(Tiếp theo) - Rời Sông Xoài, bọn mình vào địa phận xã Châu Pha.

Châu Pha là một xã thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xã Châu Pha nằm ở phía đông thị xã Phú Mỹ, có vị trí địa lý:

< Rồi bọn mình gặp ngã 4 (vị trí >), đường cắt ngang chính là Đường mở rộng Số 1 dẫn tới đồng cừu Suối Nghệ... nhưng bọn mình theo lộ trình chạy thẳng, Suối Nghệ đi roài...

- Phía đông giáp huyện Châu Đức.

- Phía tây giáp các xã Tóc Tiên, Tân Hòa và Tân Hải.

< Canh đèn xanh, ta tọt thẳng qua bên kia hướng về Châu Pha.

- Phía nam giáp thành phố Bà Rịa

- Phía bắc giáp xã Sông Xoài.

< Nhà cửa, phố xá... Vậy nhưng chỉ cách vài chục thước bên trái là những cánh đồng lúa bạt ngàn của xã Tân Minh đấy.

< Qua cây cầu con con (vị trí >).

Xã có diện tích 32,53 km², dân số năm 2005 là 10.916 người, mật độ dân số đạt 336 người/km².

< Chạy thêm một đỗi nữa thì thấy nhà thờ Châu Pha (vị trí >). Nhà thờ thuộc ấp Tân Ninh, xã Châu Pha, huyện Tân Thành. Năm 1889, Cha Hiền (Favier) chánh xứ họ Phước Lễ lúc ấy, đã dẫn một số giáo dân đến rừng Châu Pha khai hoang lập ấp.
Từ năm 1889 -1908, lần lượt có 4 linh mục người Pháp đến coi sóc cộng đoàn Châu Pha và đã dựng nên tại đây một ngôi nhà thờ nhỏ. Cộng đoàn lúc đông nhất được khoảng 60 gia đình công giáo.
Nhà thờ, nhà giáo lý và nhà xứ Châu Pha hiện nay được khởi xây từ ngày 22.08.2005 và ngày 08.12.2008, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm đã chủ sự Thánh Lễ tạ ơn cung hiến các công trình trên.

< Kề cận đó là ngã 3 đường Sông Xoài Châu Pha nối thẳng vào đây.

< Bỏ qua ngã 3 rồi tiếp ngã 3 nữa, bọn mình vẫn chạy thẳng...

Dưới thời Pháp thuộc, địa bàn xã Châu Pha ngày nay thuộc làng Hắc Dịch, thuộc tổng An Trạch, tỉnh Bà Rịa.

< Và ta thấy chợ Châu Pha (vị trí >), ngôi chợ duy nhất của xã.

< Đã 9h rồi mà trời vẫn còn mù sương à? Hoá ra không phải vì đó là bụi, bụi đá...

Ngày 8 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 192-HĐBT. Theo đó, thành lập xã kinh tế mới Châu Pha trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của hai xã Hắc Dịch và Long Hương.

< Tạm dừng chân, coi bản đồ và ngắm... đường. Khi qua vùng đất đỏ Sông Xoài, ta thấy nhiều nơi mặt đường bị nhuộm đỏ bới màu đất bazan...

< ... thì ở đây, đường của Châu Pha bị nhuộm bởi màu đá bởi nơi này là khu trung tâm của các mỏ đang cạp núi.

Khi mới thành lập, xã Châu Pha thuộc huyện Châu Thành.

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 45-CP. Theo đó:

< Trường mầm non Châu Pha 1 đóng đô tại đây (vị trí >). Thương mấy đứa nhỏ: trường đẹp nhưng bụi đá chả đẹp tí nào.

< Chạy thêm một đoạn nữa thấy Trường Tiểu học Châu Pha (vị trí >), UB xã, trạm y tế xã...

- Điều chỉnh 800 ha diện tích tự nhiên của thôn Phước Tân thuộc thị trấn Bà Rịa về xã Châu Pha quản lý

- Chuyển xã Châu Pha về huyện Tân Thành mới thành lập.

