(Tiếp theo) - Dulichgo bi giờ là cái kho dữ liệu khổng lồ, vậy nên chắc chắn là thông tin về Vũng Tàu chắc cũng đã nhiều bộn. Lần này, mình nhắc lại đôi chút về thành phố biển này xem như bổ xung thêm thông ti cho các bài cũ.

< Ngay ngã 3, nhìn cái lối rẽ lên như thía này đây. Nói lên vì nó dốc, dốc khá cao. Ta chạy lên nào...

Vũng Tàu là một thành phố biển, một bán đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

< Đường lên nơi nào cao hơn bắt buộc nó phải 'ẹo', vòng vo con rắn con rít chủ yếu để giảm độ nghiêng chứ thẳng đuột mà tiến thì chắc chỉ có xe tăng lên nổi thôi.

Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được chuyển đến thành phố Bà Rịa. Thành phố Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam Bộ. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi.

< Qua hai cái cua thì cái cổng này hiện ra: Đường vào chùa ư? đích thị! Bọn mình trèo núi chứ không nhắm cảnh chùa, vậy nên xì tốp, ... vòng đầu xe và trở xuống dù cửa chùa vẫn rộng mở.

Trở về dòng lịch sử cũ: Vũng Tàu được biết đến từ thế kỷ 19 với tên gọi là trấn Chân Bồ. Có lần, sứ giả Châu Đạt Quan theo sứ đoàn Trung Hoa đi thăm kinh đô Angkor của Chân Lạp (nay thuộc Campuchia), lúc về kể lại rằng: "Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang... đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhờ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp."

< Trước lúc quanh đầu, bà xã rời xe và đi bộ xuống dốc nên mới chộp được cái ảnh này, xem để thấy cái dốc cao nhiêu. Anh chạy đi, em đi bộ!

Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy. Trong bộ Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) năm 1776 của Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư."

< Trở xuống cái ngã 3 khi này đừng chờ, bà xã lót tót xuống sau - mình đi anh!

Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南一統志) thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: "... trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu."

Từ năm 1775, tàu thuyền của Bồ Đào Nha và Pháp ra vào vùng biển Vũng Tàu để buôn bán, trao đổi hàng hóa, và từ đấy người Pháp gọi Vũng Tàu với tên Cap Saint-Jacques (Ô cấp)[4] (nghĩa là "Mũi đất của Thánh Giacôbê"). Vào cuối đời vua Gia Long (1820), triều đình nhà Nguyễn đã điều ba đội quân đến đây xây dựng đồn lũy, chống hải tặc, trấn giữ cửa biển, bảo vệ sự bình yên cho vùng biển này.

< Đường đi vẫn thía này đây: hoang sơ, tuyệt đẹp. Tính từ lúc chạy ngang trận địa pháo có gặp hai ba người thì đến lúc này, vẫn chưa hề thấy ai khác - Bọn ta một mình một cõi!

Trong thời kỳ Pháp Thuộc (1859–1945):

Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã chết

< Tấm ảnh đẹp bị ngón tay cưng của nửa kia 'ăn mất' một miếng! ĐT có dán cái móc khoen, em thò ngón tay móc vào đó, không cần dùng 2 tay - Tại em chưa quen...

Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.

< Quan cảnh thay đổi liên tục, đẹp thì thừa, chỉ thiếu có người thôi. Nhưng thú thiệt... chả cần thấy người vì xế ổn, xăng đầy, xịt lốp ta cũng 'có đồ chơi' thì việc gì phải ngại?

Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.

< Ít người lên ngõ này đối với bọn mình là sự tuyệt vời. Trong ngày hôm qua, đường lên Núi Nhỏ - hải đăng thì khá đông nhất là khúc dưới thấp, lên cao rồi thì ít hơn.

Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.

Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.

< Hay một cái là không phải đường cứ dốc lên đâu nhé, có đoạn tự dưng đổ dốc rồi sau đó lại leo dốc. Nói chung, đa phần an toàn vì bên núi bên vực không có ngoại trừ khúc vào chốn am tiên (tiên hay ma hỉ?).

Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thị xã (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã. Dân số vào thập niên 1930 là 8.100.

< Xuống rồi bi chừ lại lên đây. Lúc này nắng đã khá gắt nhưng không nóng, gió vù vù bên tai.

