(Tiếp theo)
Với khí hậu quanh năm mát mẻ, Hòn Bà thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa được mệnh danh là “Đà Lạt của thành phố biển”. Chinh phục đỉnh Hòn Bà ở độ cao hơn 1500m, đường dốc quanh co, sương mù dày đặc, du khách cảm nhận được sự hùng vĩ, hiên ngang của đất trời.

< Căn nhà gỗ của bác sĩ Yersin được phục dựng trên Hòn Bà.

Bài viết  xin đề cập đến người đã tìm ra nơi bọn mình đang đứng này:
Alexandre Yersin (22/9/1863-1/3/1943) là một bác sĩ, một nhà khoa học chân chính, cũng là một nhà thám hiểm với một nhân cách đẹp. Suốt cả cuộc đời, ông đã cống hiến nhiều thành tựu cho cuộc sống nhân loại và Việt Nam thật may mắn được ông chọn là quê hương và là nơi ông an nghỉ cuối cùng.

< Gần đó là 'Nhà hàng đỉnh Hòn Bà. Bọn mình vừa lên, lập tức có người ra nhìn, chỉ chỗ để xe và... mời mua vé!
Thật ra, mua hay không tùy bạn thôi...

25 tuổi, năm 1888, Alexandre Yersin đã có thành công vang dội với việc bảo vệ luận án tiến sĩ y khoa tại Pari: đề tài “Nghiên cứu sự phát triển chứng nhiễm trùng huyết của bệnh lao thực nghiệm” được Đại học y khoa Pari tặng huy chương đồng. Sau đó, Alexandre Yersin tìm ra độc tố của vi trùng bệnh bạch hầu, khiến tên tuổi của ông càng thêm lừng lẫy.

< Bàn thờ bác sĩ Yersin, 'nửa kia' đang bỏ tiền vào thùng ủng hộ người nghèo.

Năm 1894, sau nhiều kỳ công nghiên cứu tìm tòi thí nghiệm, Alexandre Yersin đã tìm ra vi trùng dịch hạch, nghiên cứu bào chế thuốc điều trị và phòng bệnh dịch hạch. Thành tựu này được Chính phủ Pháp tặng huân chương Bắc Đẩu bội tinh.
< Từ hàng hiên nhìn ra góc núi, nơi có miếu thổ địa nhỏ.

Đến năm 1896 lúc bệnh dịch hạch tái phát tràn lan ở Trung Quốc, Hồng Công, Quảng Đông…, 80% người bệnh được cứu sống nhờ loại thuốc của bác sĩ Alexandre Yersin bào chế. Bệnh dịch hạch vốn đã giết chết trên 50 triệu người trên thế giới, từ đó không còn là bệnh nan y.
< Cũng nơi đó nhìn qua nhà hàng. Các bungalow nằm tít phía sau, tầm vài mươi mét nữa.
Trên này nhìn cũng thấy giếng nước, vườn rau đã được tu sửa và phục dựng lại.


< Trong nhà hàng. Ly cà phê đen nóng 15k, lon nước ngọt đồng giá (vậy nhưng vẫn rẻ hơn tại quán Trọng Tâm -  Kê Gà).
Lúc này có nắng, gió hiu hiu nhưng lạnh lắm, không kém gì Đà Lạt cả.

Alexandre Yersin còn say mê nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực. Ngoài y học, ông còn thành công trong việc nghiên cứu trên các lĩnh vực khác như: Sinh học, Nông học, Thiên văn học, Vật lý...
< Vài loại thực vật ngồ ngộ, nghe nói chỉ có trên Hòn Bà.

Ông đã đưa vào trồng và thử nghiệm thành công cây cao su ở Việt Nam, cây Canhkyna ở Hòn Bà, Dran, ở cao nguyên Lang Biang để bào chế thuốc chữa bệnh sốt rét rất hiệu quả. Ông còn nuôi các loại gia súc đặc biệt là ngựa để lấy nguyên liệu sản xuất Vacxin phòng bệnh dịch hạch.

