(Tiếp theo) - Nằm cách TP Vũng Tàu khoảng 10km về phía Tây Nam, Long Sơn từng là xã đảo nằm tách bạch với đất liền. Từ khi có 3 cây cầu được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư xây dựng, nghĩ đã giúp đánh thức tiềm năng của vùng đất ngập mặn nằm bên dòng sông Chà Và đổ ra biển Đông.

< Muốn chạy đường vòng quanh núi ư? Thì đây, mình rẽ trái vô con đường nhỏ, vị trí lúc này tại đây >.

Vậy nhưng trước cơn lốc đô thị hóa cùng nhịp sống hiện đại, Long Sơn vẫn nguyên những dấu xưa trên kiến trúc, nếp xưng hô, cùng đời sống hào sảng, chân chất của dân Nam bộ hơn trăm năm trước.

< Giống đường làng quê, thi thoảng hai bên có nhà. Lúc này là 8h24 phút ngày 11 tháng 2.

Hiện tại, nói đến bảo tồn, nhiều người thon thót giật mình vì không tin vào chuyện trùng tu sẽ tốt đẹp hơn trước. Tuy nhiên, di sản Nhà Lớn và những dãy phố, chợ quán, khu lăng mộ ở xã đảo Long Sơn là ngoại lệ. Tất cả đều được chính cư dân bản địa gìn giữ và phát triển nối tiếp thế hệ, biến Long Sơn thành điểm thưởng ngoạn độc đáo về văn hóa Nam bộ trên cung đường du ngoạn TP.HCM - Vũng Tàu.

< Đàn trâu bình thàn nhơi cỏ bên lạch nước.

< Lăng Ông Nam Hải, còn gọi là Long Sơn Cổ Tự (vị trí >), không cần xem bản đồ vì ta cứ phang theo đường láng nhựa mà đi thôi!

Cho đến tận bây giờ, người dân vẫn bầu ra Hương Quản. Mọi việc hệ trọng của nhà Lớn đều do tám vị bô lão này quyết định. Hương Quản là những người có uy tín, được người dân tin tưởng bầu nên. Mọi việc lớn nhỏ của người dân trong thôn vẫn luôn được lấy ý kiến công khai.

< Gió hiu hiu mát rượi, đường vẫn tít tắp, không bóng người; một sự tĩnh lặng đến kỳ lạ...

< Có đoạn nhìn qua bên trái thấy núi Nứa lấp ló giữa rừng cây xanh.

Tám vị Hương Quản được xem như tám vị “hộ pháp” có trách nhiệm phân tích phải trái, nên hoặc không nên làm gì để mang lại những gì tốt nhất cho người dân.

Có những việc tự phát không thể thống nhất nhưng khi qua thẩm định của Hương Quản và phát động thì hầu hết người dân đều nghe theo.

< Thi thoảng có những khúc quanh nhỏ khiến nắng chiếu vào mặt 2 kẻ lữ hành.

< Bình yên đến lạ kỳ. Nói thật, nếu là ban đêm: mình cũng chả ngại chạy trên con đường này đâu! Dĩ nhiên đem là tối hù, chỉ soi sáng nhờ đèn xe... nhưng cái khung cảnh này tạo cho ta sự bình thản giữa chốn bình an.

Ở Long Sơn người nghèo không sợ thiếu ăn. Nhiều thì không có chứ gạo, nước tương, bột ngọt, dầu ăn lúc nào nhà Lớn cũng có sẵn để cho những người thiếu thốn. Người khó nhiều thì cho theo tháng, người khó ít thì một năm cho vài lần coi như động viên họ làm ăn.

< Rồi đột nhiên có một xóm nhà hiện ra.

< Không nhiều, chỉ dăm bảy căn mỗi đoạn... còn bóng người thì... vẫn hiếm.

Không chỉ chăm lo cái ăn, cái mặc mà nhà Lớn còn cùng cộng đồng lo toàn bộ việc ma chay của từng người khi chết theo ý niệm “Nhất gia hữu sự, bá gia cùng lo”.

