Tính ra 3 ngày lông bông trong chuyến này, dù không đi nhiều như những chuyến trước nhưng bọn mình cũng "sửa sai" được phần nào các thông tin đã có trước kia trên mạng về thác Hòa Bình và biển Sông Lô:
.
< Rời Bình Châu, ven đường là những hồ nước ngọt.

- Thác Hòa Bình thì đẹp hơn nhiều so với các thông tin cũ: không chỉ là một vài nhánh nhánh thác cỏn con mà đây là một thác lớn với lưu vực rộng hành trăm mét với 4 nhánh chính, nước đổ ì ầm trong mùa mưa..
- Biển "Suối Ồ" được cải chính bằng tên thật sự: Biển Sông Lô. Và hiện tại cũng không còn cảnh phải "lội sông ra bãi tắm" nữa, tránh được nguy hiểm.
- Ngoài ra: chuyến đi cũng tạo điều kiện cho bọn mình tìm hiểu rõ hơn về bãi biển Vạn Trâu cùng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Bến Lội và bãi tắm Bến Lội kề bên...

< Cột cây số bên đường cho thấy còn 8km nữa đến Hồ Cốc.

Một chuyến nghĩ dưỡng êm đềm với thành quả như vậy cũng tạm hài lòng.
8h sáng ngày 26 tháng 10. bọn mình trở về phòng nghỉ thu dọn hành lý, từ giả chị chủ quán trọ rồi ra đi.

< Đường ven biển vắng, chạy xe thật thoải mái...

Chuyến về này bọn mình cũng có một dự định riêng, cốt ý để xem một cung đường mới cho những lần sau: cung đường băng qua các đảo.
< Đến làng ven biển nho nhỏ mà mình từng đề cập trong bài. Có lần 2 phượt gia nào đó ghé lại đây bấm vài pô ảnh. Chả biết gặp dì nào đó có lẽ đang bực bội trong lòng nên bà nên bà ấy la um: này này, đừng chụp nữa! Mấy người cứ chụp rồi chả chóng thì chày, người ta lại tới đây quy hoạch rồi giải tỏa ráo trọi lại khổ cho tụi tôi, đi đi!
Ke ke, ai cũng nuốn sống yên mà, dời tới dời lui, khổ lắm lắm.
< Dọc dường đầy bảng "Cấm tắm". Vậy thì chỉ được "nghịch nước" và "bơi" thôi nghen...

Như bạn biết đó: Từ Bình Châu: ta có thể về Sàigòn qua nhiều ngã, ví dụ như dùng QL55 về Bà Rịa rồi theo QL51 về Sàigòn, về bằng đường ven biển qua Lộc An, Phước Hải đến Bà Rịa rồi cũng theo QL51 về SG. Bọn này chọn hướng đường ven biển như mọi lần.
< Bổng nhiên "đụng" nguyên trung đội bò, có cả bầy chim biển trắng phau phau yểm trợ bên trên...
< Con đường ven biển lúc nào cũng đẹp với cây xanh tỏa bóng...

Tuy nhiên lần này do muốn khám phá những cầu bắc ngang qua các đảo Gò Găng, Long Sơn xem hoàn thành hết chưa nên bọn mình về Long Hải rồi theo cầu Cửa Lấp qua Vũng Tàu. Từ Vũng Tàu sẽ theo cầu Gò Găng qua đảo cùng tên... để rồi băng ngang đảo này, tìm đến cầu Chà Và đang xây dựng - vượt cầu qua đảo Long Sơn. Từ Long Sơn lại vượt cầu Ba Nanh trở ra QL51 (gần núi Dinh) rồi trở về Long Thành - Nhơn Trạch, về nhà.

< Nhưng cái này thì không được đẹp: hàng rào, lãnh địa của "cục xi măng" 5 sao Ho tram Strip.
< Khi nãy là bò và chim, bây giờ đến một tiểu đội tăng: những chú trâu đen lùi lủi... nhởn nhơ xâm lăng đường phố.

Lòng vòng hơi xa nhưng đây là cách tận dụng con đường về để tạo mục tiêu cho chuyến sau, sau nữa...
Tích cốc phòng cơ mà, he he...
< Không xa đó cho mấy là bầy nai. Ủa lộn: những con bê qua bữa... điểm tâm trên đồng cỏ ven đường.
Vui nhỉ: sáng giờ bọn mình gặp người ít hơn là gặp động vật. Nếu có trí tưởng tượng phong phú, mình có thể nghĩ rằng đang ở công viên nào đó bên châu Phi.
< Đến ngã 3 sông Ray, Nếu chạy thẳng sẽ vào Khu du lịch Sông Ray, còn rẽ phải là về Lộc An. Bọn mình chạy thẳng vào xem thế nào...
Khu du lịch Sông Ray nằm trên một doi đất chắn ngang cửa biển sông Ray. Bề ngang nơi rộng nhất của doi đất này chỉ hơn 250m nhưng chính nhờ vị thế độc đáo này mà nơi đây có được những cảnh quan độc đáo với một bên là sông, bên kia là biển (xem ảnh vệ tinh).

