(Phần 2) - Khu vực Rừng Sác ở Cần Giờ từng được coi là vùng đất chết trong những năm kháng chiến chống người Mỹ. Trước năm 1975, vùng đất rừng Sác là một vùng đất sình lầy, ngập mặn quanh năm, sông rạch chằng chịt từ sông Soài Rạp vắt ngang qua quốc lộ 15 (nay là quốc lộ 51), từ Nhà Bè theo con sông Lòng Tàu chảy ra đến cửa biển Vũng Tàu có diện tích hàng ngàn cây số vuông toàn là rừng đước, chà là, bần, mắm...

Lúc này đã 6h 7 phút sáng, bầu trời vẫn đen kịt mây. Ta đã qua đoạn rừng ngập mặn rồi.

Ngoài số ngư dân trong các ấp chiến lược bung ra bằng ghe xuồng làm ăn sinh sống với nghề hạ bạc theo dòng thủy triều lên xuống thì hầu như không có sự sống của con người... nếu không kể đến lính đặc công Rừng Sác của quân giải phóng thoắt ẩn thoắt hiện, thi thoảng đánh vào các tàu vận tải vận chuyển tiếp tế hậu cần cho quân đội miền Nam.

Những nơi có thể trú mưa đây: Trạm xe buýt. Có băng ghế ngồi, có đèn năng lượng mặt trời đàng hoàng... nhưng bọn mình may mắn vì trời vẫn không mưa.

Vượt cầu Hà Thanh 2, qua cầu sẽ là vùng đất xã Long Hoà.

Tại đây: hơn 4 triệu lít chất hóa học, 2 triệu tấn bom đạn xuống cánh rừng chở che cho cách mạng khiến cho nơi đây trở nên tang hoang, cây cối chết đè lên nhau. Bộ đội phải chuyển quân ra bờ sông, trong đó lục quân giải phóng hy sinh hết chỉ còn lại đặc công thủy bám trụ tiếp tục chiến đấu. Bởi vậy mà người dân gọi đây là 'vùng đất chết'.

Qua cầu gặp ngay Ban Chỉ Huy Quân Sự Huyện Cần Giờ

Gặp bùng binh ngã 3: Rẽ phải là đi Long Hoà, trái là thị trấn Cần Thạnh. Chục năm trước, giữa bùng binh chỉ là một cái đảo nhỏ xíu. Vậy nhưng khách đến còn lạ lẫm, không chạy xe đánh vòng qua đảo là... dính phạt liền. Bây giờ thì giao lộ đã ra ngô ra khoai với các nhánh đảo chia hướng rõ ràng, hợp lý.

Không chỉ đánh giặc mà thôi: hồi đó âm thầm dưới nước còn có cá sấu Rừng Sác và đỉa vắt, trên trời ngoài máy bay phía địch thì còn vô số muỗi độc, bù mắt... Vậy mà họ vẫn sống, lập nên những chiến công lừng lẫy.

Ngã 4 Duyên Hải: Queọ phải là ra bãi biển 30 Tháng 4, trái đi Thạnh Thới có chợ Hoà Hiệp. Ta đi thị trấn nên chạy thẳng. Thật ra đường nào cũng có thể đến chợ thị trấn vì ngày nay đường mới ở Cần Giờ rất nhiều, rộng rãi khang trang.

Đường Duyên Hải, 6h16 phút sáng, mây đen vẫn phủ đầy.

Có lẽ còn khá sớm nên đường vắng teo, mát mẻ.

Ngày nay, Rừng Sác một vùng rừng nguyên sinh tươi xanh, là khu dự trữ sinh quyển với hệ sinh thái rừng ngập mặn phục hồi mạnh mẽ, chen vào đó là những hệ thống giao thông, điện lưới được đầu tư đầy đủ khiến nơi đây trở thành điểm đến cuối tuần của dân thành phố và là lá phổi xanh của cả một khu vực rộng lớn.

Trường THPT Cần Thạnh.

Ta tấp vô công viên Cần Giờ hít chút gió biển đã. Oạch, xem hai con gâu đang làm gì ngộ chưa!

Cần Giờ được xem là vùng cửa biển, hay còn gọi là vùng nước mặn. Vì thế, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cua hải sản nơi đây có chất lượng cao. Người dân nơi đây không phải tốn tiền mua thức ăn công nghiệp.

Công viên Cần Giờ đây, phía trong có nhiều dụng cụ tập thể dục...

Mép ngoài có một số kè biển đá,

Tất cả những gì họ cần là một cái đầm tự nhiên có cống mở cho nước ra vào. Nguồn nước này sẽ mang theo nguồn dinh dưỡng cho thủy hải sản trong đầm. Và đến 15 và 30 âm lịch, (tùy theo con nước, có thể xê xích trên dưới 1-2 ngày), người dân chỉ việc “xổ đầm” (thu hoạch) rồi đem bán.

Biển Cần Giờ đây: phía trên có cát vàng, ra ngoài là cát sẫm màu hơn... Hôm nay triều thấp chứ cao thì nó lên tới mí bờ kè công viên đó.

