(Tiếp theo) - Bài trước đã đề cập đến mấy cái núi to chà bá bao giờ sẽ mất tiêu vì các mỏ đá thì bài này sẽ nói về chuyện linh tinh nghen.

< Thay vì ra QL51, bọn mình rẽ trái đi đường Trịnh Đình Thảo rộng thênh thang, mới toanh!

Máy ảnh là thứ không thể thiếu trong các chuyến đi của bọn mình. Thiếu nó, lấy gì ghi lại những khoảng khắc mà bọn mình đã vượt qua. Thiếu nó, về chưa chắc nhớ rõ các lộ trình và thiếu nó, các bài viết khác gì những bài chay tịnh - tha hồ tán vung nói phét chuyện trên trời dưới biển - lấy răng mô mà bằng với chứng?

< Điều đặc biệt ở đường ni là có rất nhiều vườn cây cảnh, cây kiểng.

Hồi trước, bà xã thủ cái Canon còn mình múa cái Nikon L120. Cái Canon í cày dữ tợn lắm, vượt biết bao chuyến đi và cho ra biết bao ngàn tấm ảnh hết gần trọn đường ngang dọc miền Trung và một phần Tây Nguyên. Vậy mà lần đó, nửa đêm, cái ồng nước bể. Bể, mất nước đã đành, lênh láng nhà cửa cũng cam. Ấy vậy nó còn phun thẳng vào cái tủ đựng mấy cái máy ảnh, netbook gần đó.

< Ai kia trông quen quen? Làm sao không quen được vì đó là 'nửa kia'. Thiệt ra mình tấp vào lề đường, xem sơ đường đi: Đường này nếu chạy thẳng sẽ ra hồ Đá Xanh và núi Đức Mẹ Long Hương (gọi là núi nhưng thật ra nó thấp thôi và bị mỏ đá ăn hết một nửa rồi - vị trí >).

< Còn Hồ Đá Xanh thiệt ra chỉ là một hố trũng lớn, tàn tích do mỏ đá để lại sau khi khai thác. Nước mưa trút xuống đọng lại - phúc đức bảy đời: nó có nước trong xanh chứ không đen thui. Dzị nên nó trở thành chốn check-in của giới trẻ. Thôi thì người ta check-in còn mình check-out.

< Chạy đã một hồi rồi rẽ nhánh trở ra quốc lộ.

Cái netbook thoát nạn tai nhờ nằm ở hộc trên. Cái Nikon cũng hú vía nhờ úm trong bọc xốp. Còn ẻm Canon thì lãnh đủ! Mà phải chi trong máy không có pin thì cũng đỡ, chỉ cần lau nước, sấy khô là em nó lại có thể lên đường cùng 'bè lũ' đi chu du khắp chốn thiên hạ...

< QL khá vắng ở đoạn này, lúc ni đã 8h30 sáng.

< Sắp đến ngã 3 Long Hương. Mình chạy xe cẩn thận lắm nhưng khi đến ngã 3 này tự nhiên lú lẫn, quẹo trái bừa không chờ đèn, hút chết - cái đầu nó ngu rồi ư?

... Nhưng nó vắn số: cầm cái máy ra khỏi học tủ - trong cái bao chứa máy nước lỏng bỏng, mở nắp pin thấy 2 cục Camelion ướt sũng nước. Lau sạch, sấy tá lả đến chiều thì bỏ pin vô thử: Lặng tăm chứng tỏ rằng em nó đã băng hà! Dzị là toi một con!

< Vô nội ô Bà Rịa, bên trái là Nhà thờ Chánh tòa BR. Ảnh sau chụp chính diện hư nên đưa ảnh này.