< Một loài khác cũng nằm trong vườn hoa.

Bác sĩ Alexandre Yersin ngày ấy sống đơn giản ở Nha Trang. Ông được người dân địa phương yêu mến vì đức khiêm tốn và sự chăm sóc mà ông dành cho mọi người. Tại Nha Trang Alexandre Yersin đã xây dựng nên Viện Pasteur mang tên người thầy của ông. Kể từ đó phần lớn thời gian ông ở trong phòng thí nghiệm Viện Pasteur, xóm Cồn, Suối Dầu.
< Những bậc thang đá đi lên trạm kiểm lâm phía đối diện.

Alexandre Yersin chính là người đầu tiên phát hiện ra cao nguyên Lang Biang tức là thành phố Đà Lạt ngày nay.
Thật ra trước khi ông phát hiện ra cao nguyên Lang Biang đã có một số nhà thám hiểm người Việt và người Pháp đến vùng đất này. Tuy nhiên sự hiện diện của họ không để lại dấu ấn quan trọng như ông.
< Còn xung quanh là cõi bạt ngàn.

Năm 1915 (Có tài liệu ghi năm 1903), bác sĩ Alexandre Yersin khi đó đang làm việc ở Nha Trang, sau nhiều lần khảo sát thì ông đã làm cuộc thám hiểm bằng ngựa lên núi Hòn Bà bằng con đường mòn xuyên rừng rậm trải dài từ vùng Suối Dầu lên đến thượng nguồn...

< Do không lường trước được là cái lạnh trên đây không khác Đà Lạt nên bọn mình chỉ mang áo khoác mỏng: vậy nên sau 1 giờ, lạnh hết xiết thì... go, hạ sơn!

Đây chính là đỉnh Hòn Bà ngày nay và ông phát hiện ra ở độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển này có một vùng khí hậu mát mẻ rất giống với Đà Lạt nên có thể thích hợp để trồng cây canhkina: loại cây thuốc được dùng làm nguyên liệu chế ra thuốc ký ninh trị bệnh sốt rét. Ông cũng có công phát hiện nhiều loài thực vật quí hiếm tại Hòn Bà như Trương hùng, chè Hòn Bà...

< Con đường xuống với quang cảnh đẹp tuyệt vời vẫn làm vấn vương người lữ khách...

Từ đó, Yersin xây dựng cho mình một ngôi nhà trên đỉnh núi Hòn Bà và thường xuyên lui tới để chăm sóc các giống cây thuốc, đặt làm trại quan trắc khí tượng. Qua thời gian, căn nhà ngày xưa được xây cất bằng gỗ đã mục nát chỉ còn lại phần nền. Để ghi ơn vị bác sĩ đã cống hiến cả đời mình cho khoa học, cho người dân Nha Trang: một kế hoạch phục chế lại ngôi nhà ngày xưa ấy được thực hiện từ năm 2004, tái tạo lại nguyên bản ngôi nhà của bác sĩ Yersin.

< ... khiến bọn mình vẫn liên tục dừng xe. Đói? không. Khát? cũng không, chỉ thích nhìn ngắm cho thỏa và chụp hình.

Dấu ấn trên đỉnh Hòn Bà ngày nay là ngôi nhà gỗ màu nâu sậm nguyên bản ngôi nhà gỗ mà bác sĩ Yersin đã dựng lên tại dây để làm việc. Ngôi nhà được bổ sung nhiều lần, với diện tích 11,4m x 8,7m gồm hai tầng. Bên trái là khu gác lửng với ghế đá, bàn đá để dừng chân phóng mắt nhìn xuống núi.
< Một trong những vòng cua thật gắt nhưng đẹp. Kỳ này, cái Nikkon với zoom 21 lấy được khung cảnh khá trọn vẹn.

