(Tiếp theo)
Ngày thứ 3 tại Nha Trang cũng là ngày cuối bọn mình ở đây. Do những ngày qua đã lang thang đi nhiều nơi rồi nên hôm nay bọn mình xác định sẽ là một ngày nghỉ, ngày an nhàn không chạy chọt lung tung.
Vậy nên sau buổi điểm tâm sáng tại chợ Hòn Xện, bọn mình chạy ra biển thử sức người cùng sóng biển của vịnh.

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km², khá kín gió và không có sóng lớn vì được che chắn bởi 19 đảo lớn nhỏ. Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như...

< Bãi biển nhỏ tại khu vực Hòn Chồng.

- Hòn Nhiểu : (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng.

- Hòn Mun: với những hang động hiểm trở, đá trên đảo có màu đen tuyền như gỗ mun nhưng bãi tắm lại được lát bằng đá trắng. Dưới đáy biển ven đảo là rừng san hô bạt ngàn với nhiều sinh vật biển kỳ lạ. Hòn Mun là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam.

< Hội Quán Vịnh Nha Trang được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang. Đây cũng chính là lối vào Hòn Chồng.

- Hòn Tằm : với những bãi tắm tô điểm bằng những đá vân màu sặc sỡ trắng, xanh, nâu, đen... Dọc bãi tắm là bóng mát của những hàng cây ăn quả bao gồm xoài, mít, sa-pô-chê... Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi, nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m.

< Tuy nhiên, muốn vào phải gửi xe, mua vé. Giá không rẻ nên bọn mình lại đi.

- Hòn Tre là đảo lớn nhất trong vịnh với bãi cát trắng trải dài mênh mông, nước biển ở đây xanh biết. Đi về phía cuối bãi là những làng chài nho nhỏ.Trên đảo có hiện có nhiều dự án du lịch như Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearlland, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi...

- Hòn Nội (Đảo Yến): có bãi cát đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào.

< Đi đâu bạn biết không? Đi về Hòn Vợ nằm gần đó: nhỏ hơn và không đẹp như Hòn Chồng, vì vậy chốn này vẫn dành cho công chúng.
Bọn mình vứt xe phía dưới rồi leo lên những tảng đá to...
Địa điểm nơi này tại đây.

Trong vịnh Nha Trang có gần mười đảo yến, hằng năm việc khai thác yến sào mang về hàng triệu USD cho tỉnh Khánh Hòa. Dưới mặt vịnh Nha Trang lại có một thế giới kỳ thú khác, đó là thế giới của 350 loài san hô, 190 loài cá, các loài nhuyễn thể, giáp xác, cỏ biển...

< Trên ni chắc chắn không bằng chốn phải trả tiền, vậy nhưng khung cảnh vẫn tuyệt đó chứ, bạn thấy không?
Ảnh là một phần phía Bắc vịnh biển Nha Trang.

Ngoài ra trong vịnh còn rất nhiều danh lam thắng cảnh khác.Chạy dọc theo các đảo là bờ biển Nha Trang dài khoảng 7km, trải dài từ xóm Cồn đến cảng Cầu Đá. Là những bãi tắm lý tưởng ấy là bãi tắm nằm trên đoạn đường Trần Phú. Đó là một con đường rất đẹp nằm lượn theo bờ biển với rất nhiều ngôi biệt thự xinh xắn, những khách sạn cao cấp, nhà hàng sang trọng nối liền nhau.

< Từ chỗ này nhìn ra thấy rất rõ Hòn Chồng: điểm nhấn là hai tảng đá rất lớn với những truyền thuyết đẹp.
Tít phía xa, giữa biển là đảo Hòn Rùa mờ ảo.

Phố Tây ở Nha Trang: Nằm bên cạnh bờ biển Nha Trang có một khu phố nhỏ ven theo các con đường Hùng Vương, Trần Phú, Biệt Thự, Trần Quang Khải, Nguyễn Thiện Thuật... Nó không quá ồn ào, nhộn nhịp nhưng tập trung đông khách du lịch nước ngoài và người nước ngoài sinh sống tại Nha Trang. Con đường hẹp của khu Quân Trấn đã được mở rộng, với những dãy hàng, quán mang tên tây, Việt lẫn lộn. Mỗi quán ăn đều mang một cái tên, một quốc tịch khác nhau, với nhiều màu sắc văn hóa, từ Á đến Âu đã tạo nên một khu phố Tây rất... Nha Trang.

