(Tiếp theo)
Lại bàn về nơi mình đang đến:
Cam Ranh tiếng Chăm, Ê Đê là Kăm Mran có nghĩa là bến tàu thuyền, là một thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa. 

< Cứ theo con đường mới, bọn mình cũng vượt qua cây cầu mới luôn. Từ trên cầu nhìn thấy ngôi chùa Thanh Sơn với nóc đỏ bên trái.

Thành phố Cam Ranh cách Nha Trang (tỉnh lị tỉnh Khánh Hòa) 45 km về phía Nam, nằm bên Quốc lộ 1A, tọa lạc bên bờ Vịnh Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch.

< Ven đường là những ao nước ngọt dù ven vùng biển - xem vị trí tại đây. Đây cũng là nơi dự định xây dựng nhà máy sản xuất cát.

Thành phố Cam Ranh bao gồm:
- 9 phường nội thành: Ba Ngòi, Cam Lộc, Cam Lợi, Cam Linh, Cam Thuận, Cam Phú, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Nghĩa.
- 6 xã ngoại thành: Cam Phước Đông, Cam Thịnh Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Thành Nam, Cam Lập, Cam Bình.

< Tiếp đó là những bãi cát trắng mênh mông, lúc này đã là 15h11 phút.

Từ năm 1653, khi chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra dinh Thái Khang với 2 phủ và 5 huyện, qua các đời vua Minh Mạng, Thành Thái, Duy Tân đến Bảo Đại sau này với nhiều cách phân định ranh giới, lập các đơn vị hành chính khác nhau. Cho đến giữa năm 1939, Cam Ranh ngày nay vẫn là một phần đất của huyện Vĩnh Xương (gồm các tổng Thủy Triều, Cam Linh, Thịnh Xương và 6 tổng miền núi) giáp với tỉnh Ninh Thuận.

< Đến ngã 3: quẹo phải đường là đi sân bay Cam Ranh, còn rẽ trái là hướng đèo Cù Hin - đi Nha Trang. Còn bãi Dài à, bãi này ngay trước mặt... nhưng chưa đến đường vô (bãi Dài cách đây chưa đầy 1km).


< Vậy là rẽ trái, theo hướng về Nha Trang. Trên con đường thênh thang này sẽ có nhiều đường nhánh đi ra Bãi Dài.

Giữa năm 1939, với nghị định ngày 8 tháng 6 của Toàn quyền Đông Dương Georges Catroux và chỉ dụ số 17 của Bảo Đại, tách một phần đất của Ninh Thuận và huyện Vĩnh Xương lập một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa gọi là Nha đại lý hành chính Ba Ngòi, năm 1947 đổi thành quận Cam Lâm.
< Một dự định nào đó để xây dựng khu du lịch hay resort chạy theo mép biển Bãi Dài. Vậy nhưng thực tế chí có hàng rào và cổng, xem như dành của... để đó.

Tháng 10-1965, sắc lệnh số 206 ngày 25 tháng 1 của tổng thống miền Nam khi ấy lấy các xã Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Hoà, Cam Phúc, Cam Ranh, Cam Bình, Cam Linh, Cam Lộc của quận Cam Lâm và phần đất đã nhập vào quận Du Long (tỉnh Ninh Thuận) trước đó là các thôn Hoà Diêm, Trại Láng, Ma Dù, Sông Cạn, Mỹ Thạnh thành lập thị xã Cam Ranh (trực thuộc trung ương).

< Một nhánh rẽ với đường rộng thênh thang nhưng rồi trong đó chỉ có thế này...

Từ năm 1965 - 1972 cũng là lúc người Mỹ đóng quân ở đây và gọi là Căn cứ không quân Cam Ranh (hay Quân cảng Cam Ranh).

< Bảng quảng cáo về một resort lớn dự tính sẽ khởi động, nhưng hiện nay thì chưa...

Đến ngày 6-7-1966, Nghị định số 620 BNV/NC/NĐ đổi các xã thuộc thị xã Cam Ranh thành khu phố. Sắc lệnh số 17-SL/NV ngày 20-2-1968 lấy thêm xã Cam Sơn và một phần xã Cam Phú, Cam Thượng của quận Cam Lâm sáp nhập vào thị xã Cam Ranh.

< Rồi trên con đường Nguyễn Tất Thành, mình rẽ vào một nhánh xương cá ra biển. Đường rộng với dãi phân cách ở giữa với bên này đã lán nhựa còn phía bên kia thì chưa...

Nghị định số 1048-NĐ/NV ngày 7-11-1970 chia thị xã Cam Ranh thành hai quận là quận Bắc và quận Nam. Quận Bắc gồm các khu phố: Suối Hoà, Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Cam; quận Nam gồm các khu phố: Cam Phúc, Cam Bình, Cam Ranh, Cam Phú, Cam Lộc, Cam Sơn, Cam Thịnh.
< Có bảng Đội phòng hộ, cứu hộ...
và Khu du lịch Bãi Dài.

