Chạy vượt đèo Lộc Bắc quanh co quặn quẹo mãi rồi cũng đến khu dân cư với nhà cửa lưa thưa thôi, không nhiều, không sầm uất.
Mình xin nói sơ qua chút thông tin biết được về Lộc Bắc:
Huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Lộc Thắng và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc và BLá. Những xã này hầu hết thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Bảo Lộc cũ. Xã Lộc Bắc chính là vùng chiến khu xưa của tỉnh Lâm Đồng và làm một trong những xã nghèo nhất huyện.
Lộc Bắc ngày xưa là cơ sở cách mạng kiên cường trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Năm 1994, xã Lộc Bắc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng, đây cũng là nơi vang danh người du kích K"Vét từng bắn rơi máy bay Mỹ.
< Trẻ em Lộc Bắc rong chơi cạnh đường lộ.
Cư dân Lộc Bắc đa phần là người Châu Mạ chiếm trên 70% trong tổng số khẩu đồng bào dân tộc thiểu số có quá trình sinh sống ở đây từ rất lâu đời. Bổ sung vào thành phần cư dân sau này là các đợt di dân đến vào nhiều thời kỳ khác nhau, trong đó là một số dân tộc từ các tỉnh miền Bắc đến sinh cơ lập nghiệp.
< Cô bé xinh xắn, tuổi chỉ độ 15 đang địu em bé - chả biết em hay con...
Đợt di dân đông đảo đầu tiên là vào đầu thế kỷ XX, khi người Pháp khai thông quốc lộ 20, tiến hành lập các đồn điền. Toàn vùng cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc thời kỳ đó có đến 400 đồn điền với gần 20.000ha chè, cà phê.
Công cuộc khai hoang lớn đầu tiên đã đưa lên đây hàng chục ngàn lao động cho đến nay đã trải qua nhiều thế hệ gắn bó với vùng đất này. Trong những năm đầu của thập kỷ 80, khi mở ra các nông trường thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam, đã có nhiều đợt lao động và các hộ dân đi khai hoang xây dựng kinh tế mới được chuyển đến vùng Bảo Lâm.
< Nói đến khu dân cư nhưng thật sự phải chạy thêm vài cây số nữa mới hết đèo.
Về văn hóa: xã Lộc Bắc đã phát hiện được 2 bộ đàn đá, các nhà khảo cổ học xác định những hiện vật này có niên đại cách đây trên 2.000 năm. Ngày trước, đồng bào dân tộc ở xã Lộc Bảo, Lộc Bắc còn lưu giữ nếp sống trong các nhà dài bao gồm nhiều thế hệ đồng tộc cùng chung sống trong một gia đình lớn... nhưng nghe đâu bây giờ đa phần là nhà tôn.
Các tập quán sinh hoạt, lễ hội cúng Giàng, cúng mùa, cầu an, cầu mưa của họ cho đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình ngoại trừ phong tục “cà răng căng tai” chỉ còn tồn tại với các cụ già trọng tuổi - ví dụ như cụ bà K’Anh - người lớn tuổi nhất của dân tộc Châu Mạ. Dù đã 92 tuổi nhưng cụ có một sức khoẻ rất dẻo dai và vẫn còn minh mẫn, cụ còn là người có đôi tai dài và đẹp nhất của miền cao nguyên Lâm Đồng...
Dù đến địa phận Lộc Bắc thật nhưng bọn mình vẫn chạy thêm mấy cây số nữa mới gặp trung tâm xã, nơi có UBND, nhà cửa nhiều hơn. Việc đầu tiên lúc này là tìm nơi đổ xăng cái đã vì chạy reset hơn chục cây số rồi. Hỏi đường xá, sẳn tiện hỏi luôn cây xăng thì được người địa phương chỉ dẫn: tít dưới kia.
< Và "cây xăng" đây! chổ này kiêm cả tạp hóa, hàng rau. Nói nôm na là một "siêu thị" đa chức năng. Mình đổ tạm 1 lít vậy, giá 24K.
