(Tiếp theo) - Lại nói về một chút về vùng đất này.

< 8h30 phút ngày 22 tháng 7. Nắng đã lên cao, lúc này bọn mình vẫn vi vu trên con đường... không tên nối từ Quảng Thành ra Lâm Sang, vị trí tại đây >

Châu Đức là một huyện thuần nông của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Châu Đức phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và thành phố Bà Rịa, phía Tây giáp thị xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ), phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc.

< Đường 'không tên' nhưng láng nhựa, 2 bên là vô số những vườn tiêu - điều xanh mướt.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 42.104 ha với trên 150 ngàn dân, trong đó khoảng 71 ngàn người trong độ tuổi lao động, mật độ dân số 325,4 người/km², có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xă và 1 thị trấn.

< Vắng teo, chạy sướng. Hai bên thi thoảng vẫn có những bóng nhà dân.

< Qua một đường cong thì gặp Trường Tiểu Học Ngô Mây bên trái, phía trước là tấm bảng chỉ đường: Queọ trái là QL1A (27km) - còn phải là đi Châu Đức (12km). Bọn mình rẽ phải.

Châu Đức có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 1 thị trấn. Đó là thị trấn Ngãi Giao và các xã: Bàu Chinh, Bình Ba, Bình Giã, Bình Trung, Cù Bị, Đá Bạc, Kim Long, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Sơn Bình, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.

< Đây chính là đường tỉnh 765. Lộ trình bọn mình đã tính sẳn, bản đồ chính xác nhưng nếu lười thăm chừng thường xuyên sẽ mắc sai lầm. Khúc này, bọn ni dính phải một sai sót lớn khiến lộ trình dài thêm, thời gian tốn thêm tầm nửa tiếng để có thể định vị lại hành trình. Bạn có thể xem cái sai lầm của mình ở đoạn dưới.

< Đang ngon trớn chợt thấy ngờ ngợ vì vượt qua nhà thờ Gia Vinh bên phải đường...

< Chạy thêm đoạn nữa thì lại thấy cái này...

Huyện Châu Đức được thành lập ngày 2 tháng 6 năm 1994, trên cơ sở các xã Ngãi Giao, Nghĩa Thành, Bình Ba, Suối Nghệ, Xuân Sơn, Bình Giã, Kim Long, Xà Bang, Láng Lớn; các khu kinh tế mới Suối Rao, Đá Bạc; 990 ha diện tích tự nhiên và 1.700 nhân khẩu của ấp Sông Cầu, xã Hoà Long (sáp nhập vào xã Nghĩa Thành); 1.463 ha diện tích tự nhiên và 800 nhân khẩu của ấp Phước Trung, xã Long Phước (sáp nhập vào xã Đá Bạc) thuộc huyện Châu Thành cũ. Đồng thời, chuyển xã Ngãi Giao thành thị trấn Ngãi Giao; chia xã Kim Long thành 2 xã Kim Long và Quảng Thành; thành lập xã Suối Rao trên cơ sở khu kinh tế mới Suối Rao; thành lập xã Đá Bạc trên cơ sở khu kinh tế mới Đá Bạc.

< Cầu Gia Hoét (vị trí tại đây >)! Quái, trong kế hoạch thì không có cái nì...

< 'Trớn' khiến con xế phượt chạy thêm... nửa cây số rồi mình mới tấp vào một nhánh rẽ trong rừng cao su.

Khi mới thành lập, huyện Châu Đức có 1 thị trấn Ngãi Giao và 11 xã: Bình Ba, Bình Giã, Đá Bạc, Kim Long, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.

< ... rồi móc bửu bối ra: bỏ xừ, ta đã chạy huốt tầm... 2 cây số, quá phiên lộ trình rồi! he he...
Lưu ý là mình vẫn xài bản đồ offline nhưng nó vẫn thể hiện chính xác nơi ta đang đứng, lợi hại thiệt.

< Tỉnh lộ phẳng phiu nhưng khá vắng, đường thì láng lẫy thấy mê nhưng thôi, nghỉ mươi phút rồi quanh đầu lại vậy.

Ngày 23 tháng 7 năm 1999, thành lập xã Sơn Bình thuộc huyện Châu Đức trên cơ sở 2.289 ha diện tích tự nhiên và 9.313 nhân khẩu của xã Xuân Sơn; thành lập xã Bình Trung thuộc huyện Châu Đức trên cơ sở 1.662 ha diện tích tự nhiên và 6.376 nhân khẩu của xã Bình Giã.

< Lại đi, khắc phục cái sai lầm. Chỉ sai 2km thôi chứ 20km thì chắc đi lộ trình khác luôn quá!

< Ngõ rẽ định đi chính là con đường này đây (vị trí >): bé teo, hơi mấp mô đôi chút và chạy giữa các vườn tiêu. Đường chỉ cách ngã 3 bọn mình vừa ra (TTH Ngô Mây) có... 40m thôi nhưng bọn mình chạy huốt 2km.

