(Tiếp theo) - Đây là khu hành hương Đồi Đức Mẹ Long Hương còn gọi là Núi Đức Mẹ.

< Nói leo thì leo, xem ta... bò được bao bậc. Nhưng trước khi bò, mình gởi nhờ xe cho ông chú gần đó, ông hỏi 'Anh chị có lên cao không?' - 'Dạ không, chắc chỉ đi ít bậc thang thôi' - 'Vậy thì được, còn nếu lên đỉnh thì gửi ở mấy nhà đối diện' - 'Cảm ơn chú'.

Vào năm 1955, cha Giuse Maria Hoàng Phúc Lộc đã quy tụ khoảng 300 giáo dân và làm nên cộng đoàn đầu tiên ở Long Hương. Từ đây một giáo xứ đã được hình thành dù mới chỉ là một cộng đoàn nhỏ bé cùng với cơ sở vật chất khiêm tốn.

< Trên đường lên, bọn mình sẽ đi ngang qua 14 chặng đàng Thánh Giá bên vách núi.

< Nửa kia đi sau nhưng nhanh chóng vượt lên trước. Thanh niên leo lên thang dẫu cao nhưng có tay vịn đàng hoàng thía này thì chỉ là chuyện nhỏ nhưng với bọn mình sẽ khá chua nghen.

Sau đó 4 năm, vào năm 1958 thì đã tiếp tục xây dựng tượng đức mẹ ở núi Dinh. Và xây dựng trong 2 năm thì hoàn thành. Năm 1959, với tinh thần hiệp nhất, hăng say công việc chung của mọi thành phần trong dân Chúa, giáo xứ Long Hương đã có một ngôi thánh đường bằng gạch, mái tôn thay cho nhà thờ tạm.

< Vả lại, đâu việc gì gấp vì bấy giờ chỉ mới 9h35. Nhẩn nha ngắm cảnh vật và chụp hình chứ?

< Thêm đoạn nữa, ngày càng cao - bắt đầu thấy nhà cửa phía xa xa rồi.

Kể từ đây, Long Hương bắt đầu đi vào nề nếp và xây dựng giáo xứ ngày một phát triển hơn.
Hằng năm, nơi đây đón rất nhiều du khách, đặc biệt là những giáo dân của giáo xứ khác đến hành hương và tham gia các hoạt động do giáo xứ tổ chức. Chẳng hạn như lễ lá, lễ tro...

< Hang Đức Mẹ phía trước, kề cận là chặng đàng thứ 8: Khi vác thập giá, Chúa Giê su gặp các phụ nữ ở Giêrusalem - họ vừa đi vừa đấm ngực vừa than khóc...

< Lại thêm một đoạn dài nữa rồi mình ngoái nhìn lại: một khoảng trời đất rộng đã xuất hiện trước mắt.

Nhà thờ hiện nay đã được khởi công xây dựng vào năm 04 tháng 8 năm 2014, được khánh thành ngày 23 tháng 01 năm 2016 và dâng kính Đức Maria Vô Nhiễm, bổn mạng giáo xứ. Bên cạnh đó, một ngôi nhà nguyện cũng được xây nên trong địa bàn họ thánh Giuse Lao Động.

< Ta vẫn cao đầu bước từng bước, ni là chặng đàng 10: Trước khi bị đóng đinh, Chúa bị lính La Mã lột áo.

< Dừng ngắm và chụp, phần khác cũng để... thở. Nhịp tim chắc chắn trên trăm, huyết áp thì... tía biết, có lẽ tầm 14/7... nhưng hề chi? Khung cảnh đẹp quá mà.

Sau khi tham quan giáo xứ Long Hương thì khách có thể lên đỉnh núi để ngắm cảnh. Đứng từ trên ấy có thể nhìn toàn cảnh Bà Rịa: một khung cảnh rất đẹp. Gió mát, cảnh đẹp thật là xứng đáng khi bỏ công sức leo 400 bậc thang.

< Người kia đang ở trên kia, trời xanh nào dám xẻ chia đôi mình? Hạnh phúc lúc ni tràn trề nhưng sự đời cũng lắm lúc khổ tâm vì đâu có ai là thần thánh chứ. À, mà nhìn lên thấy những bậc thang dốc dựng thiệt là cao, cái này xẩy chân một cái là èo uột khó nuôi liền!

< Ngắm, nghỉ, chộp choạt rồi lại bước. Nói thật, các điểm cao cao mê hoặc bọn mình lắm, biển nữa - biển và núi cộng với nhau thì đó quả là paisible, một sự bình yên đến tuyệt vời.