< Cư dân bò thì đâu cũng thấy, nhiều lắm.
< Cầu B'Lach.
< Được một đoạn thì đến ngã 3: Quẹo phải là trực chỉ Bảo Lộc, rẽ trái là vào Thủy điện Đồng Nai 4 (một trong "đống thủy điện trên dòng sông này) Bản đồ
Ngay ngã 3 có tấm bảng quảng cáo cây xăng PV Oil, tên khá lạ lẫm với dân TP nhưng phải quẹo vào thủy điện - mình bỏ qua không đổ - hồi sau thì tiếc.
< Quẹo phải thì vào một nhánh riêng của QL28 nối Lộc Bảo - Lộc Thắng.
< Đường vặn vẹo nhưng chưa đến đèo - đèo đề cập đây là đèo B40.
< Những đường cong vòng vèo phía xa xa...
< Bắt đầu vào đèo rồi.
< Vài người dân tộc bước ven đường, có lẽ ra rẫy.
< Vượt dốc lên cao rồi lại đổ đèo.
Vì sao có tên là đèo B40 thì mình chưa chắc chắn nhưng đây cũng là một thắng cảnh đẹp giữa miền cao nguyên.
< Chân đều bước, trên lưng đèo gùi.
< Giữa khe núi đèo B40.
Nhưng trong chiến tranh: chắc chắn đoạn đường này sẽ là sự khởi đầu của việc đối diện với những khầu B40, âm thầm nhưng đầy uy lực.
Nhiều người bảo nên đổi tên đèo là Pọt Chan hay gì khác... cho có vẻ dân tộc và huyền thoại chứ tên đèo B40 nghe dễ sợ quá...
Nhưng đa phần người địa phương lại cho là cứ để tên đèo B40 để du khách phải tìm hiểu mà nhớ lại chút kỷ niệm của thời chiến tranh.
< Những góc ngoặc liên tục.
Chiến tranh đối với vùng đất này quá tàn khốc nhưng bây giờ cây cối đã lấp đầy. May mà còn sót lại ba cái tên gợi nhớ thời bom đạn ấy là đèo B40, buôn Hang Bom và núi Danchil...
< Lúc trèo dốc này thì xe lại cà khựng, báo hết xăng lần 2. Lại reset, phải chi hồi nãy quẹo vào nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 làm một bình đầy cho rồi, chẹp...
< Thi thoảng lại có vài bóng xe, không nhiều. Khi nào xăng hết thì ngoắc xin, he he...
< Đồng hành.
< Đường lánh nạn: mất thắng thì xe bự "xực" thẳng vào đây.
< Lộc Thắng còn 21km nữa! Chẹp chẹp, đang chạy reset nhưng sao xa lòi tròng...
< Gió vẫn vi vu bên tai, tiết trời se se lạnh - dù gì bọn mình cũng đang ở Bảo Lộc mà.
< Tiết kiệm tối đa: các dốc cứ bóp ambraya thả trớn êm re...
Leo dốc, đường xấu thì hao nhiên liệu chứ đường thía này: thoải mái!
< Tiếp một lần xuống dốc khác...
Cuối cùng thì cũng đến khu dân cư - Đây là xã B'Lá.
Từ nơi này: bọn mình dự định sẽ ghé thăm chùa Di Đà hoặc tu viện Bát Nhã. Thác Dam'bri gần đó nhưng nằm trong khu du lịch, bọn mình không vào.
Còn tiếp
Điền Gia Dũng
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20
2 Comments
2024 và mình ngồi đây xem lại ngày xưa. Cảm ơn bác Dũng vì bài viết.
Trả lờiXóaMới thoáng đó mà nay đã mười mấy năm, ghê thiệt! Thật lòng, tôi cũng thỉnh thoảng vô xem bài này, bài kia, những chuyến đi của chính mình. Xem rồi nhớ...
XóaCảm ơn bạn, chúc bạn khoẻ.
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.