(ĐGD) - Sàigòn âm u mưa dầm đã đến ngày thứ 4 và biết đến khi nào dứt. Sáng ngày 22/11 cũng như thường ngày, ta lại... đi chợ.

Đường Huỳnh Tấn Phát đoạn Phú Mỹ. Ngày xưa đường này gọi là Liên Tỉnh 15, cũng là con đường mà người ta cho rằng có nhiều địa danh dân giã nhất đất Sàigòn.

Những bữa trước: chợ Hoà Bình (Nhơn Trạch), chợ Cây Xoài (Thủ Đức) vẫn không có tôm sắt. Nghe nói Cần Giờ có thứ này nhiều lắm. Vậy là ta đi thôi, gần mà - Vùng đất này vẫn thuộc TPHCM.

Rất lâu rồi không về Cần Giờ, thăm Cần Thạnh, viếng Đông Hoà... thì đâu có gì phải chần chờ: Thía là 4h30 sáng, rời nhà hướng về bến phà Bình Khánh.

Cầu Phú Xuân, biết bao kỷ niệm hồi còn trẻ.

Cụm từ 'Bình Khánh' có thể là một trong những địa danh sau:

- Phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

- Xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

- Phường cũ Bình Khánh thuộc Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh; nay là một phần phường An Khánh, thành phố Thủ Đức.

Qua cầu Phú Xuân là gặp ngay chợ cùng tên, rất sầm uất dù mới sáng sớm. Rẽ trái là vào khu tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Hồi 75, kho này bị tấn công cháy dữ dội. Xa hàng chục cây số vẫn thấy khói cuộn đen cả nửa bầu trời...

Ngoài ra còn có cầu Bình Khánh, cây cầu dây văng đường bộ đang được thi công xây dựng nằm trong dự án Đường cao tốc Long Thành – Bến Lức thuộc tuyến Đường cao tốc Bắc – Nam...

Bọn mình chạy thẳng thêm đoạn dài nữa là đến phà Bình Khánh. Bến phà này nhỏ gọn hơn phà Cát Lái. Mộ số thành phố trong nước có 2 ngọn núi thì ta có... 2 bến phà.

Trong bài này, ta lại đến bến phà Bình Khánh. Phà Bình Khánh là một tuyến phà hoạt động trên sông Soài Rạp, kết nối giao thông giữa huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ.

Chuyến phà đầu ngày khá thưa xe.

Đầu Bắc của phà nằm ở cuối đường Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Đầu Nam của phà nằm ở đầu đường Rừng Sác, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Phà bắt đầu hoạt động từ 5 giờ hàng ngày, cứ bình quân 15 phút là có một chuyến xuất phát. Từ 20 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau, thời gian giãn cách là 30 đến 45 phút một chuyến.

Sáng sớm mát lạnh, trời đầy mây. Ta sẽ mắc mưa không? Chỉ có ông Trời mới biết được.

Phà Bình Khánh không quy mô như phà Cát Lái nên thường xuyên bị kẹt xe ở hai đầu bến nhất là vào các dịp nghỉ lễ. Để giải quyết tình trạng này cũng như nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Cần Giờ, vào tháng 8 năm 2016, Thủ tướng đã đồng ý đề xuất xây dựng cầu Cần Giờ để thay thế cho phà Bình Khánh. Dự kiến cầu sẽ dài 3,4 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55m, tổng mức đầu tư dự tính là 5.300 tỉ đồng và được thiết kế để mang tính biểu tượng.

Xuống phà. Bên kia Bình Khánh đã bắt đầu một ngày mới. Ăn sáng chưa? Có lẽ còn sớm quá, ta đến  thị trấn Cần Thạnh ăn sáng vậy.

Tuy nhiên, chờ đến khi có cầu thật sự thì chắc... lâu lắm lắm. Thôi thì bà kon Cần Giờ ta cứ chịu khó luỵ phà vậy!

Đường Rừng Sác rất vắng trong giờ này, dĩ nhiên rồi.

Lại nói về xã Bình Khánh - Về địa giới: Tây Nam giáp xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; Đông Nam giáp xã Tam Thôn Hiệp; Đông giáp xã phước Khánh, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); Nam giáp xã An Thới Đông; Bắc giáp xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, tiếp nối vào nội ô, cách trung tâm TP.HCM 15-16km, cách trung trung huyện Cần Giờ khoảng 45km đường bộ.

Cầu An Nghĩa bắc ngang qua Tắc Ông Đĩa, một nhánh của sông Lòng Tàu.

Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.345,28ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 1.450ha. Địa hình bằng phẳng, đồng bằng phù sa là chủ yếu thuộc lưu vực sông Đồng Nai, với hệ thống sông, rạch chằng chịt, hơn 30 nhánh sông, rạch tạo thành mạng giao thông thủy thuận lợi và mạng đường bộ nối liền trung tâm huyện (gần nhất là trung tâm xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp) và nối các ấp được hình thành sau năm 1985, chiều dài khoảng trên 30km, đặc biệt là trục lộ 9km trục đường Rừng Sác nối về thị trấn Cần Thạnh.