Nói đến hải sản tự nhiên Vàm Sát, trước tiên phải nói đến Cua. Đây là loại cua vùng nước mặn có kích thước lớn. Một con trung bình ở đây có trọng lượng khoảng nửa kg. Con to có thế nặng hơn 1 kg. Đặc điểm là càng của chúng khá to.

Con đê biển xếp bằng đá tảng lô nhô, sóng thì tít ngoài xa kia.

Biển Cần Giờ không xoáy lở mà chỉ có bồi vì nhiều phù sa (mình nghĩ vậy). Vậy thì những con đê đá đưa ra biển để làm gì? Có thể người ta làm để giữ cát lại chăng? Vậy nhưng nếu để giữ cát thì thất bại rồi vì bãi biển vẫn sậm màu đất.

Tôm sú Vàm Sát cũng là hải sản tự nhiên, và được nuôi chung đầm với cua biển nơi đây. Cùng chất phù du của rừng ngập mặn, khiến tôm sú Vàm Sát cũng có chất lượng cao. Thậm chí, có những con tôm sú nặng 200gr/con. Việc thu hoạch tôm cũng là lúc sổ đầm cua ở trên. Nhưng đối với tôm sú thì không có chuyện Ốp. Tất cả nguồn thu hoạch đều nhanh chóng được thương lái mua ngay.

Không làm người nghiên kiú nữa, bọn mình chạy vào chợ kiếm điểm tâm sáng. Bánh canh thập cẩm ngon, 35k/tô cũng vừa ý. Xong bà xã vô chợ.

Hải sản chợ Cần Thạnh thì khỏi phải nói: mênh mông tươi rói, chỉ sợ không có tiền mua thôi!

Nhiều du khách ví von rằng, đã ăn hải sản tự nhiên tôm Vàm Sát Cần Giờ thì không thể ăn tôm sú nơi nào khác.

Chờ một hồi, bà xã xách ra 2 bao xoài. À, xoài ở đây ngon và rẻ, đã vào mùa rồi. Chờ một đỗi nữa thì nửa kia lại xách ra 2 bao... tôm rồi nói 'Tôm ngon quá, rẻ nữa. Về lẹ thôi anh!'. Bỏ xừa rồi, em mua tôm lúc này thì làm sao đi đâu được nữa (về trễ nó ươn) - Dzậy nên phải về thiệt!

Về thiệt. Rõ ràng đây không phải là đi chơi mà là một cuốc đi chợ. Lúc này trời bắt đầu lất phất mưa.,, nên tốc độ giới hạn bao nhiêu là ta chạy bấy nhiêu: 60km/h.

Tôm sắt tại Cần Giờ được bắt ngoài tự nhiên nên lúc thưởng thức ta sẽ cảm nhận được cái sần sật của thịt tôm và vị ngọt của nước tôm tiết ra khi được nướng trên căn bếp than hồng.

Chui qua gầm của con đường cao tốc Bến Lứt Long Thành. Được khởi công từ năm 2014 với vốn vay từ ADB, JICA và vốn đối ứng - dự kiến hoàn thành năm 2019... nhưng đến nay: công trình vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, đau lòng quá đỗi!

Trung tâm xã Bình Khánh.

Bên cạnh các món hải sản tự nhiên như tôm – cua biển, hải sản tự nhiên của Vàm Sát còn có Hàu, Dộp,… Các loại động vật giáp xác của vùng nước mặn. Đặc điểm của các loại này cũng tương tự như tôm và cua Cần Giờ, chúng to và thịt đầy, rất chất lượng.

Trên phà nhìn bờ con sông Soài Rạp, nhà cửa lô nhô...

Những chuyến phà êm đềm cần mẫn nối liền 2 vùng đất...

Giờ ta lại nói chút về Cần Thạnh:

Thị trấn Cần Thạnh nằm ở trung tâm huyện Cần Giờ, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 58 km về phía đông nam, có vị trí địa lý:

... cho đến khi nào cầu Cần Giờ, Bình Khánh hoàn thành thì mới hết cảnh luỵ phà. Có điều chắc lâu lắm, lâu lắm lắm!

- Phía đông giáp vịnh Gành Rái,

- Phía tây giáp xã Long Hòa,

- Phía nam giáp Biển Đông,

- Phía bắc giáp xã Long Hòa và xã Thạnh An.

Và đây: thành quả sau chuyến đi chợ, sau khi luộc tôm sắt...

và tép bạc...

Thị trấn có diện tích 24,51 km², dân số năm 2021 là 12.018 người, mật độ dân số đạt 490 người/km².

Trước đây, Cần Thạnh là một xã thuộc huyện Cần Giờ.

Còn xoài đây, phải chi mua nhiều hơn.

Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP[1]. Theo đó, thành lập thị trấn Cần Thạnh, thị trấn huyện lỵ huyện Cần Giờ trên cơ sở toàn bộ 2.408,93 ha diện tích tự nhiên và 9.834 người của xã Cần Thạnh.

Một cuốc... chợ xa (1)

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!