Mấy chuyến rồi, cái Nikon làm chủ đạo. Nửa kia khi ra khỏi nhà, vào chuyến đi là đeo nó lên cổ - dọc đường bắn lia chia, chỉ đến khi vô quán đớp thì mới cất đi... vì kinh nghiệm để đời cho thấy ăn uống mà cứ đeo cái chộp lòng thòng, chộp từa lưa... thì chắc cú đến 80% là bị tính tiền mắc. Không mắc nhiều nhưng mắc hơn người ta, dzị là thiếu công bằng, ha ha...
Tốt nhất, cứ lôi cái alô ra mà xỉa vô dĩa. ĐT ngày nay bình thường quá mà, đang ăn cũng quẹt, đang đớp lại càng quẹt quẹt - ai mà quan tâm!

< Thành phố Bà Rịa cách thành phố Hồ Chí Minh 90km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Vũng Tàu 25km về hướng Nam. Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL 51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa - Nhơn Trạch - Đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu.

< Đường Cách Mạng Tháng Tám - Bà Rịa đẹp đó chứ: khang trang rộng rãi.

Riêng mình: ăn ké bằng mấy cái điện thoại. Cái Lumia chụp cũng tạm, nhất là cái Redmi của bà xã thì ok. Chỉ phiền chút là về lấy ảnh rồi lọc lựa từ mấy nguồn - thời gian sai một ly đi một dặm khá phiền toái... chứ không phải như hồi trước: về nhà - cắm các máy ảnh vào PC là phần mềm tự moi, tự sắp xếp hình ảnh theo đúng ngày giờ, thậm chí còn chia ra từng folder theo ngày - phẻ re, viết bài cũng thoải mái!

< Phía trước là trường Dầu Khí và ký túc xá to chành. Thành phố quen, nếu dẫn không quen thì cứ coi mấy cái bảng hướng dẫn đường là chạy tuốt.

Chừ Lumia đi tong, mình tậu cái Redmi 7. Không hảo hàng Tung khựa nhưng thật tế, một số thương hiệu của họ xài rất chiến, lại rẻ nữa chứ!

< Cổng chào thị trấn Long Hải phía trước (vị trí >). Nó cho biết là đối tượng đã vào vùng đất biển LH, hãy cư xử cho đàng hoàng với thiên nhiên tụi tui - helo Long Hải, vùng đất thân quen!

Vậy là bắt đầu từ đó, chuyến đi chủ lực bằng cái Nikon - Điện thoại là 'thợ phụ', nhiệm vụ chính dùng coi bản đồ. Ấy vậy nhưng chuyến này Nokon bắt đầu lu mờ. Nói đơn giản là chộp bằng mấy cái điện thoại... tiện quá!...

< Rẽ trái là đi Hồ Tràm (theo đường 36 đâm ra ven biển - thiệt ra đường mô cũng cắt ngang thị trấn, qua vùng quy hoạch mới) còn phải là Long Hải (vị trí >).

Xưa cứ canh theo máy chộp mười mấy megapixel - điện thoại khi ấy chỉ bèo nhèo vài megapixel nên cho hình ảnh xấu hoắc. Nay thì chộp bằng cái alô đâu kém gì, nó chỉ thua các bước tinh chỉnh với cái zoom. Ảnh bình minh hay hoàng hôn khéo tốn công chỉnh một tý, Nikon cho hình đẹp lòi phèo. Còn thác nước, ngọn núi... hay gái đẹp (hì hì) đứng xa xa thì zoom một phát kéo lại gần xịt do cái Nikon có quả zoom 21 không tính kỹ thuật số.

< Lại ngã 3: rẽ trái là vô trung tâm Long Hải còn quẹo phải là Phước Tích, Vũng Tàu luôn nếu qua cầu Cửa Lấp.

Vậy nhưng nó vẫn phiền hà lắm: Máy ảnh nặng, alô nhẹ - Máy ảnh không kiêm nhiệm chức năng, alô có tất tật - Máy ảnh khởi động chụp chậm hơn đôi chút so với alô - Máy ảnh lấy pin ra sạc thì không còn xài được, alô đang cắm sạc vẫn xài tất tật - Máy ảnh chụp lung tung dễ bị chửi, bị chém (chặt); alô cứ nhấn bừa chả ai nói gì - Máy ảnh phải lau kỹ ống kính bằng bông hay loại giấy chuyên nghiệp, alô cứ chà lên vạt áo là xong!