Qua cầu này rồi là sẽ thấy rừng nối tiếp rừng.

Dân số toàn xã là 17.703 người, phân bố đều ở 08 ấp trong hơn 3.929 hộ gia đình. Do sông, rạch chia cắt, các ấp thể hiện nét văn hóa sinh hoạt có khác nhau trước đây, ngày nay khoảng cách thu hẹp, đời sống xã hội phát triển, nhất là điểm thị tứ như khu chợ và bến phà thuộc ấp Bình Phước và Bình Thuận.

Hai bên là rừng, Cây ở đây chủ yếu là bần trắng, cây mắm trắng, ô rô, dừa lá, ráng...

Người dân Bình Khánh ngoài sản xuất nông nghiệp là chính còn có nghề đánh bắt trên sông, rạch, chăn nuôi gia cầm, nghề thủ công đóng, sửa ghe xuồng... các nghề này không đơn giản, tuy lao động thủ công song cần nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, hầu hết những người thiếu niên trở lên có thể kiếm sống mặc dù không khá giả sung túc. Những thay đổi lớn khi có tiến đường liên xã (nay là đường Rừng Sác).

Tìm WC... thiên nhiên. Vắng teo nên ở đâu cũng được, thoải mái thôi!

Đường Rừng Sác là đường giao thông chính yếu chạy dọc huyện Cần Giờ. Đường bắt đầu từ bến phà Bình Khánh bên bờ Cần Giờ, xuyên theo trục tây bắc - đông nam qua các khu dân cư, khu nuôi thủy sản và rừng ngập mặn rồi kết thúc tại ngã tư dẫn vào khu du lịch biển 30/4.

Tháng 4 năm 1985, đường Rừng Sác cũ đã được khởi công trên một miền đất bùn lầy, sông rạch chằng chịt. Đường cũ chỉ có hai làn xe, qua 7 cây cầu nhỏ và còn phải qua hai tuyến phà.

5h45, trời vẫn đầy mây. Khá lạnh nhưng chịu được do mình bận có cái áo khoác ngoài không tay khá mỏng.

Tháng 5 năm 2002, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh duyệt dự án nâng cấp đường Rừng Sác, bắt đầu thí điểm nâng cấp thành đường Rừng Sác mới trên một đoạn đường chỉ 1 km từ khu vực sông Hào Võ cũ đến cầu Hà Thanh. Tháng 11 năm 2004, chính quyền thành phố tăng vốn đầu tư giai đoạn 1 và đến tháng 6 năm 2007 thì quyết định tăng quy mô đường lên thành sáu làn xe.

Đường tốt. Tuy nhiên một số đoạn chạy lưng tưng (hướng về Cần Thạnh) do vá xấu, lồi lõm.

Đường Rừng Sác mất 9 năm để hoàn tất, tính từ ngày khởi công đến ngày khánh thành vào tháng 2 năm 2011. Đường dài 36,5 km, rộng 30 m với sáu làn xe, gồm hai giai đoạn xây dựng cho ba phân đoạn đường.

Trên toàn tuyến đường Rừng Sác có tám cây cầu gồm: Cầu Rạch Lá, An Nghĩa, Nông Trường, Rạch Đôn, Lôi Giang, Long Giang Xây, Dần Xây và cầu Hà Thanh.

Riêng hướng về thì ổn. Ngày thường không thấy CSGT, tuy nhiên vẫn nên chạy đúng tốc độ quy định cho an toàn. Có lần nào đó: một chị lạc tay lái ủi xuống con mương ven rừng gãy chân, phải đôi ngày sau mới được những người chăm sóc cây trên đường biết và cứu.

Bảy cây cầu có tải trọng 30 tấn được xây dựng để thay cho các cầu cũ, riêng cầu Dần Xây đã hoàn thành từ trước vào năm 2001. Cầu này mất ba năm xây dựng sau nhiều lần gia hạn, dài 381 m, rộng 12 m, tải trọng 30 tấn thay thế cho phà Dần Xây ngày trước.

Cạnh rừng, hít khi trời cho đã! Lá phổi xanh của thành phố là đây.

Địa danh "Dần Xây" có nguồn gốc từ tên loài cây giằng xây, được sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của miêu tả có quả "giống cái thớt cối xay", có "bông lá dùng làm thuốc ho gió, sắc với đường phèn".

Cầu Dần Xây đã trước mặt rồi. Đã có một thời báo chí hô 'cầu Dần Xây là Xây Dần'' vì cái sự kéo dài thời gian hoàn thành lê thê của nó.

Cầu An Nghĩa là cầu cuối cùng được hoàn thành trên tuyến đường Rừng Sác, tiêu tốn chín tháng thi công và 179,1 tỉ đồng, dài 386,8 m, rộng 13,2 m, tĩnh không thông thuyền 6 m, khánh thành ngày 28 tháng 6 năm 2010.

Một cuốc... chợ xa (2)

Điền Gia Dũng

Du lịch, GO!