Thời Việt Nam Cộng Hòa (1956–1975)

Vũng Tàu thời bấy giờ còn là nơi có nhiều trại lính của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhiều căn cứ quân sự của Mỹ và quân đồng minh đồn trú. Trong giai đoạn 1964 - 1972, quân đội Hoàng gia Úc đã huy động tổng cộng 61.000 quân Hải, Lục, Không quân đến phục vụ tại Vũng Tàu. Phi trường Vũng Tàu trở thành một sân bay quân sự quan trọng tại Nam phần.

< Nhớ lời thèng con ở nhà dặn: ba mẹ đi lên núi giấc sáng hay xế chiều chứ đừng trễ quá. Hỏi vì sao, nó nói trễ thì... vắng lắm. Chẹp, vắng đã sao nà. Cái đôi 'phẹt' này vẫn khoái vắng đó thôi - ở SG no người rồi. Hồi trước, đi nhiều chuyến ví dụ như trên đường HCM, vài chục cây số có thấy bóng ai đâu? Nhưng con mình chắc nó sợ thiếu an toàn. Thôi thì, ai chẳng có lúc 'tăm'? Có 'chạy số' ở chùa 'Ba Vòng' cũng hổng được!

< Đoạn này cây mọc xòe ra như cái mái hiên! Trú mưa ngon à, he he. Mùa khô, duy nhất chuyến này mình không đem áo mưa theo. Thêm choáng chỗ vì trong cốp và túi trên baga đã nhóc mấy bộ đồ rồi. Mà giấc này làm sao mưa cho nổi?

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giải thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy mới thành lập.

Ngày 30 tháng 1 năm 1957, Nghị định số 6-BNV/HC/NĐ của Bộ Nội vụ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Phước Tuy. Trong đó, quận Vũng Tàu có 1 tổng (Phước Hưng Trung) và được chia thành 4 xã: Thắng Tam, Thắng Nhì, Thắng Nhứt, Sơn Long.

< Tiếng xe vẫn rù rù, 'đại lộ' vẫn quanh co... Ta tự ngẫm con đường núi này dài thiệt!

Ngày 20 tháng 3 năm 1958, Bộ Nội vụ tiếp ra Nghị định số 76-BNV/HC/NĐ sửa đội nghị định trước đây. Quận Vũng Tàu bao gồm 5 xã: Vũng Tàu, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Sơn Long. Quận lỵ đặt tại xã Vũng Tàu.

< Lại một khúc quanh gắt. Theo thói quen: mình thường nháy còi trên những con đèo hẹp này cho an toàn nhưng ở đây, mình không nỡ phá vỡ sự tĩnh lặng nơi mô - nô còi, nô lấn, nô nhanh... sẽ an bình thôi!

Ngày 1 tháng 2 năm 1960, Nghị định số 114-BNV/NCĐ/NĐ của Bộ Nội vụ đổi tên xã Sơn Long thành xã Long Sơn.
Ngày 8 tháng 9 năm 1964, quận Vũng Tàu được cải biến thành thị xã Vũng Tàu trực thuộc trung ương theo Nghị định số 243-BNV/NC của Bộ Nội vụ. Tên chính thường được biết tới tên gọi Đặc khu Vũng Tàu.

< Bạn thấy không? Đẹp đến mức ta phải say đường! Nói thật, bi chừ đường này có dài gấp 10 lần nữa thì bọn mình cũng sẽ đi đến cùng, không bỏ qua đâu...

Ngày 30 tháng 3 năm 1965, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 55/SL-NV chia địa phận thị xã Vũng Tàu thành nhiều khu phố. Sau đó, ngày 13 tháng 4 năm 1965, tên gọi các khu phố được ấn định như sau: Khu phố Vũng Tàu (từ xã Vũng Tàu), khu phố Thắng Nhứt (từ xã Thắng Nhứt), khu phố Thắng Nhì (từ xã Thắng Nhì), khu phố Thắng Tam (từ xã Thắng Tam). Đồng thời, thành lập thêm khu phố Phước Thắng thuộc thị xã Vũng Tàu trên cơ sở sáp nhập xã Khắc Kỷ và một phần đất xã Phước Tỉnh thuộc quận Long Điền. Xã Long Sơn chuyển về quận Long Lễ, tỉnh Phước Tuy.

< Đường đi sau khúc quanh thấy thấp thoáng phía trước, rất tĩnh lặng vì mình chạy tà tà, chậm để ngắm để nghía...

