(Tiếp theo) - Giáo xứ Vinh Châu được thành lập năm 1955. Đại đa số gia đình thuộc gốc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Giáo phận Vinh. Số giáo dân ban đầu khoảng 2.300 người, được chia thành 6 họ: Xuân Phong, Nghi Lộc, Phi Lộc, Đông Yên, Phú Linh và Vĩnh Hoà. Địa bàn giáo xứ trải dài trên 2 km dọc theo trục lộ Ngãi Giao – Hoà Bình.
< Trở đầu xe chạy vào, đây là nhà thờ giáo xứ Vinh Châu thuộc xã Bình Giã.
Ngày 05.05.1986, toà Giám Mục Xuân Lộc ký văn thư số 420.1.TGM quyết định phân chia lại địa bàn hai giáo xứ Vinh Hà và Vinh Châu cho thuận lợi và hợp lý hơn trong sinh hoạt của hai giáo xứ.
< Thật ra, kết cấu nhà thờ với 2 mái bình thường nhưng mặt ngoài có kiến trúc độc đáo đánh lừa thị giác người xem, đẹp thiệt nghen!
– Họ Phi Lộc và họ Vĩnh Hoà trước thuộc giáo xứ Vinh Châu nay thuộc giáo xứ Vinh Hà.
– Họ Văn Yên và họ Gia Hoà trước thuộc giáo xứ Vinh Hà nay thuộc xứ Vinh Châu.
< Mé trái có dãy nhà nguyện cổ, chắc đang được tu sửa.
Như thế, giáo xứ Vinh Châu hiện nay bao gồm 6 họ: Xuân Phong, Nghi Lộc, Gia Hoà, Đông Yên, Phú Linh và Văn Yên cộng với một giáo điểm truyền giáo tạm gọi là Ruộng Tre, thuộc người dân tộc Châuro.
< Dường như nhà thờ vừa tổ chức trại hè cho thiếu nhi, các trang trí công cụ còn ngổn ngang.
Từ một đoàn di dân, bỏ quê cha đất tổ đi lập cư đất khách, trở thành một giáo xứ lớn mạnh về mọi phương diện như hôm nay.
< Chơi một chút rồi đi, lúc này đã 7h kém 10 - thôi thì ghé đâu kiếm bữa sáng cái đã. Đây chính là con đường Ngãi Giao - Hòa Bình.
Nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1992 với kích thước 68 m x 30 m x 21 m, được hoàn tất vào năm 1996 cùng với tháp chuông cao 33,5 m. Nhà xứ xây năm 2003, Nhà sinh hoạt khánh thành năm 2010. Giáo xứ còn có Đài Đức Mẹ xây 12.1968, tu sửa 05.1986, đại tu, làm sân, ghế và đặt tượng mới 10.07.2005. Tại đồi Gia Hoà còn có tượng đài Đức Mẹ Fatima xây từ năm 1957 và đài Chúa Kitô Vua hình thành năm 1990.
< Trước mặt là vòng xoay Ngãi Giao, đường cắt ngang là QL56. Bọn mình rẽ phải (vị trí >).
Lại nói về vùng đất này:
Xã Bình Giã nằm ở phía đông trung tâm Huyện Châu Đức, có tổng diện tích tự nhiên 1.796,14ha; trong đó đất nông nghiệp (đất đỏ Bazan, đen sỏi 1.617,88ha trải dài theo con đường liên Huyện, Mỹ Xuân – Hòa Bình.
< Hội thánh Tin Lành Ngãi Giao nè.
+ Đông giáp : Xã Bình Trung
+ Tây giáp : Thị trấn Ngãi Giao – Bình Ba
+ Nam giáp : Xã Đá Bạc
+ Bắc Giáp : Xã Quảng Thành – Bàu Chinh – Kim Long
< Công viên tượng đài Chiến Thắng Bình Giã.
< Bắt đầu ra khỏi thị trấn Ngãi Giao.
Tổng dân số trung bình toàn xã là 9650 người/2123 hộ được chia làm 07 ấp và 52 tổ đoàn kết khu dân cư. Trong đó dân tộc Chơ-ro là 42 hộ, dân tộc Mường 01 hộ, dân tộc Hoa 01 hộ, dân tộc Tày 02 hộ, còn lại là dân tộc Kinh với 2084 hộ.
< Nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ TNXP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi vào... 3km.
< Quán nước mát hè, nhưng thôi tranh thủ tránh cái nắng giữa trưa.
Xã Bình Giã là vùng đặc thù tôn giáo có tỷ lệ dân cư theo đạo Công giáo chiếm 90,6% dân số (có 1925 hộ/8660 khẩu), chủ yếu là dân di cư từ các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vào làm ăn sinh sống từ năm 1954, mang theo nhiều phong tục, tập quán, nếp sống và tồn tại xuyên suốt trong quá trình lập nghiệp tại địa phương. Số hộ còn lại theo tôn giáo khác và không theo tôn giáo: chiếm 9,3 % số hộ (có 198 hộ/640 khẩu).
< Quốc lộ 56 khá là thưa xe, chạy sướng. Trời hôm nay lại không nắng gắt nữa chứ!
Xã Bình Giã có 01 trường tiểu học đã công nhận là đạt chuẩn quốc gia 05 năm liền công tác phổ cập giáo dục tiểu học và 01 trường cấp 2 đạt chuẩn phổ cập THCS 02 năm liền.
< Chùa Phước Long bên kia, bên ni là rừng.
Xã có 01 trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về khám chữa bệnh từ năm 2007 đến nay, trong đó trạm y tế xã thực hiện tốt các hoạt động khám chữa bệnh, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh phòng dịch, an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh trên người.
< Ngã 3 của mình à? Chưa phải em ơi, đây là ngã 3 Láng Lớn - Xà Bang - Ta đi đường này cũng được nhưng sẽ xa hơn, còn muốn thông qua đường Liên Sơn - Liên Hiệp 2 thì phải cày rừng.
Tổng diện tích đường giao thông nong thôn hiện có là 45 Km, trong đó đã nhựa hoá được 15 Km với tổng số tiền nhân dân cùng đóng góp là 800 triệu đồng. Làm mới và sửa chữa các tuyến đường nội đồng liên Ấp Gia Hòa Yên -Vĩnh Bình; đường Cẩm Trường Nghi Lộc; đường nội đồng N1; đường Lộc Hòa – Đông Linh – Nghi Lộc; đường liên xã Bình Giã – Đá Bạc.
< Rời khỏi khu dân cư, bây giờ hai bên chỉ toàn là rừng, rừng cao su _ Lúc này bọn mình nơi ni >).
Là một xã thuần nông, dân cư sống tập trung theo ô bàn cờ có cơ cấu kinh tế địa phương hiện nay được xác định theo cơ cấu Nông nghiệp (80%) – Tiểu thủ công nghiệp(5%) – Thương mại dịch vụ (15%) tương ứng. Trong đó chăn nuôi heo (trung bình khoảng 10.000 con – không kể lợn sữa), trồng cây công nghiệp lâu năm (như cây tiêu, cà phê, điều) và các loại hoa màu khác (lúa, bắp, mỳ) được xác định là hoạt động kinh tế chủ lực của địa phương.
(Còn tiếp)
Lại vào chuyến hành trình - tháng 7
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần cuối
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
2 Comments
Hình như QL 56 anh ơi ,chắc nhầm tí xíu he he đính chính ngay thôi .
Trả lờiXóaSorry anh, tôi tửng rồi!
XóaĐăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.