Để có thể xây dựng những bậc thang ấy thì ngày trước: giáo dân và các em thiếu nhi đã cùng nhau xếp thành một hàng dài từ chân núi lên đến đỉnh núi để chuyền tay nhau đưa những tảng đá lên dần. Mọi việc đều thủ công trong một thời gian dài mới tạo ra những chiếc bậc thang cho chúng ta leo ngày nay.

< Gió hiu hiu, một khoảng trời rộng hiện ra nhưng sáng giờ mây vẫn xám xịt khiến ảnh như cục thịt tái!

< 'Đi' nhé, đi chứ hổng phải 'bò', khá mệt nhưng thíc dzị đó.

Trên đỉnh, du khách sẽ bắt gặp nhà thờ Giáo xứ Long Hương và bức tượng Đức Mẹ trắng linh thiêng. Phóng tầm mắt ra xa từ đây, bạn sẽ trông thấy những ngôi nhà, đồi núi và hồ Đá Xanh tuyệt đẹp, kề đó là quang cảnh tỉnh Bà Rịa mênh mông.

< Cảnh vật phía dưới đã mất hút, giờ chỉ thấy toàn là cây xanh với đá núi - mát lạnh và giải nhiệt.

< Một khoảng trống mà ta có thể nhìn thấy bên ngoài: nhà cửa lúp xúp phía dưới chen giữa các mái ngói đỏ...

Giáo xứ Long Hương là một giáo xứ có truyền thống sống đạo nề nếp, các thành phần dân Chúa tham gia sinh hoạt các giới, các đoàn thể cách tích cực và sinh động.

< Nhìn xuống đoạn thang mà ta đã lên - cao quá đó chứ? Đi lên nữa không anh? Để thở đã, anh mệt roài...

< Nói thì dzị nhưng chân vẫn ráng bò lên vài mươi nấc thang nữa, hiếm khi có dịp mà...

< Và ta nhìn thấy nhà thờ Long Hương phía kia, cái nóc có hình mái vòm đo đỏ. Nếu lên thêm nữa, ta sẽ thấy luôn hồ Đá Xanh, nghe thơ mộng vậy chứ thiệt ra nó là tàn dư của việc khai thác đá thôi.

< Đường lên vẫn còn đó nhưng pó tay, cả hai đứa đều mệt. Mở chai nước mang theo, bọn mình tu hết nửa chai cho thoả cái khát.

Ta đi được nửa đường chưa anh? Chẹp, để anh xem bản đồ.... Gần đến đỉnh rồi! Thiệt không? Hì hì, chỉ mới có... 1 phần 3 đường thôi nhưng đã ná thở roài...

< Không lên nữa thì chỗ này cũng ok, ta ngồi nghỉ, ngồi ngắm và nhìn những bậc thang... Lên thì phê nhưng xuống thì quá phẻ.

Cuối bài: Nói đến Long Hương là phải nhắc đến bánh canh.

Nằm ngay trước cổng chào thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, quán bánh canh Long Hương là địa điểm mà người ta nói du khách nào qua đây cũng ghé ăn.

< Đường xuống cũng chả vội gì, cứ từng bước từng bước chân...

So với Đài Đức Mẹ Ban Ơn ở Phước Tỉnh mà bọn mình đã ghé thì nơi ni cao hơn và hoành tráng hơn nhưng chốn nào cũng tuyệt.

Bánh canh giò heo là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam. Bánh canh Long Hương có thành phần và cách chế biến khá đơn giản với sợi bánh, thịt heo và nước dùng...

< Và cái này khiến mình chú ý lúc lên thì khi xuống, nhìn kỹ lại: đây là ngày hoàn thành công trình 30-1-2010 - KT.

Điều khác biệt mà thực khách có thể nhận thấy đầu tiên chính là sợi bánh. Không làm bằng bột gạo như món bánh canh thông thường của người miền Nam, sợi bánh canh ở đây được chế biến hoàn toàn bằng bột lọc nên thường có màu trắng đục, mềm nhưng dai và không bị bở hoặc gãy nát. Nước dùng của món ăn này cũng được chế biến khá đơn giản khi được ninh từ cá biển, tôm và xương ống.

Bọn mình đã ăn thử nhưng do theo đoàn nên không chọn được 'cái thứ protein bỏ vào tô'. Rút cuộc Long Hương tống cho cục xương đầy nạc, ngán pà kố - giá lúc ấy là 50k/tô. Rút cuộc phải kêu thêm giò. Đối với bọn mình, nó cũng thường thôi: tô bự hơn, thịt to hơn nhưng chưa chắc ngon bằng tô bánh canh mà bọn mình thường ăn chỉ với giá 25k.

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần cuối

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!