(Tiếp theo) - Bài về phố biển Vũng Tàu có lẽ trong blog Du Lịch, GO! có hàng tỷ... từ chuyện xưa tới hiện đại. Tuy nhiên, tóm gọn về lịch sử hình thành TP thì có vẻ như chưa có hoặc chưa tường tận. Thì đây: Ta có thông tin từ web TP Vũng Tàu rằng...

< Rời Núi Đức Mẹ Long Hương, bọn mình chạy ra đường Nguyễn An Ninh bên ngoài... và ngẫu hứng đâm qua đường Bình Giã (vị trí >).

I. Vị trí địa lý thành phố Vũng Tàu.

Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ; Có 4 mặt giáp biển và sông rạch; Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông ; Phía Tây giáp Vịnh Gành Rái ; Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Long Điền, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi theo hướng cao tốc Long Thành-TP Hồ Chí Minh là 100km và cách thành phố Biên Hoà 95km.

< Quẹo lần nữa ra đường Nguyễn Hữu Cảnh nho nhỏ...

Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha; Có 17 đơn vị hành chính cơ sở : 16 phường và 1 xã. Dân số thành phố tính đến đầu năm 2016  trên 327 ngàn người.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, Vũng Tàu có khí hậu ôn hoà, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 27oC, lượng mưa trung bình từ 1.300mm đến 1.700mm, có từ 2.300 đến 2.800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên thành phố Vũng Tàu tươi đẹp, kỳ thú đem lại tiềm năng lớn về Du Lịch

< Chừ thì ra quốc lộ 51 ở đây >. Bánh canh Long Hương phía bên kia đường, cổng chào TP Bà Rịa phía trước, qua cái ngã 3 là thấy.

II. Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Vũng Tàu.

Vũng Tàu được biết đến từ năm 1296 với tên gọi là trấn Chân Bồ.

- Năm 1658 Chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập 3 làng đầu tiên ở Vũng Tàu là Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng sau đổi thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy.

< Khu quy hoạch và dãy phố 'hàng tồn' (vị trí >) đã yên vị qua nhiều năm rồi thì phải...

- Năm 1775 tàu thuyền của Bồ Đào Nha và Pháp đã ra vào Vũng Tàu để buôn bán và người Pháp gọi Vũng Tàu là Sainjacques.

- Năm 1859. 12 chiến hạm của Pháp nổ súng tấn công Phước Thắng mở đầu cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta.

- Năm 1864 Pháp chia 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ thành 7 tiểu khu; Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa.

< QL51 lúc này chạy kề cận sông Dinh (vị trí >).

- Năm 1895 Toàn quyền Đông Dương tách Vũng Tàu khỏi Bà Rịa để thành lập thành phố Vũng Tàu – Thành phố du lịch, nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam.

- 20/1/1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định hợp nhất Bà Rịa với Vũng Tàu để thành lập một đơn vị hành chính mới mang tên Pháp : Cap Sainjacques và bắt đầu xây dựng con đường bộ nối Sài Gòn với Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu.

< Cầu Cỏ May. Ngày 2/8/2011: tập đoàn Hải Châu đã chính thức ngừng thu phí cầu này sau khi mập mình với lợi nhuận từ việc thu phí. Hãy xem: Nhà nước đã đầu tư gần 70km quốc lộ 51 và xây hàng chục cây cầu trên tuyến đường này nhưng chỉ đặt một trạm thu phí. Trong khi đó, nhà đầu tư này chỉ xây một chiếc cầu Cỏ May nho nhỏ nhưng có mức thu phí cao hơn so với cả tuyến QL 51.

Ngày nay, lãnh vực đầu tư cầu đường không còn dễ ăn nữa vì nếu dân phản ứng là đau đầu.

< Lúc này đã 10h20, bọn mình dự định mua vịt quay bánh mì về nhà thèng con ăn trưa luôn cho dzui... nhưng bất chợt bà xã đổi ý 'Thôi mình ghé ăn lẩu dê rồi hãy dìa nhà nghen'.