< 'Nửa kia' thì ngồi trên một trong những chóp đá của Hòn Vợ, không 'vọng phu' mà chỉ ngắm cảnh rồi chụp hình.

Để có thể sống dễ dàng hơn giữa một cộng đồng người Việt, người nước ngoài ở khu phố Tây này hầu hết trang bị cho mình một vốn tiếng Việt kha khá, thậm chí có người nói rất sõi. Họ còn có một cái tên Việt Nam do những người bạn, những người hàng xóm Việt đặt cho, và họ rất thích cái tên rất Việt ấy.

< Dưới vụng biển là một lão ngư đang thả lưới bắt cá theo cách giăng lưới rồi đập nước đuổi cá vào.

Những danh lam thắng cảnh trong thành phố có thể kể như:

- Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước. Nơi đây du khách có thể di chuyển vài bước đã chạm đến sóng biển hoặc chân đồi. Quần thể đá Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn là Hòn Chồng và Hòn Vợ.

< Về lại uống nước trước khách sạn Vietsea, tán phét một hồi lại lòi ra điểm 'ăn cơm phượt' gần đó, chỉ cách đây vài con đường: 15k dĩa kèm canh, trà đá miễn phí.

Cụm đá Hòn Chồng gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn. Tại bãi đá còn nhiều tảng đá chồng chất kỳ lạ như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có chẹt một hòn đá lớn như cái cổng đi qua.
Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn.

< Về nghỉ trưa một đỗi, đến 15h thì bọn mình lại đi. Đi gần thôi do hôm nay là ngày nghỉ dưỡng mà. Người của khách sạn khuyên mình lên chùa Phật Trắng, vậy nhưng bọn mình chọn chùa Từ Tôn trên Hòn Đỏ.
Ảnh là đảo Hòn Đỏ: trước khi được khai phá (trước 1960), đảo chì toàn là đá và đá màu đỏ.

- Chợ Đầm, chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này.

< Mũi đất trong đất liền ngay Hòn Đỏ. Mùa triều kiệt có thể men theo đá ra tận chùa.
Đã có lúc người ta định ủi đá thành con đường dẫn ra ngoài ấy đấy.

Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch. Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bị lấp. Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản... rất phong phú.
< Từ mũi đất này nhìn về trung tâm phố biển Nha Trang: vị trí đắc địa mà, nhìn đâu cũng đẹp.

- Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa.
< Đơn giản là bỏ đại xe trên mũi rồi ra phía chóp mũi đất và ngoắc, người lái xuồng của chùa từ ngoài đó sẽ chạy vào và đưa bạn ra Hòn Đỏ - hoàn toàn không tốn đồng nào (vậy nên cần cúng dường, ít ra cũng để chùa mua xăng chạy cano).
Xe không mất đâu dù cũng chả có người giữ: 'Ma quái' có lẽ muốn tránh cửa Phật...

< Bến thuyền ngoài đảo, tại đây có 2 xuồng composite (có áo phao) thay phiên nhau đưa đón khách.
Tự dưng nhớ ra hôm nay là mồng 1, hèn chi lượng xe đậu bên ấy khá nhiều.

- Nhà thờ Núi (tên chính thức là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông)...

< Các bậc thang và những lối quanh co sẽ dẫn phật tử hay du khách lên chùa. Cây tại đây rất nhiều nhưng ít ai biết rằng cách đây vài mươi năm: Hòn Đỏ chỉ là đảo đá trơ trọi.

... Nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ). Nhà thờ Núi được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.

< Cây cầu dáng kỳ lạ vắt ngang qua chiếc ao nhỏ mang tên Cầu Chánh Niệm.

- Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương. Viện được người Pháp thành lập năm 1922, được xem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộ sưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á.
< Bổng gặp một phật tử cũng 'nhỏ' luôn.

- Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại) tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), là một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6 km. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây với nghệ thuật hoa viên phương Đông.
< Trong chánh điện giản đơn, người ta đang thuyết pháp. Bọn mình không phải là phật tử nên 'nửa kia' tìm thùng công đức, cúng dường rồi đi dạo quanh.

Lầu Bảo Đại được người Pháp đã xây dựng năm 1923 ban đầu là một cụm 5 biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á tại Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Viện hải dương học Nha Trang). Từ năm 1940 đến 1945, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ ngơi ở biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ nên từ đó cụm di tích này được gọi là Lầu Bảo Đại.

< Lối ra mũi đá đầy tre trúc xanh um. Mình nghe tiếng phần phật, nhìn lên thấy cờ tổ quốc với Phật kỳ kề bên.

- Tháp Bà Ponagar do vua Chămpa là Harivácman xây dựng vào những năm 813 - 817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại nhiều. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Mặt bằng thứ nhất của tháp được lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp. Mặt bằng thứ hai là một cụm gồm bốn tháp, cả bốn tháp đều được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính.

< Bãi đá phía Đông đây.

Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ và đấu. Trên đỉnh các trụ thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếp tháp nhỏ đặt trên một tháp lớn trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình thần Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú như nai, ngỗng vàng, sư tử...
< Và thềm đá đỏ rất rộng, sóng ì ầm.

Tháp chính thờ thần Ponagar, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo. Các tháp khác thờ thần Siva, thần Sanhaka và thần Ganeca. Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch người dân đến lễ bái ở Tháp Bà rất đông.


< Trong kia là các chỏm đá to với các bậc thang đi xuống...

- Diamond Bay (Wonderpark Resort), một resort trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, Nha Trang là nơi diễn ra lễ đăng quang của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, được hoàn thành chỉ sau bốn tháng xây dựng, khánh thành vào ngày 30 tháng 6, 2008.
< ... thì ngoài đây là một vịnh biển với con sóng tung lên.

- Thủy cung Trí Nguyên được xây dựng từ năm 1971 theo mô hình một con tàu ma. Ðây cũng là một điểm hấp dẫn với con tàu hóa thạch dài 60 m, cao 30 m nằm ven bờ hải đảo, đứng từ xa cũng có thể nhìn rõ thủy cung này. Thủy cung Trí Nguyên là bộ sưu tập các loài cá biển và thực vật biển , sinh vật biển theo mô hình mở. Trong con tàu được chia thành các tầng: tầng trệt có hồ nuôi cá; tầng 2 là nơi bán hàng lưu niệm, mỹ nghệ và nhà hàng nằm ở tầng 3. Trên boong tàu là cột buồm và khẩu súng thần công, đây cũng là vị trí lý tưởng để ngắm nhìn biển từ trên cao.

< Cảnh vật đẹp tuyệt vời chỉ thường thấy trên các trang ảnh poster. Thảo nào các 'tía' làm du lịch cứ muốn tóm gọn hòn đảo nhỏ ni làm cơ ngơi cho kỹ nghệ không khói cho dù chốn này là chốn tâm linh với bao công sức nhọc nhằn khai phá.

Đặc sản

Ngoài các sản vật biển, Nha Trang có nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được chúng làm từ nước dãi của mình) và nem nướng Ninh Hòa.

< Dây leo bò kín tảng đá to.

Nói đến các món dân dã Nha Trang còn nổi tiếng qua món bún cá hay bánh căn. Với món bánh canh Nha Trang thì không giống với bất kỳ ở một địa phương nào khác, nước lèo được làm từ chất ngọt của cá cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó quên.



< Tít xa là trung tâm thành phố Nha Trang với những cao ốc.

Nha Trang còn có bong bóng cá , vi cá , nước mắm , khô cá thu được xếp vào loại ngon . Hải sản Nha Trang đa dạng và phong phú với rất nhiều loại và vô số những món ăn khác nhau, nổi tiếng có món nhum - còn gọi là cầu gai hay nhím biển ăn sống với cải bẹ xanh.


< Ngắm nhìn như muốn vơ hết khung cảnh thiên nhiên vào tim rồi mình trở lên, theo những lối quanh co nhỏ được tạo bằng các phiến bê tông tròn.

