Vẫn là Sài Gòn. Nhưng không phải một ngày với tiếng còi xe inh ỏi, cũng không phải một buổi sáng tấp nập người qua lại mà là một hòn đảo nhỏ nằm tách biệt khỏi thành phố, nơi khiến người ta du dương trong vẻ đẹp trong lành và bình yên đến lạ ở xứ Sài Thành.
Nằm tách biệt với đất liền, xã đảo Thạnh An (thuộc huyện Cần Giờ, TP HCM) là một điểm đến du lịch lý tưởng với phong cảnh yên bình, người dân thân thiện.
Xã đảo Thạnh An cách trung tâm thành phố hơn 70 km về phía đông và hoàn toàn tách biệt với đất liền, diện tích khoảng 131 km vuông, chủ yếu là rừng ngập mặn.
Trong xã có 3 ấp là Thạnh Hòa, Thạnh Bình và Thiềng Liềng với gần 5.000 người dân sinh sống. Nghề chính của người dân là đánh bắt hải sản, nuôi hàu và làm muối.
Tuyến đường huyết mạch Rừng Sác - Cần Giờ nối với trung tâm TP. Hồ Chí Minh để xuống thị trấn Cần Thạnh.
Du khách đi tàu ra xã đảo Thạnh An. Sau khoảng 45 phút, Thạnh An đã hiện ra trước mắt.
Dulichgo
Đặc biệt, vào tháng 4/2015 tuyến cáp ngầm 22 kV vượt biển đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Thạnh An đã giúp đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên đảo không ngừng được cải thiện, ấm no và ngày càng được nâng cao và diện mạo xã đảo đang thay đổi từng ngày.
Du khách đi bộ để trải nghiệm cuộc sống thanh bình và không khí trong lành trên xã đảo.
Cuộc sống thanh bình trên xã đảo.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền thành phố và huyện Cần Giờ, nhiều chương trình, dự án mang tính đặc thù đã được ưu tiên triển khai như xây dựng trường học, trạm y tế; trung tâm Văn hóa Thể dục Thể thao; kiên cố hóa hệ thống đê kè ven biển chống triều cường xâm thực; đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới đường liên xã, liên ấp bằng bê tông...
Dulichgo
Mọi nhu yếu phẩm sinh hoạt của người dân Thạnh An đều được vận chuyển bằng thuyền, ghe từ đất liền ra.
Trẻ em xem triểm lãm ảnh về biển đảo.
Đê kè ven biển được kiên cố hóa chống triều cường xâm thực.
Người dân khai thác hàu trên xã đảo.
Dulichgo
Lực lượng đồn biên phòng Thạnh An tuần tra đảm bảo an ninh biên giới vùng biển.
Bình minh trên xã đảo Thạnh An.
Dulichgo
Hướng dẫn thêm:
+ Sáng sớm ra chợ Bến Thành đón chuyến xe bus số 20, là đi từ Bến Thành tới phà Bình Khánh qua Cần Giờ, 5k/vé , chạy tầm 40 phút
+ Tới bến phà đi bộ lên phà, 1k/người
+ Qua phà tiếp tục bắt xe bus số 90 đi từ bến phà Bình Khánh tới bến tàu Thạnh Anh, 6k/vé , chạy gần 1 tiếng
+ Bến tàu Thạnh An, gần siêu thị, gần đó có quán ăn ghi cái băng rôn là có giữ xe máy qua đêm luôn
Đi chuyến đò lúc 9h qua đảo, 10k/người , chạy tầm 45 phút là đến đảo.
Là hòn đảo nhỏ, nhưng đảo Thạnh An có khá nhiều quá ăn. Bạn có thể thưởng thức hủ tíu, phở, cơm tấm, bánh mì, chè gì đủ thứ giá khoảng 20k/món.
Theo Lê Linh/Báo Tin Tức
Du lịch, GO!
Thạnh An: Hòn đảo xinh đẹp
Một đêm ở đảo Thạnh An - Cần Giờ (1)
Cuối tuần về xã đảo Thiềng Liềng
2 Comments
HỎI: Điền Gia Dũng người quê Phú Yên hay ở đâu vậy?
Trả lờiXóaHồi mới giải phóng miền Nam 1975, Sở Nông nghiệp TP HCM có anh Điền Văn Hưng, cán bộ tập kết về làm Phó Giám đốc Sở, (Anh Nguyễn Thành Thơ làm Giám đốc) tôi mới biết VN có họ Điền. Nay biết có Điền Gia Dũng nữa!
Bài viết này gọi Cần Giờ là Sài Gòn (ngay câu đầu mới vào bài) là không ổn. Gọi Cần Giờ là ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh như đoạn sau thì đúng. Trước 30-4-1975, Sài Gòn chỉ có các quận 1,2,3,4,...ngay ở Phú Nhuận, Bình Hòa, Tân Sơn Nhì đều cấp xã (Vùng ngã tư Bảy Hiền), Thạnh Mỹ Tây cũng là xã (Bên kia cầu Điện Biên Phủ, nay là quận Bình Thạnh), Thị Nghè nữa thuộc tỉnh Gia Định. Quận 5,6 là Chợ Lớn. Ở chiến khu gọi 3 địa phương này là Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, bao gồm nội thành và các quận (bây giờ là huyện) Củ Chi (bên chính quyền Sài Gòn, Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, tỉnh lỵ ở Đức Hòa), Bình Tân (gồm Bình Chánh + Tân Bình), Nhà Bè, Thủ Dĩ (Thủ Đức + Dĩ An). Nay TP HCM mở rộng lên phía Bắc là Củ Chi giáp Trảng Bàng Tây Ninh. Thế nên nói TP HCM thì rộng cả nội ngoại thành, còn nói Sài Gòn thì chỉ trong nội thành cũ chứ không ra tới Cần Giờ được. Giả sử tôi ở Củ Chi chỉ nói với bạn bè là ở TP HCM thì được, nhưng nói ở Sài Gòn thì không chính xác.
Tôi vô Sài Gòn từ năm 1955, từ TP này đi kháng chiến. Sau 30-4-1975 trở về lại Sài Gòn công tác. Nay nghỉ hưu cũng ở tại TP HCM nên hiểu về địa danh này khá rõ.
Vài dòng trao đổi với bạn Điền Gia Dũng.
'Điền Gia Dũng' chính xác là cái bút danh thuở tôi còn viết bài cho một số báo chí, anh ạ. Giờ đây thành thói quen, thôi thì cũng sử dụng lu loa vậy.
XóaAnh nói chính xác chuyện gọi 'Cần Giờ - Sàigòn'. Có điều bài của Lê Linh nên tôi cũng không dám sửa. May mà có anh phê vào.
Tôi người Sàigòn anh à, quê bà ở Huế, quê choa bắt đầu vào Nam rồi.
Cảm ơn anh nhiều.
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.