< Lại một nhánh rẽ vào mỏ đá...

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Châu Pha có 3.448 ha diện tích tự nhiên và 6.082 người.

< Một góc dãy núi Dinh, đỉnh kia là núi Sương Mù, sương mù do mấy hay do bụi đá? Chả biết được...

< Một mỏ đá khác: mỏ đá Đông Phong...

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 83/2005/NĐ-CP. Theo đó, điều chỉnh 28,53 ha diện tích tự nhiên và 122 người của xã Châu Pha về thị xã Bà Rịa quản lý (nay là một phần xã Tân Hưng, thành phố Bà Rịa).

< Tiếp nữa là 3B và nhiều mỏ khác. Bao giờ hết núi thì hết mỏ. Cũng kẹt. không cạp đá thì lấy đâu mà xây dựng?

< Vượt qua thủ phủ mỏ, đường xá lại bình yên nhưng vẫn còn đó những chiếc xe ben hung thần.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Châu Pha còn lại 3.253,21 ha diện tích tự nhiên và 10.916 người.

< Một đỉnh núi khác phía Đông dãy núi Dinh vô cùng bình yên, tuyệt đẹp.

< Vườn chuối bên cạnh, quày nải tùm lum trĩu ngọn.

Từ ngày 12 tháng 4 năm 2018, xã Châu Pha trực thuộc thị xã Phú Mỹ.

< Rồi bọn mình gặp ngã tư rộng thênh thang: đây là ngã 4 Lê Trọng Tấn (vị trí >) thuộc phường Phước Tân, xã Tân Hưng, Tp. Bà Rịa. Từ đây, chạy thẳng sẽ vào TP Bà Rịa, rẽ trái là đi QL56 còn rẽ phải là QL51.

< Bọn mình rẽ phải chạy theo con đường mới mở rộng thênh thang như xa lộ dọc ven chân núi.

Ngày nay, Châu Pha có diện tích chính xác là 3.257,01 ha với 2.818 hộ = 14.485 nhân khẩu, được hình thành 13 thôn với 76 tổ dân cư, dân tộc kinh chiếm 95,4%, các dân tộc ít người chiếm 4,6%, đồng bào theo đạo thiên chúa chiếm 22,78%. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thương mại-dịch vụ, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp.

< Rộng, thoáng, đẹp và đáng để đi vì có dãy núi sừng sững bên cạnh - thôi ta tấp vào ngắm nghía một chút.

< Mây phủ đỉnh núi. Đây là mây thiệt, mây xịn chứ không phải mây bụi đá ở đỉnh Sương Mù - Lúc này đã 9h10 phút ngày 2 tháng 11.

Tài nguyên 'Trời cho' là đá. Các mỏ đá ở đây chạy dài suốt phía Đông Bắc cụm Núi Dinh trong đó có núi Trọc, Núi Bao Quân, Núi Sương Mù...

< Bên con lộ to nhưng không khí vẫn mang mùi thảo nguyên mát lạnh. 'Ta sẽ ghé đồi Đúc Mẹ Long Hương nha'. Ghé thì dễ nhưng 'bò' lên núi liệu có nổi không? Hạ hồi phân giải vậy...

Vì sao là 'Sương Mù'? Có lẽ vì khai thác đá, nổ mìn từa lưa và các xe ben chuyên chở ầm ầm, bụi tung mịt mù thành ra chết tên chăng? Cũng có thể lắm vì suốt đoạn đường ven núi khúc này, ta sẽ thấy màu đá xám xịt khắp nơi.

Nhưng về những hướng khác thì núi Dinh lại tuyệt đẹp và con đường lên núi cũng làm mê hoặc biết bao người. Ngay khi rời khỏi địa phận Châu Pha, vào Phước Tân, Tân Hưng thì mọi thứ đã khác, không còn đá mà chỉ có núi và đường rộng thênh thang.

(Còn tiếp)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần cuối

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!