Leo qua đống đá gồ ghề vừa được khoan phá nổ mìn, hai anh em chúng tôi bắt đầu leo bộ lên đỉnh Tây Côn Lĩnh.

Như đã nói ở bài trước: Người ta đang phá núi mở đường tiếp, giờ thì chỉ có thể đi bộ. Con đường này sẽ được làm thông tới Hồ Thầu. Xã Hồ Thầu chính là nơi đầu nguồn của sông chảy, nơi ráp gianh của 2 ngọn núi Tây Côn Lĩnh và Chiu Liều Thi hay còn được gọi là Kiều Liên Ti, Chiêu Lầu Thí...
Chỉ vài bước chân nữa là chúng tôi đi sang địa phận của Hồ Thầu.

(ĐGD): Theo Phạm Ngọc Dương, tác giả của một bài viết về “nóc nhà Đông Bắc” Việt Nam thì tổng số 6 đoàn trong Phuot.com đã tuyên bố chinh phục thành công đỉnh Tây Côn Lĩnh và kể lại chuyến đi khủng khiếp ấy bằng lời và những hình ảnh núi non hiểm trở... nhưng họ đã leo nhầm!

< Đường lên đỉnh núi dốc dựng đứng và rất trơn, cây cối lưa thưa. Đi một đoạn thì gặp một con đường mòn sang Hồ Thầu.

Hoàng Su Phì là nơi tập trung một số mỏm núi cao nhất của dãy Tây Côn Lĩnh. Những mỏm núi này có độ cao không kém Tây Côn Lĩnh là mấy. Đỉnh Chiêu Lầu Thi (còn gọi là Kiêu Liều Ti) nằm trên địa bàn xã Hồ Thầu, cao tới 2.402m, đỉnh Gia Long thuộc xã Bản Phùng cao ngót 2.400m. Đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.427m, hơn đỉnh Chiêu Lầu Thi không đáng kể (Du lịch, GO! sẽ có bài riêng về chuyện này).
Và đúng hay nhầm thì các bạn xem phần sau, giờ trở về chuyến đi:


< Đỉnh núi thứ nhất, Độ cao 2038m.
< Một loại cây rất lạ, phần cuối của lá biến dạng trong như cánh hoa.

Đi tiếp một đoạn thì bắt gặp một gốc cây mục. Cái gốc này mà đào lên rồi mang về Hà Nội mông má lại khéo đem bán đấu giá từ thiện được ối tỷ.
< Càng lên cao, cây cối lại càng thưa thớt, không có cây to. Một lối mòn nhỏ xíu đã lâu không có ai qua lại.
< Đến đây thì không còn đường mòn nữa. Đã đến lúc phải dùng đến con Karbar Kukri phát cây mở đường. Trên này chỉ có cỏ cây và mây.
Lên đến đây thì chúng tôi phải dò dẫm từng bước 1, cỏ cây ken đặc, lớp mùn xốp dày vài chục cm đi lên rất dễ trượt. Cây Kukri hôm nay tha hồ chặt chém mở đường.
Vách núi dốc ngược, lau sậy cao hơn đầu người. Chúng tôi phải bám cả vào lau sậy để trèo lên.
< Một cái hang không biết của trăn hay rắn đây. Nó mà nhẩy ra mổ cho một phát thì toi luôn.
< Đi lên một đoạn nữa thì có một khoảnh toàn dương xỉ rất đẹp, nhìn như khu rừng cách đây hàng triệu năm.
Đỉnh núi gần lắm rồi, chúng tôi leo gần như thẳng đứng, sườn núi cực dốc, không cẩn thận là trượt xuống ngay. Lên đến độ cao 2120m, trời mưa phùn, gió hú điên cuồng, rét căm căm.

Lên đến độ cao này bắt đầu có cảm giác rờn rợn, gió thổi rất mạnh, cây cỏ thì um tùm, không nhìn thấy đất đâu. Nếu chẳng may có rắn rết hay có con trăn nào nhảy ra thì cũng chịu.
Lúc này, máy ảnh của tôi đã ướt sũng, lau ống kính liên tục vẫn không ăn thua vì mưa. Cũng may, trộm vía là chiếc Canon G11 này rất bền, quăng quật như điên mà vẫn chưa bị hỏng.

< Cố leo rồi lên được độ cao 2136m.
Leo đến đây thì tên hoangnguyen mới nhận ra là mình đánh rơi GPS từ bao giờ. Hắn chưa có kinh nghiệm nên đi cài GPS phía trước bụng, khi đu người trèo lên cọ xuống đất thế là rơi mất. Mặt hắn ngẩn ra vì tiếc của, tôi phải động viên là lát nữa về cứ theo track log ở máy anh về theo đường cũ, thế nào rồi cũng tìm thấy.

Nói thế chứ tôi cũng chẳng tin là sẽ tìm lại được chiếc GPS, vì cỏ cây rậm rạp thế này, sườn núi thì dốc, nó rơi tuột đi đâu đó thì có mà tìm.
Còn tiếp

Battramdao (Phuot.com)

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần cuối