< Nhưng không tiếc gì, du lịch bụi có chút lạc đường mới sướng chứ có gì mà hoàn hảo đâu bạn hỉ?

Ngày 22 tháng 10 năm 2002, chuyển toàn bộ ấp Liên Hiệp 2 (đội 1 nông trường cao su Cù Bị) của xã Xà Bang với 941 ha diện tích tự nhiên và 2.744 nhân khẩu, ấp Tân Giao của thị trấn Ngãi Giao với 627 ha diện tích tự nhiên và 875 nhân khẩu về xã Láng Lớn quản lý; thành lập xã Cù Bị trên cơ sở 4.671 ha diện tích tự nhiên và 8.642 nhân khẩu của xã Láng Lớn.

< Đoạn đường xanh mướt này cũng như bao đoạn khác mà mình đi: nó cũng chả có tên. Chỉ biết rằng nêu chạy thẳng hoài có thể ra được hồ Sông Ray - một hồ thủy lợi rất lớn.

< Giữa bạt ngàn những vườn tiêu lại có chen những rẫy mì.

Ngày 24 tháng 12 năm 2004, thành lập xã Bàu Chinh thuộc huyện Châu Đức trên cơ sở 1.134,46 ha diện tích tự nhiên và 3.544 nhân khẩu của thị trấn Ngãi Giao, 849,32 ha diện tích tự nhiên và 2.985 nhân khẩu của xã Kim Long.

< Có những lúc con đường nhỏ được trùm kín bởi cây xanh như cái hang thủng. Mà ít người hè?


< Gặp con đường 'khá hơn một tý' cắt ngang - đường này có tên không và tên gì?

Đến Châu Đức, du khách có thể ghé thăm Tượng đài chiến thắng Bình Giã; Địa đạo Kim Long ghi dấu chiến công vang dội trong kháng chiến chống Mỹ trên vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu; Thắng cảnh Bàu Sen với khu rừng mọc trên vùng sình lầy quanh năm ngập nước.

< Đường Cà So. Đúng vậy, đường mang tên Cà So. Cùng với tuyến đường liên thôn này là đường Gò Thùng, tuyến Ông Thôi... được thi công từ năm 2011 nhưng đến nay vẫn tốt hè.

< Về những cái tên đường này, mình bó tay không hiểu xuất xứ từ đâu, có lẽ do người dân gọi riết rồi quen.
Phía trước là cây cầu nhỏ, vị trí tại đây >

Năm 1983 Ủy ban Nhân Tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định 1050/QĐ-UBT xếp hạng bảo vệ di tính lịch sử khu căn cứ Bàu Sen. Đặc biệt với thắng cảnh thác Xuân Sơn du khách sẽ được hòa mình trong không khí trong lành, cảnh thiên nhiên rất thích hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

< Một loại cây gì đó trồng làm hàng rào nhưng phía trong vẫn là vườn tiêu...

< Đột nhiên, đường Cà So đoạn này trở thành đường đất, chạy lưng tưng.

Về thổ nhưỡng, hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất Bazan (chiếm tỷ lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt, có độ phì cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như: cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và các cây hàng năm như: bắp, khoai mì, đậu các loại, bông vải...

< Đất rồi lại nhựa. Nhưng xá gì, đất hay nhựa vẫn còn quá tốt đối với các phượt thủ như bạn phải không? Có lẽ, đất lầy mới đáng ớn?

Đây thực sự là một thế mạnh so với các huyện khác trong tỉnh. Một số cây trồng tuy không chiếm tỷ lệ cao, song có diện tích trồng khá lớn như hồ tiêu khoảng 7.300 ha, cây ăn trái khoảng 2.010 ha.

< Trên con đường Cà So này khá nhiều ngã 3 nhánh rẽ trái. Những nhánh này bọn mình biết chắc là dẫn ra bờ hồ Sông Ray nhưng có lẽ phải qua nhà dân...

< ... nhưng lúc này khá nắng rồi. Vả lại, bọn mình sẽ ra hồ bằng một đường khác.
Ô hô, phía trước là những bụi tre làng.


< Ngã 3, nhánh rẽ ra đường Sáu Đeo. Bạn để ý thấy cái camera trên cột bên phải đường không? Ngầu nghen.
Bọn mình vẫn chạy thẳng.

< Hàng rào tươi tắn. Có lẽ sắp ra lộ lớn rồi.

< Cổng thôn Xuân Tân, lộ lớn phía bên ngoài cắt ngang chính là đường Ngãi Giao - Hòa Bình.
Đây là con đường bọn mình đã qua trong chuyến 'Phượt vặt sửa travel guide books' hồi năm 2011. Vậy nhưng có thăm hồ không? Có lẽ đó là bài sau, bạn chờ xem nhé.
(Còn tiếp)

Lại vào chuyến hành trình - tháng 7
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!