(Tiếp theo) - Địa danh đáng chú ý chốn này chính là Hồ Sông Ray. Hồ được hình thành bởi việc con đập ngăn dòng sông Ray, hồ rộng 2.503 ha nằm trên địa phận hai tỉnh là huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu).

< Rời con đường có tên ngộ nghĩnh là Cà So của thôn Xuân Tân, bọn mình rẽ trái ra con đường lớn Ngãi Giao - Hòa Bình.

Hồ Sông Ray nằm cách thành phố Bà Rịa khoảng 37 km về hướng Đông Bắc. Hồ ngăn dòng chảy của con sông Ray, phát nguyên từ tỉnh Đồng Nai rồi đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu thành con sông với lưu lượng trung bình 450m3/giây.

< Nói chính xác hơn, Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Hòa Bình mới là chuẩn. Toàn tuyến đường có chiều dài 48 km, kết nối các QL 51, 56 đi qua TX. Phú Mỹ - Châu Đức- Xuyên Mộc.

< Từ năm 2004, tỉnh đã phê duyệt Dự án “Nâng cấp mở rộng đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Hòa Bình” do Sở GT-VT làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, ngay từ khi thực hiện dự án đã gặp nhiều khó khăn về vốn nên đến nay mới thực hiện hoàn chỉnh được đoạn từ Mỹ Xuân (TX.Phú Mỹ) đến cầu Suối Lúp chừng 20km. Còn lại 28km (chia làm 2 đoạn: Từ QL 51 đến phường Mỹ Xuân dài 3km và từ cầu Suối Lúp - thị trấn Ngãi Giao - đến QL 56 - huyện Xuyên Mộc dài 25km) hiện chưa được cải tạo nâng cấp.

< Do vậy, họ cho sửa chữa bằng cách dặm vá ổ gà nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho người dân đi lại. Đồng thời, do khó khăn về vốn nên trước mắt, Sở đã kiến nghị UBND tỉnh, trong năm 2019, xem xét việc cải tạo, nâng cấp đường từ Suối Lúp đến cầu Ngãi Giao, dài 0,7km, đền bù giải phóng mặt bằng và thi công hoàn thiện mở rộng mặt ngang đường 36,6m theo tiêu chuẩn đường đô thị.

< Khúc nào còn xấu thì chả biết nhưng đoạn mình đi thì lý tưởng như bạn thấy đấy.

< Qua chùa Khánh Tân một đoạn thì tới vòng cua này (vị trí >).

Công trình hồ sông Ray được khởi công từ ngày 18/12/1995, với diện tích mặt hồ hơn 2.000 ha, trữ lượng 9 tỷ m3 nước, tổng kinh phí 1869 tỷ đồng (thời ấy) từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ và ngân sách tỉnh.

< Do đã xem bản đồ lộ trình trước đó nên bọn mình dừng ngay đường dẫn vào hồ Sông Ray (vị trí >) và... ngắm nghía.

< Con dốc thì đúng hơn, dốc dẫn vào hồ và nhà máy nước Sông Ray khá khiếp...

Sau khi hoàn thành, hồ sông Ray sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Bà Rịa và tưới 9.151 ha cho đất nông nghiệp của ba huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Long Điền.

< Nhưng khiếp gì thì khiếp, mình vẫn trả số 1 rồi chạy lên. Đá lưng tưng bằng trái chanh trái cà lạo xạo dưới bánh, vũng tay lại là ok dù dốc khá cao.

< Hết con dốc kinh dị thêm 1 đoạn thì đường... lại tốt! Kỳ vậy cà? Nhà máy nước 'hú họa' dân phượt nên để khúc đầu đường như vậy cho bà con ngán à?

< Qua nhà máy nước Sông Ray.

Bên cạnh việc phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, làm trong lành môi trường sống, hồ còn có trữ lượng cá đáng kể và từng là địa điểm lý tưởng của các cần thủ miền Đông Nam bộ. Mùa khô, mực nước trong hồ giảm xuống gần nửa, nhiều nơi nước cạn để lộ những đảo đất màu nâu đỏ với những hình dạng và đường nét kỳ lạ.

< Đường vào hồ vắng teo, không bóng người.

< Chạy qua cổng miệng xả (cổng 2) thêm một đoạn nữa thì gặp cái cổng này ngay giữa đường. Cổng mở nên bọn mình vượt qua.