Phía chính quyền Giải phóng (đóng tại Khánh Sơn), để thuận tiện cho sự chỉ đạo từng thời kỳ, địa giới hành chính huyện Ba Ngòi cũng có một số thay đổi. Cuối năm 1949, nhập tổng Hòa Tân vào huyện Ba Ngòi, đầu năm 1951, tách huyện Ba Ngòi thành 2 khu: khu đặc biệt Cam Ranh và huyện Khánh Sơn.


< Cuối đường, có năn nhà nhỏ nóc xanh của đội cứu hộ...

Tháng 5 năm 1976, nhập lại thành một huyện lấy tên chung là huyện Cam Ranh. Ngày 23-10-1978, thị trấn Ba Ngòi (huyện lỵ) được thành lập theo Quyết định số 268-CP. Sau giải phóng vài năm (1978), Nga tiếp tục - thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn đến năm 2004, nhưng đã kết thúc sớm hơn hai năm.
Đầu năm 1985 Huyện Cam Ranh lại tách thành hai huyện Cam Ranh và Khánh Sơn. Ngày 7 tháng 7 năm 2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh.

< Còn phía dưới là bãi biển, xanh ngát một màu thiên thanh.

Tháng 4 năm 2007 theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ cắt các xã: Cam Tân, Cam Hòa, Sơn Tân, Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông của thị xã Cam Ranh và các xã Suối Tân, Suối Cát của huyện Diên Khánh thành lập huyện Cam Lâm.

Ngày 17 tháng 9 năm 2009 thị xã Cam Ranh được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 23 tháng 12 năm 2010 thị xã Cam Ranh được chính phủ chính thức công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

< Nhìn hơi buồn cười: ranh đất bãi biển của một resort nào đó à? còn cái chòi tháp nhỏ kia là chòi cứu hộ?

Thành phố Cam Ranh có Sân bay quốc tế cùng tên, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Cam Ranh nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam.

< Những đợt sóng rào rạc xô lên thềm cát trắng dài ngút tầm mắt.

Cam Ranh có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi: Quốc lộ 1A đi ngang qua thành phố trên 40 km, tỉnh lộ 9 nối trung tâm thành phố với thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn. Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối thành phố với sân bay Cam Ranh và thành phố Nha Trang.
< Một cặp đôi ngồi trên bãi tình tự, xa xa ở phía trái là vài mươi quán có ghế bố, nơi kinh doanh của người địa phương từ nhiều năm nay.
Biển sạch, 'đống rác' trong trong hình: may mắn là của ngư dân với thúng cũ, lưới, phao... mà không có rác sinh hoạt.


< Ngắm cho no mắt rồi lại đi, về lại hơi tiếc vì nước biển xanh quá, cát cũng trắng quá.
Chạy thêm đoạn ngắn thì thấy ngõ vào khu du lịch bãi Dài của người địa phương - nơi này là chốn bình dân mà ai tới đây cũng nên ghé.

< Bọn mình lại đi, bây giờ sẽ vào đèo Cù Hin - cũng là đường Nguyễn Tất Thành kéo dài đến thành phố Nha Trang.

Về đường thủy: thành phố có hai cảng lớn là cảng Cam Ranh (tiền thân là Cảng Ba Ngòi ), đóng ở phường Cam Linh (khu vực Ba Ngòi trước đây), trực thuộc cảng vụ Nha Trang. Còn lại là Quân cảng Cam Ranh là một cảng quân sự lớn nằm ở phía Nam bán đảo Cam Ranh, một cảng quân sự lợi hại thuộc hàng bậc nhất châu Á.

< Chạy ngang MIA Resort Nha Trang (Sailing Club VietNam - VinaCapital) - Nhớ hai năm trước, bọn mình chạy ngang: lúc đó người ta chỉ có vài xe xúc đang ủi đường xuống. Vậy mà giờ đây đã vào hoạt động (từ cuối năm 2011).

Công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực và là động lực cho nền kinh tế phát triển của Cam Ranh. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực đóng tàu, sản xuất xi măng và chế biến nông-thủy sản. Trên đại bàn thành phố có hai khu công nghiệp đa ngành là Nam Cam Ranh và Bắc Cam Ranh.
< Cung đường ni cũng có nhiều góc nhìn đẹp. Mũi đá trong hình trên có hang Yến (Cù Hin).

Danh lam thắng cảnh tại Cam Ranh nổi bật nhất là Bãi Dài. Bãi Dài nằm giữa sân bay Cam Ranh và thành phố biển Nha Trang 10km, cách sân bay 12km. Từ cầu Bình Tân đến đường vào Bãi Dài, theo Đại lộ Nguyễn Tất Thành 10km, con đường vòng khi vừa đi hết đèo băng qua dãy núi Đồng Bò là một vòng tròn ôm cua. Đi theo con đường đất hơn 200m sẽ gặp bãi biển Bãi Dài, thuộc xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (tách huyện từ Thành phố Cam Ranh).

< Đã vào địa phận Nha Trang.

