quang toàn thắng sự chết lên trời.

< Uống ngụm nước giải khát trong bình mang theo rồi bọn mình lại đi. Mùa khô, tất cả đều vàng úa tạo nên cái đẹp rất riêng, còn trong mùa mưa chắc xanh um hết.

< Trông khá giống một đoạn đường nào đó ở Tây Nguyên. Gió đong đưa, là vàng rơi lả tả...

6. Khuôn viên Bãi Dâu:

Bãi Dâu từ sân, đến quanh nhà thờ và đài Đức Mẹ đã được trang rí đẹp đẽ, tạo sự thoải mái cho khách hành hương.
Cổng vào khu tượng đài và nhà thờ đã được xây mới, để khách hành hương tiến theo con đường chính qua công viên với cây cỏ xanh tươi, linh địa Mẹ có bộ mặt đón mời khách hành hương.

< Bất chợt, một ngã 3 hiện ra. Đường chính là phía trái còn nhánh rẽ ở phía phải. Nhánh rẽ có xây bệ viền... Ni mô rựa?
Định bỏ qua nhưng... tò mò nên trở đầu xe, chuẩn bị leo nhánh rẽ dù chả biết trong đó có quái gì.

Du khách vẫn về đây hàng ngày để viếng Đài, để nguyện và bước theo những con đường, những bậc thang mà mỗi chặng đều nhắc nhở mọi người nhớ đến hồng ân cứu chuộc.

Phía bên trái từ cổng vào là nhà vãng lai, với nơi ăn chốn ở và các điều kiện tự nhiên, để các đoàn hành hương về Bãi Dâu viếng tượng đài có thể tạm trú khi nắng mưa.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần cuối

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!