Trong khoảng thời gian từ 1895- 1900 Pháp đã xây dựng nhiều bến cảng, nhà máy nhiệt điện; đường dây điện tín và khách sạn cao cấp biến Vũng Tàu thành thành phố cảng, du lịch, nghỉ mát lớn nhất của Nam Bộ và trung tâm đánh bắt hải sản lớn.

< Lẩu thì lẩu, nhưng mà lẩu mô? Anh cứ chạy, em chỉ đường cho... - ừ thì chạy đây.

- Ngày 5/7/1928: Thống đốc Nam Kỳ tách Vũng Tàu khỏi Bà Rịa, hợp nhất với làng Long Sơn và tổng Cần Giờ để thành lập tỉnh Cap Sainjacques.

- Ngày 28/8/1945: Nhân dân Vũng Tàu vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

- Ngày Tháng 12/1945: Xứ uỷ Nam Kỳ quyết định sáp nhập Vũng Tàu với tỉnh Bà Rịa.

< Chạy đường 30/4 một đoạn dài rồi rẽ phải vào đường nhánh gì đó, vòng vo một hồi mới thấy ra quán lẩu dê mà bà xã chấm chỉ bán chiều tối còn bị giờ thì đang còn... vỗ béo dê, hê hê...

Vậy thì vịt quay nha, món này ở HA 123 Nguyễn Tri Phương là số 1. Ghé vô nhưng không thấy vịt ra lò ầm ầm như lúc trước, thì ra đó là giấc chiều. Ta bèn mua heo quay ăn với bánh mì. Mà Bánh mì giờ ni cũng chả có mới ra lò, ta về bỏ lò vi sóng nướng lại vậy!

- Ngày 9/2/1948: Pháp quay lại chiếm Bà Rịa – Vũng Tàu.

< Nhà con mình ni, căn hộ thông minh. Hén sống trên cao ốc, cửa sổ phòng nhìn ra thấy biển. Lúc này đã 1h15: no, xong việc, con hướng dẫn mẹ xài cái alô mới, chỉ ba xài cái máy bảng. Qua loa thôi, dià ba mẹ mò ra được hết hà.

Chính lúc này mới thấy cái Xiaomi cũ của bà xã phù pin, bắt đầu nhô cong mặt kính. Con mình chỉ chứ ai mà để ý đâu? Mửng này đang sạc, bất chợt nó bùm lên một phát thì toi cái dung nhan mất.

- Ngày 3/1/1957: Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tái lập tỉnh Phước Tuy, trong đó Vũng Tàu là một quận.

- Tháng 12/1960: Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Long Khánh

< Ngủ một giấc đến ba giờ rưỡi lại đi, chạy loanh quanh phố xá, hít mùi biển.

- Ngày 8/9/1964: Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đổi quận Vũng Tàu thành thị xã Vũng Tàu.

- 8/4/1975 Trung ương cục Miền Nam quyết định tách thị xã Vũng Tàu khỏi tỉnh Bà Rịa – Long Khánh để thành lập thành phố Vũng Tàu.

< Bà xã thử cái Huawei mới, cái này dĩ nhiên ngon hơn cái cũ nhiều. Nó ba ống kính nên zoom được, pin trâu, dung lượng bự và chộp ảnh tốt hơn, dĩ nhiên.

- Ngày 30/4/1975: Thành phố Vũng Tàu hoàn toàn được giải phóng.

- Ngày 1/1976: Thành phố Vũng Tàu đổi thành thị xã Vũng Tàu thuộc tỉnh Đồng Nai.

- Ngày 3/5/1979: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ra quyết định thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trực thuộc Trung ương.

< Tượng Chúa Kitô Vua trên kia.

- Ngày 3/6/1984: Liên doanh dầu khí Vietxopetro tìm thấy dòng dầu công nghiệp đầu tiên tại thềm lục địa Vũng Tàu – Côn Đảo. Vũng tàu trở thành trung tâm dầu khí quốc gia.

- Ngày 18/2/1991: Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII ra nghị quyết thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Vũng Tàu.

- Ngày 16/9/1999: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 186/ 1999/QĐ- TTg công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại II thuộc tỉnh và xác định thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Trung tâm khai thác dầu khí, du lịch quốc gia; trung tâm giao dịch quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Nam tổ quốc.