Vài dòng về ngôi chùa trên đảo Hòn Đỏ:
Chùa Từ Tôn toạ lạc tại đảo Hòn Đỏ, phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Thuở ban đầu: Hòn Đỏ chỉ là một hòn đảo với đá đỏ trơ trọi, không cây cỏ (do vậy nên người địa phương khi ấy gọi là Hòn Đỏ. Năm 1960, TT Thích Viên Mãn ra đảo khai hoang phục hóa, dựng am tu hành...

< Tượng Phật Bà dưới những tán cây rợp bóng mát.

Đất và nước tưới từ đất liền được hòa thượng đem ra đắp lên để trồng cây suốt nhiều năm ròng rã và sau đó cùng Tăng ni và các Phật Tử sau này xây chùa và đặt tên là Từ Tôn.

Ngày 15-10-1998, Bộ Văn Hóa Thông Tin ra quyết định số 04/1998 QĐ-BVHTT công nhận Hòn Chồng - Hòn Đỏ là di tích thắng cảnh quốc gia.


< Thơ thẩn trở ra ngoài rồi nghiền ngẫm bài thơ 'Ngày hôm nay'.

Ngày nay, Hòn Đỏ có diện tích khoảng 20.000m² nằm ở hướng Đông, sát bờ biển, cách đường Phạm Văn Đồng khoảng chừng 250 mét. Du khách đi bằng ghe máy từ bờ đường Phạm Văn Đồng sang khoảng 5 phút. Bước lên đảo đi men theo con đường trải đá uốn lượn, quanh co, từ phía Tây qua những chiếc cầu bắt ngang con suối nhỏ, để đến phía trước chùa. Chùa Từ Tôn hiện nay do HT. Thích Viên Mản làm viện chủ, ĐĐ. Thích Chúc Minh làm trụ trì.

< Hơn 16h, bọn mình trở xuống bến thuyền. Chiếc cano vẫn còn đang đón khách ở bờ bên kia, còn chiếc bên này đang cột, không có người lái. Vậy nên ngồi ghế đá chờ một tý.

< Chính do ngồi chờ nên bọn mình mới khám phá ra loài cây độc đáo cạnh bến: Cây không lá, hướng thẳng lên trời và cao hơn 2 thước đấy.

Mặt chính chùa thuộc hướng Nam, nhìn về hướng Hòn Yến, Hòn Tre. “Đây rồi Hòn Yến, Hòn Tre. Xa xa Hòn Khói đi về thuyền ai?”. Phía trước chánh điện là Quan Âm Các, bên dưới nền Quan Âm Các là một bãi đá trải dài ra đến biển với tượng Bồ Tát Quán Thế Âm mặt hướng ra Nam hải như dõi theo những chiếc thuyền ra khơi của ngư dân Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước… nguyện cứu khổ cứu nạn, đem lại an bình cho người dân biển Nha Trang.

< Rồi bọn mình lên canô trở vô đất liền, trong ấy vẫn có những vị khách mới đến, có cả khách Tây.

Chính vì cảnh quan đẹp và độc đáo nên Hòn Đỏ cũng lọt vào tầm ngắm của các giới kinh doanh muốn biến nơi này thành chốn du lịch. Vậy nên đến ngày nay, chùa Từ Tôn vẫn còn lẩn quẩn trong vòng khiếu kiện, trải qua nhiều năm vẫn chưa có hồi kết.
< Định chạy tiếp lên chùa Phật Trắng nhưng lại thôi. Chiều rồi, một buổi hoàng hôn muốn dành cho phố xá tại một thành phố biển.

Nem 15 Lê Lợi vẫn là chốn muốn ghé lại, dĩ nhiên cũng không quên món gỏi khô bò với hương vị chua chua, ngòn ngọt cay cay khó quên.
Còn thưởng thức cả món... bánh tiêu trộn gió biển tại công viên Yersin ngay đầu cầu Trần Phú. Nha Trang đẹp và ấn tượng, vậy nhưng sáng mai bọn mình phải rời khỏi thành phố biển này để lên xứ hoa rồi...

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!