Ngày 22 tháng 8 năm 1972, Tổng trưởng Nội vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lại ban hành Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NÐ, đổi các danh xưng "khu phố" của thị xã thành phường.

< Rồi đột nhiên ta thấy biển cùng với những chiếc tàu mé phải, bên trái cũng có biển nữa nhưng không chụp kịp. Ta đang ở trên 'sống lưng' của núi Lớn đó em, nơi có thể nhìn thấy cả 2 bên với độ cao tầm hai trăm mét. Chuyến về, ta sẽ xem kỹ lại nơi đây.

Ngày 22 tháng 8 năm 1974, các khóm Bình Lợi, Bình Hải và Sao Mai của phường Thắng Nhì được tách ra để lập phường Phước Hải. Như vậy, tính đến cuối tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu có tổng cộng 6 phường: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Hải và Phước Thắng.

< Lá thu vàng ư? Không, đã quá xuân. Dân Nam gọi nôm na mà mùa nắng mà tháng tư là đỉnh điểm còn bi chừ mới tháng 2. Trong mùa mưa, chắc con đường này sẽ xanh um. Vậy nhưng mùa khô cũng có cái đẹp rất riêng.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu được đổi tên thành thành phố Vũng Tàu trực thuộc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mới tiếp quản.

< Thỉnh thoảng, bảng cảnh báo lửa xuất hiện. Suốt từ chân núi đến bi giờ, mình không đốt điếu thuốc nào. Nhịn ủng hộ chống lửa ư? Nói thật lòng, mình... quên cả việc hút thuốc chỉ vì say đường, say cảnh!

Tháng 2 năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy và thành phố Vũng Tàu. Vũng Tàu trở thành thị xã trực thuộc tỉnh Đồng Nai.

< Bạn vẫn có thể hút thuốc đó chứ. Tuy nhiên quên cái dzụ vất hay búng cái đầu lọc còn đó lửa đó đi bừa bãi. Tốt nhất hãy dụi nó trên mặt đường hay đế giày rồi... bỏ cái đó vào gói thuốc lá của bạn và đem về. Rác của tôi, của bạn không thuộc về nơi đây đâu ạ.

Ngày 30 tháng 5 năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Đặc khu được chia thành 1 quận (Côn Đảo) và 5 phường: Châu Thành, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Thắng và xã Long Sơn.

Ngày 14 tháng 5 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 58-HĐBT điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Theo đó, giải thể 5 phường hiện hữu, thay thế bằng 11 phường mang số thứ tự từ 1 đến 11.

Tháng 8 năm 1991, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập từ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo và 3 huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, thành phố Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở 11 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và xã Long Sơn của đặc khu vừa giải thể và trở thành tỉnh lỵ.

< Lại vào một khúc quanh gắt. Xem bản đồ, chắc chắn lúc này bọn mình ở đây >. Thật ra, chuyến Vũng Tàu này là ngẫu hứng nên bọn mình hoàn toàn không điều nghiên trước mọi thứ trên núi. Chỉ lúc ở nhà thèng con mới coi bản đồ, coi là để biết đầu ngõ lên thôi chứ hoàn toàn không biết trên ní có cóc gì ngoài Hồ Mây. Không biết, tự khám phá cũng có cái khoái riêng đó chứ!

Ngày 16 tháng 9 năm 1999, thành phố Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại 2.

< Thứ gì đó có vẻ sắp xuất hiện trước mắt: Mô rựa?

Ngày 22 tháng 10 năm 2002, thành lập phường 12 (tách ra từ phường 11).

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập phường Thắng Nhất (tách ra từ phường 9).

Ngày 24 tháng 12 năm 2004, thành lập 3 phường: Thắng Tam (tách ra từ phường 2), Nguyễn An Ninh (tách ra từ phường 8) và Rạch Dừa (tách ra từ phường 10).

< Đó chính là cái 'Hết đường', thiệt ra đây là cái cổng hậu của KDL Hồ Mây (vị trí >). Coi bộ ít người đi nên hoen rỉ, cũng chả thấy ai trong đó.

Ngày 23 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngày 16 tháng 12 năm 2014, đổi tên phường 6 thành phường Thắng Nhì.

Ngày nay, Thành phố Vũng Tàu có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 16 phường và 1 xã.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần cuối

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO! *