< Khu vực Bãi Dứa đây, có vòi tắm nước ngọt công cộng khá tiện (vị trí >).

- Ngày 23/4/2013:  Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 612/QĐ-TTg công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 24/8/2013 thành phố Vũng Tàu đã tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại I.

Ngày nay, thành phố Vũng Tàu có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Nguyễn An Ninh, Rạch Dừa và 1 xã: Long Sơn.

< Công viên ở Bãi Trước.

Các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố có thể kể là:

- Hạ Long

- Quang Trung

- Thuỳ Vân

- Trần Phú

- Lê Lợi

- 3 Tháng 2

- 30 Tháng 4

- Võ Nguyên Giáp

< Ngày nay không cho đậu xe trên lề công viên nên dzợ hai phải 'xuống đường'. Đến bi giờ, bịch táo xanh vẫn còn nằm chễm chệ trên baga, gồng mình suốt một ngày bầm dập! Vậy nhưng dìa nhà, rửa sạch bỏ tủ lạnh, ăn vẫn giòn tan hà.

- Lê Hồng Phong

- Ba Cu

- Trương Công Định

- 2 Tháng 9

- Nguyễn An Ninh

- Nguyễn Thái Học

- Hoàng Hoa Thám

< Nhìn mé trái rồi giờ là mé phải...

Các con đường bị đổi tên sau năm 1975 gồm:

- Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Trần Phú

- Đường Võ Tánh nay là đường Hạ Long

- Đường Nguyễn Tri Phương nay là đường Lê Hồng Phong

- Đường Nguyễn Thái Học nay là đường Ba Cu

< Còn 'cục nhưn' ở giữa là thèng cha này - hắn đang quẹt ĐT xem Dulichgo có... tịt không.

- Đại lộ Gia Long nay là đường Thống Nhất

- Đường Duy Tân nay là đường Lê Quý Đôn

- Đường Phạm Phú Quốc nay là đường Trần Nguyên Hãn

- Đường Khưu Văn Ba nay là đường Phùng Khắc Khoan

< 4h, chạy ra chợ Bến Đình tìm hải sản nhưng giấc chiều nên không có hào sữa. Thứ hào nhỏ nhỏ này rất ngọt nước, nấu cháo bao ăn... nhưng không có thì chịu. Thấy bún riêu gần đó nên xơi mỗi đứa một tô, no đến xù luôn bữa chiều mà con mình đã hẹn.

- Đường Phan Thanh Giản nay là đường Lý Tự Trọng

- Đường Thành Thái nay là đường Lê Ngọc Hân

- Đường Tạ Thu Thâu nay là đường Đồng Khởi

< Về nhà soạn đồ rồi từ giã, thèng con chưng hửng 'Sao ba mẹ không ở mai dìa'. Thôi, dìa con. Dự tính đi về trong ngày nên không 'phòng thủ' gì ở nhà, ta về cho chắc. Phòng thủ đây tức là tắt ga, tắt nước, chạy camera, báo động... tà la các thứ - kẻ xâm nhập vào chỉ có nước bỏ chạy dài.

- Đường Triệu Ẩu nay là đường Bà Triệu

- Đường Cường Để nay là đường Phạm Ngũ Lão

- Đường Ngô Tùng Châu nay là đường Ngô Văn Huyên

- Đường Châu Văn Tiếp nay là đường Trần Đồng

< 4h30, bọn mình 'trở về quê hương', giã từ phố biển. Từ lúc này, bà xã chọp bằng cái Huawei - chưa quen lắm nhưng rồi sẽ quen. Chừ em sẽ có dịp chụp thiếu sáng đây...

- Đường nhỏ số 7 nay là đường Võ Thị Sáu

- Đường Trương Bá Hân nay là đường Nguyễn Văn Trỗi

- Đường Lương Văn Hào nay là đường Thắng Nhì

- Đường Quân sự số 4 nay là đường Bình Giã

- Đường Quân sự số 5 nay là đường Huyền Trân Công Chúa.

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần cuối

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!