Ngày phiêu lưu thứ 6 trong chuyến đi cũng là ngày cuối cùng, hôm nay bọn mình phải về nhà với chút nuối tiếc vì không đến được Dran. Vậy nhưng thị trấn nhỏ ven Đà Lạt là Dran vẫn còn đó, vẫn chờ bọn mình đến trong các chuyến sau này nếu có dịp: nhất định phải vậy thôi, tựa như bao chốn lạ bọn mình muốn tìm đến và cũng đã đi qua.
Thực tế một chút thì bấy giờ bọn mình đang ở Đà Lạt trong chuyến rong ruỗi từ xứ biển lên xứ hoa. Vậy nên bài viết lại đề cập đến địa danh này nhưng một điểm nhấn dù trong thâm tâm: bọn mình không có ý định ghé và trú ngụ tại nơi này - nguồn sau trích từ Winkipedia...
< Mình đang nhâm nhi ly cà phê sáng trong quán cóc cạnh ngõ vào đình Đà Lạt, ngay góc đường Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Chí Thanh.
Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.
< Các bé tự đi đến trường thay vì cha mẹ đưa đón như tại Sàigòn, đây là một điểm hay để trẻ dễ tiếp xúc và cảm nhận cuộc sống.
Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893.
< Chợ Ánh Sáng gần đó, đây chỉ là một chợ nhỏ trong khu dân cư.
Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.
< Bữa ăn đầu tiên trong ngày: bánh canh giò heo giá 15k/tô. Còn muốn phở thì qua quán Hiền bên đối diện, tất cả đều bình dân thôi.
Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn, bắt đầu từ cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, thành phố dần phát triển trở lại với làn sóng khách du lịch tìm tới ngày một đông và hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được xây dựng.
< Lối cầu thang trở lên đường Nguyễn Chí Thanh khá rêu phong.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II và ngày 23 tháng 3 năm 2009, Đà Lạt chính thức trở thành thành phố đô thị loại I. Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.
< Đường Nguyễn Chí Thanh là một con dốc quanh co, đi thẳng sẽ đến bùng binh chợ Đà Lạt.
Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, dòng suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó đoạn từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát...
< Từ trên đường Nguyễn Chí Thanh nhìn xuống xóm chợ Ánh Sáng.
... Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang. Nhưng sau khi Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.
< Nơi bọn mình qua đêm: Khách sạn Hoàng Gia. Phòng đẹp, tiện nghi - giá 200k nhưng mình trả 150 cũng được sất... do trong mùa ế khách mà, thà vậy còn hơn họ bỏ phòng không.
< Thu dọn hết hành lý, thanh toán tiền phòng xong thì bọn mình từ giã ra đi. Ảnh chụp trên đường Bà Triệu.
Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Với tọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng.
< Mình sẽ theo đường Trần Phú, Trần Hưng Đạo để xuôi đèo Mimosa xuống QL20.
Sau đợt điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng số thứ tự từ 1 đến 12, và bốn xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành.
< Trên đường Khe Sanh (phần dẫn vào đèo Mimosa) chụp xuống thung lũng.
Thành phố Đà Lạt nằm xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và các dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn, chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô.
< Cổng vào vườn hoa Minh Tâm ngay một góc cua, cận đó cũng là nhạc quán Diễm Xưa.
Suối Cam Ly dài 64,1 km, bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng bắc – nam và đổ vào hồ Xuân Hương. Đây chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cho khu vực đô thị trung tâm. Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo.
< Đèo Mimosa tại xứ hoa đây. Một trong 2 con đèo nối với đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt, đèo còn lại là Prenn.
Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng Đà Lạt.[37] Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17 km.
< Nếu so với những con đèo mà dân phượt từng đi thì cả Mimosa và đèo Prenn chả là cái đinh gì. Vậy nhưng đây đây là nét chấm phá dạo đầu của đường lên xứ hoa.
Ven đèo Mimosa có rất nhiều vườn hồng sai trái, nhiều sạp hàng bán loại trái ngon ni nhưng tiếc cho năm nay: hồng đã có mức giá thấp đến hết biết - buồn cho công sức của bà con nhà vườn!
< Vào cua đường cao tốc Liên Khương, phía trái là khu du lịch thác Prenn.
Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa.
< Rời cao tốc, mình vào QL20. Hẹn sau này đi xế hộp thì mình sẽ chạy cao tốc, còn bi giờ chỉ là Win cùi...
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20.
< Ngã 3 Phi Nôm đây, địa danh này và QL20 mình đã đế cập nhiều trong các chuyến trước nên bài này sẽ không nhắc lại.
Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.
< Vùng ven xã Phú Hiệp, lúc này độ cao so với mực nước biển đã giảm chỉ còn trên dưới 1000m.
Phong cảnh và con người Đà Lạt, Lâm Đồng đã trở thành đề tài khai thác của rất nhiều nhiếp ảnh gia Việt Nam. Những năm gần đây, không ít những triển lãm với đề tài Đà Lạt đã được tổ chức tại chính thành phố hoặc ở những đô thị khác. Triển lãm ảnh "Đà Lạt xưa" với sự tham gia của các nhiếp ảnh gia danh tiếng của Việt Nam và nước ngoài được tạp chí Xưa & Nay tổ chức tại khách sạn Sammy Đà Lạt năm 2008.
< Xa xa là những rặng núi chập chùng thuộc huyện Di Linh với hồ lớn nhất là Kala nằm trong hẻm núi.
Năm 2010, triển lãm ảnh "Đà Lạt - Cadasa" tại Công trường Lam Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, đã trưng bày tác phẩm của những nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh về các biệt thự cổ vừa được trùng tu trên đường Trần Hưng Đạo, phản ảnh sự hồi sinh của quần thể biệt thự cổ và ý thức về trách nhiệm giữ gìn di sản kiến trúc, văn hóa và lịch sử.