< Qua Long Sơn mà không ghé di tích Nhà Lớn? Đơn giản là nơi ấy bọn mình đã từng ghé vài lần rồi.

< Cảnh vật đẹp, lại được nhúm hoa giấy đỏ rực tô điểm nên càng kết mô đen, khe khe... Chuyến này không đem theo máy ảnh, chỉ chộp bằng mấy cái ĐT thôi.

Khi có người qua đời, nhà Lớn sẽ trích quỹ mua tặng nhà có đám sáu tấm lá, hai tấm đệm, 4,5 m vải trắng, 4,5 m vải đỏ và một bao gạo cùng các nhu yếu phẩm phục vụ đám ma. Ngoài hiện vật, mỗi nhà có đám còn được hỗ trợ 500.000 đồng để thuê người xây mộ.

< Cả con đường, đến bi chừ mới thấy một chị gái đang chống xe bên kia đường.

Theo tục lệ, đám tang ở Long Sơn chôn trong vòng 24 tiếng đồng hồ, không giết gà, mổ heo, không chấp điếu, không đãi khách viếng, an táng không xem ngày giờ đẹp, xấu.

< Xế hộp phía trước nhưng nó đang đậu, xa xa vẫn là núi Nứa.

< Rồi bọn mình dừng lại ở đây (vị trí >) nghỉ chân, uống nước và phì phèo điếu thuốc.

Ngoài việc chôn cất người chết theo tục xưa, hiện nay phần lớn người dân Long Sơn vẫn tổ chức đám cưới, đám hỏi vào bốn ngày âm trong tháng là 30, mùng 1, 15 và 16, rước dâu đúng giờ Thìn (8 giờ sáng), tiệc đãi thông thường.

< Xéo bên kia đường chính là di tích Nhà Lớn đấy.

Đức tính sống để chia sẻ của ông Trần từ ngày xưa được người đời nhớ ơn. Những ngày lễ chính hằng năm của Long Sơn là mùa Trùng Cửu (9.9 âm lịch) và ngày vía ông (20.2 âm lịch), khoảng 20.000 khách thập phương từ Tiền Giang, Mỏ Cày, Bến Tre, Hà Tiên, Hóc Môn (TP.HCM) hành hương về Nhà Lớn (tất cả đều được đãi cơm chay miễn phí).

< Cục cưng mình chỉ cái... chợ, nhưng ta đi chơi mà em - mua lỉnh kỉnh chở theo mệt! Riêng zợ hai, buộc phải xóa bảng số vì mình sợ 'lệnh truy nả', kha kha...

Lễ cúng hằng ngày ở Nhà Lớn được các phiên trực bắt đầu từ 5 giờ sáng, đầu tiên là nghi thức kỉnh nước (cúng nước), tiếp đến 7 giờ 30 kỉnh cơm, rồi kỉnh bột mì tinh nấu chín, nước hạt sen rang, sái trầu, kỉnh cơm thường, kỉnh mặn… Mỗi giờ đều có phần việc riêng để người trực phiên thực hiện, các phiên trực luôn túc trực ngay cạnh bàn thờ được phân theo từng khu riêng biệt, vừa để canh giữ, và cũng là để hướng dẫn khách tham quan. Ngày lễ lớn có thêm phần kỉnh phối cỗ 65 mâm, gồm các loại như cơm tương rau, trái cây, bánh dẻo, bánh quy...

< Ngồi vệ đường chơi vài mươi phút rồi thì dông, bọn mình hướng về cây cầu Chà Và trên con đường cũng là tên một nhóm đảo giữa biển Đông CỦA VIỆT NAM là Trường Sa 

Xã đảo Long Sơn từ lâu nổi tiếng bởi còn giữ nhiều nét đẹp thiên nhiên. Người dân hiền hòa, hiếu khách, xưa sống chủ yếu bằng nghề đi biển, làm muối. Ngày nay, ngoài làm ruộng, làm muối, người dân nơi đây còn sống bằng nghề nuôi hàu, cá bè, làm du lịch và chế biến hải sản.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17...

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!