Ngôi nhà gỗ này giống như ngôi nhà gỗ ngày xưa do kiến trúc sư Trần Thiện Hoàng vẽ lại từ bản gốc còn lưu giữ từ tài liệu do bảo tàng Viện Pasteur Paris cung cấp. Khác chăng là ngày xưa bác sĩ Yersin chỉ dùng loại gỗ thường để dựng lên thì nay hậu thế dùng gỗ sao để phục dựng với tổng kinh phí nghe đâu hàng trăm triệu đồng.
< Những khung cảnh bao la rộng mở mà ở thành phố không thể thấy được. Vậy đấy: con người rồi cũng trở về với thiên nhiên...

< Chỉ xuống vài trăm mét thì cái lạnh mất tăm, bây giờ chỉ mát với gió hiu hiu thổi thôi.

Hồn ngôi nhà của bác sĩ Yersin đến nay đã được gầy dựng lại khá công phu. Trong ngôi nhà có nhiều hiện vật gắn liền với quá khư như bộ bàn ghế của ông khi tiếp khách, một góc riêng khác là chiếc giường nhỏ để ông nghỉ ngơi. Trên tầng một là thư viện và nơi làm việc của ông. Để kính cẩn nhớ về ông, tại đây có đặt một bàn thờ... và chắc chắn khi ai tới thăm ngôi nhà lại không thắp một nén hương  tưởng nhớ ông.

< Vẫn là những vòng cua xoay tròn. Ban đầu còn bấm còi toe toe, hồi sau lười nên cũng chả cần bấm vì có ai đâu ngoài mình?

Hồ nước bác sĩ Yersin xây trước nhà để hứng nước mưa, nay được sửa chữa lại ở vị trí cũ. Để hứng nước mưa từ mái nhà, ông dùng những ống gốm đất nung ghép vào nhau, những ống gốm nay được trưng bày như một bộ sưu tập.
< Hết đoạn đường đèo, mình dừng xe trên cây cầu bê tông khá rộng, một trong những cây cầu cắt ngang dòng suối Đá Giăng.

Bên cạnh nhà đã trồng lại vườn thuốc như ngày xưa bác sĩ Yersin đã trồng, đó là những thứ cây cỏ thông dụng có tác dụng chữa những bệnh đơn giản, vườn thuốc đang lên xanh tốt. Những thanh gỗ đã mục là dấu tích ngôi nhà xưa cũng được gom lại cho du khách cảm nhận quyết tâm của vị bác sĩ trẻ hồi đó.
< Tại đây, dòng nước của suối đổ qua các ghềnh trông khá đẹp, như một con thác thấp. Muốn tắm thêm lần nữa thì cứ việc nhào xuống, cũng chả có ai...

< Ở một cua quẹo lại thấy Suối Đá Giăng theo hướng khác.

So với trước đây vài năm thì những dịch vụ và cơ sở hạ tầng về du lịch nơi đây đã khá lên rất nhiều. Một khu du lịch nhỏ (thuộc CTy cổ phần Yasaka Saigon Nha Trang) được hình thành với sáu bungalow nằm dưới những tán cây. Dọc theo đường vào là những ngọn đèn măng sông thắp sáng trong đêm, ai thích ở trên đỉnh núi nghe tiếng thú rừng to nhỏ và gió rừng lồng lộng thì xin mời ở lại (500k/đêm).
< Mình zoom gần tý nữa...
Đá lổn ngổn khắp chiều dài hàng chục kilomet, có lẽ vì vậy mà người ta gọi là 'đá giăng' chăng?

Cạnh đó là một nhà hàng nhỏ bằng gỗ được dựng lên theo dáng dấp ngôi nhà bác sĩ Yersin để khách nghỉ chân uống ly nước hay dùng những món ăn đơn giản kiểu 'Made in Honba'. Nhiều cây thông con đang được trồng và nơi đây sẽ có rừng thông, nhiều loại hoa cũng được gieo trồng để tương lai đỉnh Hòn Bà rực rỡ màu hoa...
< Chạy thêm dăm cây số nữa mới bắt đầu thấy bóng nhà đầu tiên, nhưng cũng không có ai.