Do những dãy đất ven hồ cùng những mô, đụn đất trong lòng hồ có cấu tạo rất mềm, nước rút xuống đến đâu sóng nước xâm thực đến đó tạo ra những đường thẳng song song như từng bậc thang xếp chồng lên nhau một cách đồng đều, trông rất lạ (Bạn xem bài này: Kỳ thú hồ Sông Ray mùa nước cạn).

< Đường phía trong đầy cây, xanh um. Từ sáng tới giờ mới thấy rừng cây không phải cao su hay tiêu điều.

< Gặp ngã 3, mình rẽ phải vì biết chắc đây là đường lên mặt đê. Lúc này đã 9h sáng.

Đi trên những dãy đất từng nằm dưới lòng hồ ai cũng ngạc nhiên khi thấy vô số vỏ hến nằm phơi mình trong nắng. Mỗi bước chân qua đều chạm vào hến.

< Thấp thoáng phía xa là hồ Sông Ray.

< Rồi giật mình khi thấy cái hàng rào này! Coi trên bản đồ vệ tinh, đâu biết nó như vầy, cứ nghĩ là sẽ chạy xuyên suốt đê quai luôn chứ (vị trí >).

Hến chết bám đầy trên những phiến đá, gốc cây hoặc nằm la liệt như trải thảm trên mặt đất ven bờ và trên lòng hồ. Và ở những nơi còn nước, cả một “thế giới” hến vẫn đang vẫn sinh sôi, làm nên điều đặc biệt cho hồ Sông Ray - nơi được xem là nơi “định cư” lý tưởng của loài hến với mật độ dày đặc và trữ lượng lớn.

< Vậy là đứng đó ngắm nghía cho đỡ tủi, he he. Mà mùa này khô, hồ cũng không nhiều nước. Đứng một hồi, có tía nào đó chạy xe gắn máy vô và dòm ngó. Gì vậy cà, bọn này không phá đê nỗi đâu, kha kha kha...

< Cha nụi nghía đã, thấy bọn mình cũng không phải... khủng bố nên đi. Bọn mình cũng biến. Đến ngã 3 phía ngoài thì rẽ nhánh vào phía trong sâu hơn...

Mùa hến ở hồ Sông Ray kéo dài từ tháng 12 cho đến đầu mùa mưa hằng năm. Nhiều năm nay, nghề khai thác hến đã mang lại nguồn thu tốt cho nhiều người dân địa phương. Hến hồ Sông Ray đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong vùng, được nhiều người ưa chuộng.

< Được một đoạn thì... hết đường, vậy là quay trở ra. Bấy giờ nắng quá nên... chê việc thăm hồ luôn!

Để đến hồ Sông Ray ngoài lộ trình của bọn mình, bạn có thể đi từ thành phố Bà Rịa, theo quốc lộ 56 đến vòng xoay thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức) rẽ phải qua đường Lê Hồng Phong, rồi đi thẳng theo đường Ngãi Giao - Hòa Bình.

< Chạy xuống cái con dốc trời ơi, xe tưng tưng...

Đến xã Xuân Sơn (vị trí gần giáp xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc) rẽ trái vào đường Đội 11 khoảng 1k m sẽ đến đập hồ Sông Ray. Từ đây có thể đi một vòng khám phá hướng Tây Nam của hồ.


< Trở ra đường lớn Ngãi Giao - Hòa Bình. Đây chính là cầu Sông Ray, con sông dẫn nước tù cửa xả hồ chảy về miền xuôi, trong đó có con thác Hòa Bình (thác Sông Ray) mà bọn mình từng đã ghé lại.
Từ đây, chỉ còn hơn cây số nữa là sẽ gặp TL328, hành trình vẫn còn dài lắm bạn mình ơi...

Muốn khám phá hướng Đông Bắc hồ Sông Ray (địa phận huyện Xuyên Mộc), trở ra đường cũ Ngãi Giao - Hòa Bình, tiếp tục đi đến ngã ba Hòa Bình rồi rẽ trái theo đường tỉnh 328. Trên đoạn đường này, ở khu vực chợ Hòa Hưng có nhiều đường ngang có thể rẽ vào hồ.
(Còn tiếp)

Lại vào chuyến hành trình - tháng 7
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!