Nhờ vị thế đặc địa cùng một đội ngũ nghệ nhân tận tâm chăm sóc mà KDL đã thành nơi nghỉ mát hài hòa với thiên nhiên, lý tưởng cho du khách Sàigòn - không phải vượt khoảng đường quá xa.
< Cuối đường, gặp cổng của KDL. Đóng cửa im ỉm, đơn giản vì không phải mùa du lịch mà. Nhưng các nhà nghỉ vệ tinh phía ngoài vẫn phục vụ dù đang tu sửa.
< Lối mòn cạnh cổng cùng... hàng rào và tấm bảng: "Khu vực cấm tắm biển", còn biển thì chỉ cách đó hơn chục mét.
< Còn nếu bạn muốn tắm biển nhưng không vô KDL thì trở ra một tý: có lối xuống biển của người địa phương...
< Mình bỏ xe tại đó và theo lối này ra xem, biển Sông Ray đây.
< Đẹp, sạch. Bạn thích chứ? Vậy hãy làm một chuyến đi nào.
< Bảng "hăm he": Lưu ý đối với quý khách sử dụng bãi biển công cộng". Đại ý là KDL không chịu trách nhiệm nếu quý khách gặp hà bá... ngoài KDL. Ai bắt đền đâu nà, he he...
< Trở ra ngoài, bọn mình theo hướng kia về Lộc An. Đây là cầu sông Ray.
.
Để tạo thêm sự mới mẻ cho khách khi tới đây, một vài công ty lữ hành tại TP HCM đã tổ chức chương trình du thuyền, câu, nướng cá trên sông Ray.


< Đường thênh thang rộng mở, cũng vắng teo.
.
Du ngoạn bằng thuyền trên sông Ray có hai hướng: ngược lên thượng nguồn để tìm hiểu hệ sinh thái và chiêm nguỡng vẻ đẹp nguyên sơ của dải rừng cấm Phước Bửu - Xuyên Mộc và khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ngập mặn dọc hai bên sông. Hoặc xuôi hạ lưu, về Lộc An, Phước Hải ngắm biển.
< Cầu Bà Đáp.
< Vào địa phận Lộc An. Ngã 3 đây nếu quẹo trái là ra cảng cá, phải là vào trung tâm.
.
Bãi biển Lộc An thuộc xã Lộc An, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm gần khu du lịch Long Hải. Lộc An ngoài vai trò là một di tích lịch sử cách mạng, còn là một thắng cảnh luôn làm hài lòng các bạn yêu du lịch.


< Cầu Ông Hem.
.
Cửa biển Lộc An chính là điểm hẹn của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, cửa biển Lộc An đã trở thành tuyến giao thông nối liền giữa miền Bắc và miền Đông Nam bộ. Nơi đây đã bao lần chứng kiến nghệ thuật tài tình, khéo léo của các chiến sĩ cách mạng chuyển vũ khí cho mặt trận miền Đông Nam bộ.
< Ngã 3 Long Hải - Long Điền.


Lộc An vừa có biển, có sông, có rừng nên rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái và về nguồn của giới trẻ. Trước kia muốn ra bãi biển phải đi thuyền qua sông, hồ nhưng bây giờ nhiều nơi người ta đã lấp các hồ để xây công trình. Ra biển sẽ dễ dàng hơn nhưng cũng giảm bớt phần nào thú vị.
< Đến thị trấn Phước Hải.

Phước Hải là một thị trấn thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Xưa nay, người dân Phước Hải chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá, trong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá nơi đây có lịch sử lâu đời nhất. Nước mắm và cá khô Phước Hải là hai sản phẩm nổi tiếng khắp vùng.

< Bạn đừng ngại khi không rành đường vì bất cứ nơi nào tại VN: các ngõ rẽ quan trọng đều có bảng hướng dẫn. Bảng trong hình như bạn thấy: Rẽ trái Là đi Long Hải, phải là đi Đất Đỏ.

Từ khi được quy hoạch và mở thêm các con đường ven biển, Phước Hải trở thành điểm khám phá mới của khách du lịch phương xa với bãi biển khá sạch đẹp sau nhiều lần ra quân tổng vệ sinh của các chi đội thanh niên.
< Bọn mình chọn hướng trái vào trung tâm thị trấn, đây là chợ Phước Hải.

Thẳng theo đường này (vẫn là đường ven biển), mình sẽ đến Long Hải.

Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần cuối

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!