< Vào địa phận xã Phú Hiệp thuộc huyện Di Linh. Phú Hiệp có con đèo cùng tên, đây chỉ là con dốc với cua không gắt (cách Đà Lạt 70 km) nhưng vẫn là nơi thường xẩy ra tai nạn từ xe khách.
< Hoa dã quỳ mọc dại ven QL20 đoạn này, rất nhiều. Hoa dại nhưng bạn thấy đẹp đó chứ?
Năm 2010, những bức ảnh về Đà Lạt được đưa đến tham dự triển lãm tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc nhằm mang hình ảnh của "Đà Lạt - thành phố hoa" đến với ASEAN. Đây là hội chợ triển lãm những thành phố đẹp thuộc các nước ASEAN diễn ra hàng năm tại Trung Quốc và Đà Lạt là thành phố Việt Nam được chọn triển lãm nhằm giới thiệu, trưng bày, quảng bá những hình ảnh địa phương tới du khách.
< Một chị phụ nữ đang địu con, mang gùi đang đi ven đường. Đoạn ngay xã Đinh Lạc.
Vào năm 2000, tại Liên hoan ảnh nghệ thuật quốc tế Hassemblad Austrian Super Circuit ở Áo, câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đà Lạt đã được ban tổ chức tặng Cúp vàng và bình chọn là câu lạc bộ có bộ ảnh dự thi đẹp nhất trong số 41 ngàn bức ảnh từ hơn 120 nước trên thế giới...
< Ghé thị trấn Di Linh định qua bữa trưa tại quán cơm chay mà bọn mình từng ăn, vậy nhưng quán đóng cửa. Hỏi ra mới biết quán chỉ bán trong ngày rằm hoặc mồng một.
Vậy là nghỉ chân đôi chút ven đường rồi sẽ về Bảo Lộc dùng cơm trưa.
< Tan trường, các em đang dẫn xe đạp vượt dốc về nhà. Ảnh chụp tại Liên Đầm.
Có dịp đi ngang địa danh này, bạn nhớ ghé vào thăm thác Bobla nhé: đây là một thác đẹp với vé vào cũng hết sức phải chăng.
< Trong dự tính từ trước chuyến đi: lộ trình về của chuyến này sẽ thật đơn giản và ngắn nhất. Tức là theo QL20 về đến Dầu Giây - Bình Sơn - Nhơn Trạch...
Vậy nhưng vài sự cố bất chợt sẽ làm thay đổi lộ trình, kết quả cuối cùng là tối sầm bọn mình mới về đến nhà, nhưng chuyện này sẽ kể vào hồi sau vậy.
< Có vẻ năm nay bà con trúng đậm cà phê: suốt địa phận Di Linh, mình thấy hạt cà phê được phơi đầy hai bên đường. Mong cà phê được giá, tăng sự thu nhập cho người dân mình.
< Sắp đến Bảo Lộc, nơi có ngã 3 QL55 qua đèo Lộc Nam đi Đa Mi, Lạc Tánh... mà bọn mình đã một lần từng đi.
< Quán cơm tấm 84 Hà Giang - Bảo Lộc là chỗ bọn mình dùng bữa trưa: sạch sẽ, thức ăn ngon nhưng giá rất phải chăng.
< Những nhóm trẻ trung học đang trên đường về nhà: đồng phục những học sinh tại Đại Lào thật đẹp với tông màu xanh dương đậm kể cả áo khoác ngoài.
Trời mưa lâm râm khiến bọn mình dừng lại trú mươi phút... nhưng mưa không nhiều.
Tuy nhiên, đèo vẫn có một sự thay đổi lớn, đó là những ổ gà hư hỏng lúc trước đã được sửa chữa, hiện nay phẳng phiu.
< Ảnh là miếu Ba Cô, lúc này lại chuyển - mây đen kịt trời nhưng may mắn là chỉ có vài hạt.
< Vậy nhưng đến chân đèo Bảo Lộc rồi thì hỡi ôi: chân đèo trước giờ vẫn xấu, nay con tệ hơn vì đã bong tróc hết lớp nhựa đường.
Ổ gà, ổ trâu liên tục xuất hiện xốc điên người... kéo dài đến tận thị trấn ĐạM'ri.
< Chùa Phước Lạc gần Chân đèo Bảo Lộc, phía ĐạM'ri.
Chùa đẹp nhưng đường chạy... phát bịnh, nhưng lúc xe lớn chạy ngang cứ ngỡ như màn sương, thật ra chỉ là bụi với bụi.
Do đường xấu, keo dài nên bọn mình bàn tính rồi thay đổi lộ trình về: đến ĐạM'ri sẽ rẽ TL713 đi Đoàn Kết, qua đèo Tà Pứa rồi theo TL766 đi Long Khánh, về Dầu Giây > kế hoạch thay đổi thôi!
< Đến ĐạM'ri thì rẽ trái, bọn mình vào TL713 đi Đoàn Kết. Bạn biết không: mình mát lòng khi nhận thấy đoạn đường cũ này hiện nay đã được nâng cấp, láng nhựa mới phẳng phiu.
Ảnh là 'nửa kia' đang tặng kẹo cho các bé người dân tộc bên đường, tặng hết cho đến viên cuối cùng.
Đây có lẽ cũng là 'vùng xa' cuối cùng trong chuyến đi này.
Vậy nhưng một đoạn nữa thì mình biết đã bé cái lầm, đúng là 'tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa', nhưng đó là chuyện sau.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 Tổng kết
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
1 Comments
tiếp đi bác ơi
Trả lờiXóaĐăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.