< Nơi gửi xe - Suối Đá Giăng Hòn Bà, điểm có cầu treo - một chiếc cầu treo nhỏ...

< Người đầu tiên bọn mình thấy từ khi rời đỉnh Hòn Bà, sau khi đã chạy gần 30km.

< Sau khi qua hồ Suối Dầu thì vào khu dân cư, thưa  thớt lắm.

... Khách sẽ ngạc nhiên thấy quanh nhà bác sĩ Yersin có rất nhiều  chiếc lu hoặc các khay bằng ximăng đúc với nhiều hình dáng để bác sĩ Yersin ươm cây, tạo nét duyên rất lạ. Ngày xưa, để bảo đảm có đủ rau xanh khi ở trên núi, bác sĩ Yersin đã đem hạt giống rồi làm giàn trồng bầu, trồng bí. Những giàn rau hiện giờ cũng đã được dựng lại như xưa.
< Lên Hòn Bà thì lắm bảng chỉ dẫn, chừng ra: bảng nằm ở chiều ngược lại nên khó thấy...
Vậy nhưng cũng không khó dù từ đây có 2 đường đều ra QL1A.

Đặc biệt, bên một tảng đá lớn, hai cây trà trăm tuổi do ông trồng vẫn hiên ngang trước gió lạnh. Một con đường xuyên rừng đã mở đến cánh rừng trồng cây canhkina (quinquina - cây thuốc nguyên liệu dùng để bào chế thuốc ký ninh trị bệnh sốt rét) xưa ông trồng, nay đã thành cổ thụ.
< Trường Trung học Cơ sở A.Yersin. Bác sĩ Yersin là một người đem lại nhiều điều tốt lành cho Nha Trang, vậy nên khá nhiều nơi lấy tên ông đặt cho trường, đường, công viên...

< Một ngách nhỏ trông như nhầm đường. Vậy nhưng qua một cây cầu...

Vé tại khu du lịch là 30k/người chỉ với quyền lợi là có người mở cửa cho khách xem các phòng, thuyết minh  và trả lời với khách mọi đều họ muốn biết. Cà phê thức uống cùng nơi nghỉ giá không mềm với kẻ phượt hay sinh viên.

Vậy nên bạn có thể không cần mua vé, cứ dừng xe trên mặt đường và đi vòng quanh tham quan, kể cả đi lên nhưng bậc đá của trạm kiểm lâm hay theo lối mòn lên đỉnh Hòn Bà... tùy thích.

< ... rồi thêm một khoảng ngắn là thấy ngay QL1A. Lúc này đã là 14h30, quá trễ cho bữa ăn trưa. May mà lúc lên đã nhai tạm bánh mì với bò cười.
Bây giờ về nhà nghỉ thì quá sớm, vậy nên mình vẫn chạy theo quốc lộ về Cam Ranh, chủ ý sẽ ghé Bãi Dài.

< Tấp vào một quán ven đường ăn tô bún giò. Tô to cùng thịt và giò... không bé, giá 20k.
Ảnh là chợ Cam Hòa lúc quá trưa, vắng người.

< Từ xã Suối Cát theo QL1A sẽ qua nhiều xã có tên 'Cam' như Cam Tân, Cam Hòa, Cam Hải...

< Đến ngã 3 Cam Hải, nơi có trường THPT Trần Bình Trọng bên trái thì mình rẽ trái chạy vào con đường mới mở. Bảng hướng dẫn phía ngoài ghi hướng vào sân bay Cam Ranh...

< Đường ra sân bay nhưng cũng là đường đi Bãi Dài, một bãi biển với độ dài thật sự, cát trắng, biển xanh... và hoang sơ, ít ra nếu đánh giá từ chuyến đi vài năm trước của bọn mình.

Chả biết Bãi Dài bây giờ ra sao nhỉ?

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 - Phần 21 - Phần 22 - Phần 23 - Phần 24 - Phần 25 - Phần 26

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!