Đúng như tên gọi: bãi trải dài hàng chục cây số kéo dài từ sân bay Cam Ranh đến chân đèo Cù Hin. Dù chỉ cách trung tâm thành phố trên 20 cây số, cách sân bay khoảng 12 cây số nhưng Bãi Dài có một không gian của thiên nhiên thuần khiết với bãi cát trắng mịn và rất sạch. Những ngày biển êm, triều rút xa, biển lộ ra cả một vùng cát rộng mênh mông.

< Qua vòng cua cuối cùng thì mình thấy thành phố biển Nha Trang, mờ ảo trong nắng chiều.

Bãi Dài rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch vì ở đây còn rất hoang sơ, thế nhưng mùa du lịch diễn ra trong 6 tháng vì 6 tháng thủy triều sẽ ngập các bãi tắm.
Vài chục hộ kinh doanh địa phương cất lán trại phục vụ ăn uống, tắm nước ngọt tập trung lại một góc bãi biển. Lán trại cũng cất đơn sơ bằng tre nứa, mái lợp tole. Đặc biệt, những lán trại nàỳ thường làm nhà sàn...
< Đây là đoạn đường có Diamond Bay Resort & Golf... cát cứ bên trái. Diamond Bay có diện tích 180 hecta, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang 10 phút về phía nam. Tại đây có hơn 300 phòng xinh đẹp và tiện nghi dành cho du khách dừng chân nghỉ dưỡng và thư giãn, tận hưởng cuộc sống. Nhiều loại phòng như bungalow, phòng đơn, phòng đôi… thích hợp cho mọi nhu cầu, đặc biệt là nơi chốn tuyệt vời cho tuần trăng mật của những đôi vợ chồng trẻ... và dĩ nhiên không dành cho giới... phượt bụi.

< Gặp ngã 3: chạy thẳng là ra khu dân cư và cảng cá Hòn Rớ, còn rẽ trái...

Theo giải thích của người dân địa phương: cứ mỗi lần thủy triều lên, nước biển kéo vào tận nơi. Khi khách đặt chân đến, mức nước vẫn còn nằm rất xa khu vực ăn uống đến cả trăm mét. Ngồi hóng gió hoặc tắm biển một lúc sau, mép nước đã “bò” lên hết bãi biển. Đó cũng là lúc các bảo vệ trên bãi biển này yêu cầu khách phải vào gần bờ hoặc không nên tắm biển nữa để tránh nguy hiểm.
< ... là lên cầu Bình Tân để vào trung tâm thành phố Nha Trang.

Điều kỳ lạ là khi tắm biển, du khách luôn bị sóng biển đẩy lùi về phía Nam. Mãi vui đùa trong khi tắm biển, khách giật mình nhìn lại vì bị đẩy lùi trên một trăm mét cách điểm ban đầu. Địa lý bãi biển này khá phức tạp. Cách bờ không xa là những dãy đá ngầm, hiếm khi trồi lên mặt nước. Chính dãy đá này đã tạo dòng xoáy dưới đáy. Sau khi đánh vào bờ, sóng biển lùi lại và tạo dòng xoáy bên dưới, đẩy về hướng Nam.
< Công viên bờ biển Nha Trang: rộng, sạch và đẹp - cũng là nơi thư giản hay tắm biển dành cho mọi người, kể cả bọn phượt.

Chính vì vậy, khi tắm quá lâu trên biển, du khách luôn bị đẩy về hướng này mà không hề hay biết. Để tạo sự an toàn cho khách, người ta đã cho cắm các phao nổi trên biển để giới hạn, không cho khách ra quá xa, tránh bị dòng nước xoáy kéo ra xa bờ.
Một điều thú vị không kém là nước ngọt luôn hiện diện ở bãi biển này. Ngay trên bãi biển, chỉ cần lấy xẻng đào xuống chừng 5 tấc hoặc đến khi có nước thì đó là nước ngọt.

< Nha Trang hay hơn Mũi Né ở điểm này: rất nhiều diện tích đất bãi biển dành cho công trình công cộng, nơi mà ai cũng được thụ hưởng.

Nhiều dự án lớn được dự định đầu tư tại đây như khu du lịch, resort... nhưng hiện rất ít điểm đưa vào hoạt động, đa phần chỉ rào quanh và bỏ đó chờ... thời. Vậy nhưng khi bãi Dài trở mình thành một nàng công chúa thì Bãi Dài cũng sẽ giảm mất sự hoang sơ - khi ấy sẽ có những thứ sang trọng, xa hoa trên vùng đất xinh đẹp này để biến đó thành điểm đến hấp dẫn của những du khách giàu tiền của. Vậy nên ngay từ bây giờ, người yêu thiên nhiên cần phải tranh thủ ra chơi Bãi Dài trước khi nó được “đánh thức”!

< Một trong vài người đang lướt ván buồm: trông anh ta hay thật, chạy tới rồi trở lui mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ hướng gió nào.
Nhanh ghê chưa, lại sắp hết một ngày rồi!

Chiều và tối đêm nay không có gì đặc biệt vì bọn mình chỉ chạy lòng vòng trong thành phố, cơm chiều rồi ăn đêm và hóng gió biển cho đến tận khuya...

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!