< Công viên Ngã 3 Lò Vôi: rẽ phải đi Phước Tích còn trái thì vô trung tâm thị trấn Long Hải. Ta vào vùng thị tứ thôi!

< Đường vô trung tâm là DT44A, qua chợ cứ chạy miết dĩ nhiên sẽ đến chốn này: Mộ Cô Long Hải.

Chậc, kể hoài hổng hết nhưng thôi thì thì thật tế: chuyến này giảm xài máy ảnh, tăng alô. Bà xã dị ứng với cái cách chụp bằng điện thoại nhưng chuyến ni, sau khi dán cái móc để xỏ ngón tay thì phán xanh rờn: Anh ơi, chắc sau này đi, mình không đem theo... máy ảnh nữa, em thấy chụp bằng cái này tiện quá!

< Mình đậu đàng này, đàng kia có bà bán cá cho chiếc xe khách đậu gần đó...

Kha kha kha, dzị là Nikon hết thời! Thôi kệ, mình đi chơi, đi phẹt chứ đâu phải săn hình để thi nhiếp ảnh mô? Thập chí nhiều cái ảnh thấy ghê, về chỉnh sửa thấy bà nhưng post lên bài vẫn xinh như... hoa hậu, pà kon thông cảm vẫn xem từa lưa đó thôi mà.

< Người bán thì nổ tá lả đây là cá ngát cá thu - thu này chắc 'thu đạm' hay 'thu cúc' quá, ông xe ôm gần đó nói dzị, he he...

Còn cái vụ này nữa: Tày mày táy máy, nay truy ra Google Map nó theo dõi mình sát... đít! Mình đi mô, nó biết tất! Chở nửa kia đi chợ: nó cũng biết luôn. Trong chuyến phẹt, Google Map biết ráo cả lượt đi lẫn lượt về, biết cả mình... lên núi Dinh!

Tiên sư nó, dìa Gugồ ỏn ẻn hỏi mình 'bạn có thích cảnh vật nơi này không?', 'bạn nhận xét thía nào về quán ni ở Long Hải?', he he... Hỏi cái bà nội mi!

< Quay lại, thấy bà xã đã bay cao! Ke ke, khoái chộp bằng cái alô roài nghen!

Trong thật tế, ta có thể cho nó theo dò xét (chọn) hay yêu cầu nó cút xéo (bỏ chọn) nhưng tên thám tử tư này cũng có nhiều lợi ích. Cụ thể như trong chuyến đi, có thể mình quên bà nó cái lộ trình chi tiết qua Bà Rịa hay Long Hải.

Vậy nhưng mở hắn ra (Google Map), tìm trong 'Dòng thời gian của bạn' thì nó lộ ra chình ình! A ha, tên này đã qua đây, đi đường nì, ở nhà nghỉ này, ăn quán ni...! Trời hỡi, một tên khốn ác ôn lợi hại... nhưng lại lợi mình nếu thông tin đó mình thấy cần thiết!

< 'Ở trển' chụp biển...

Mửng này các quý bà xã muốn canh me quý ông chồng đi nơi mô thì gắng đột nhập vô ĐT của đối tượng rồi login vô bản đồ: Chít cha rùi, chạy đâu cho thoát đây?

Bởi vậy, lâu lâu Googlemap lại hỏi 'Bạn thấy chức năng này ra sao? Có cần duy trì không?'... để chứng tỏ rằng tui (Googlemap) không phải là... kẻ gian tế, thông đồng - Đơn giản chỉ là nhiệm vụ thôi!

< Rồi lại lia cái alô xuống đây dính ngay cha nụi Điền.

Tạo bản đồ lộ trình, điều nghiên, ghi chú, xem quá khứ... Nói chung là không có cái này thì dân phượt nhức đầu, dân phẹt mất hứng - không còn những lộ trình bá láp cho pà con xem chơi phải không?
(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!