(LĐO) - "Phượt" đã trở thành phong trào, "phượt thủ" là sành điệu khiến một lớp trẻ điên cuồng với các chuyến đi để có danh xưng ấy.

+ Phượt thủ là ai?

Phượt là những kẻ lông nhông trên những con xe chạy từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, khám phá những mảnh đất mà ít người lui tới hay tìm đến những địa danh lâu nay chỉ biết đến cái tên trên bản đồ hay trong những phóng sự tài liệu.

+ Đi để hành xác?

Nếu như người ta đau khổ vì việc phải nhịn đói nhịn khát, phát điên vì 3 ngày không được tắm, ói mửa trước một món thức ăn lạ thì đối với những kẻ ấy, đi phượt đúng là hành xác thật.

Nhưng đối với những người chịu được khổ, thích nghi được mọi hoàn cảnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống bất ngờ của hành trình với một thái độ bình thản thì không thể gọi là hành xác được. Và họ sẽ hân hoan đón nhận phần thưởng là cảnh sắc không giống bất cứ nơi đâu, là những mảnh cuộc sống chưa ai biết đến.
Dulichgo
+ Đi để chết?

Không ai muốn chết khi ngoài kia những miền đất mới vẫn đang vẫy gọi những bước chân háo hức. Chúng tôi khi đi đều xác định an toàn trở về nhà, mặc dù những hiểm nguy bất ngờ trên đường là điều khó tránh, và có những người đã không may mắn.

Nhưng đừng thấy phượt thủ tử nạn trên đường mà đánh giá rằng họ không yêu quý bản thân và mạng sống.

+ Đi để… sex?

Đi phượt vốn dành cho những người yêu thích du lịch bụi nhưng không phải ai cũng có ý nghĩ trong sáng ấy. Trai đi phượt thì dễ dàng hơn gái đi phượt, họ chủ động về xe cộ, họ là những người cầm lái trên mọi chặng đường...

Việc “xế” và “ôm” làm gì trên đường phượt là việc của hai người nhưng nó cũng làm ảnh hưởng đến rất nhiều hình những người đi phượt chân chính khác. Chẳng hay ho gì khi bây giờ người ta nói trại "phượt thủ" thành "phịch thủ".

+ Nguyên tắc “xế - ôm”

Những kẻ đi phượt dài hơi có một nguyên tắc ngầm khi đi trên đường, đó là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Và đây là nguyên tắc được cả hai phía nam và nữ đặt lên hàng đầu trong suốt chuyến đi. Nếu không tin nhau, sao có thể vượt qua được những thử thách trên đường cùng vô số những khó khăn không thể kể hết. Những kẻ đi bụi ở cùng nhau, ăn chung nhau là rất thường tình. Nếu không tin nhau, chuyện gì cũng có thể xảy đến.Dulichgo

+ Phượt là sành điệu?

Khi phượt trở thành một phong trào, nó kéo theo một nhóm người háo danh. Bởi vì phượt bị đóng mác là phải đi chỗ nọ chỗ kia, nên người ta cứ phải cố thực hiện cho thật nhanh. Chẳng nhẽ đã phượt mà không biết đến Lũng Cú, Hà Giang, chẳng từng một lần chạy qua đèo Mã Pì Lèng mà nhìn xuống dòng Nho Quế. Thương hiệu đẳng cấp phượt gia, phượt thủ ngồi với nhau phải có tiếng đã từng hút thuốc lào đâu đó với mấy chú bộ đội biên phòng hay đổ đèo cho bằng được trong một đêm trăng, hoặc nhất định phải chạy trong những ngày mưa gió để biết thế nào là sạt núi, lở đường…

Phượt là sành điệu và dân phượt là những người có bản lĩnh khác người - một lớp trẻ đã bị mỹ danh “phượt thủ” làm cho mụ mị đầu óc và họ điên cuồng với các chuyến đi để có danh xưng ấy.

+ Phượt văn minh
Dulichgo
Không xả rác bừa bãi. Tôn trọng phong tục tập quán các vùng miền. Với người dân tộc ở mỗi nơi mình đến hãy cẩn thận lời ăn tiếng nói. Cố gắng tìm hiểu về nơi mình đến, cảm nhận nhiều hơn về thiên nhiên và con người thay vì chỉ cốt selfie cho đẹp, ngắm nhìn cuộc sống bằng con mắt thật thay vì nhìn qua màn hình chiếc smartphone cầm tay.

Ngoài kia biết bao người đang rong ruổi trên khắp các ngả đường, hằng ngày dấn những bước chân mạnh mẽ trên vạn dặm đường xa, chẳng cần đến những mỹ từ, những mục tiêu cao cả nghe "hay điếc tai". Làm bản thân mình hạnh phúc và giàu có (theo nghĩa rộng), hình như đấy là mục tiêu quan trọng nhất và nhân văn nhất!

Theo Lam Linh (Báo Lao Động)
Du lịch, GO!