(VIVU) - Trong vòng vài tháng qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà liên tục xảy ra tai nạn giao thông do phương tiện mất thắng, nạn nhân không làm chủ tay lái...

< Điền Gia Dũng đi cùng bà xã trên Sơn Trà tháng 2/2012, lúc ấy con chiếc Win100 vạn dặm.

Cách đây vài ngày (28.7), Chiếc xe máy do con dâu điều khiển chở mẹ chồng cùng con gái tham quan bán đảo Sơn Trà bị tai nạn khiến hai bà cháu rơi xuống vực tử vong. Chuyên viên tổ chức Nước Việt Xanh Bùi Văn Tuấn "điểm mặt" 8 con dốc nguy hiểm, tiềm ẩn gây tai nạn tại Bán đảo Sơn Trà.         

Dốc đầu tiên ở hướng đi từ Cảng Tiên Sa đến Bãi Đá Đen. Đoạn dốc này dài khoảng 1km và liên tục. Điểm cuối của Dốc là đổ ra đường lớn 2 chiều rất nhiều xe ô tô đi lại.

Đoạn dốc thứ 2 có nhiều vách núi lỡ dựng đứng. Khu vực này dốc không cao nhưng cua gấp, vách núi lở nhiều nên khá nguy hiểm.
Dulichgo
Đỉnh đồi Vọng Cảnh đổ xuống (hướng từ Vọng Cảnh về TP ĐN, nơi xảy ra tai nạn mới đây). Đoạn này đường đi rất đẹp, nhưng cua lại rất gấp, dốc dài và độ dốc cao kéo dài liên tục. Nếu xuống dốc mà không cẩn thận thì sẽ dễ bị giật mình khi xe ngược chiều đi lên, gây hoảng loạn và va đập vào các thành lan can bên cạnh đường.

Con dốc thứ 4 ngắn khoảng 500m từ đỉnh đồi Vọng cảnh về hướng sân bay trực thăng. Dốc ngắn, nhưng độ dốc hơn 25 độ, và có đoạn cua ngặt. Lên dốc cũng phải bò mới lên được.

Dốc thứ 5 đi xuống Hố Sâu. Đoạn dốc này độ chêch rất lớn, có chỗ lên đến 60%. Dốc dài liên tục gần 2km, đường hẹp, nhiều khúc cua ngặt nguy hiểm. Nếu xuống dốc mà gặp xe ô tô đi lên thì khó tránh kịp nếu không chú ý.

Dốc thứ 6 từ đỉnh bàn cờ về International Continental (Intercon). Dốc này ai đi Sơn Trà cũng phải gồng mình lên vì sợ. Dốc kéo dài liên tục vài km, đường hẹp. Bên phải đường là taluy âm nên rất sâu. Khi xuống dốc, gặp xe máy hay ô tô đi ngược chiều thì rất dễ bị va quẹt xe.
Dulichgo
Con dốc thứ 7 đoạn đi từ ngã 3 Intercon lên ngã 3 đi Cây đa ngàn năm. Dốc này thường xảy ra tai nạn do độ dốc quá Cao và dốc quá tức. Trước khi vào lên dốc thì có 1 đoạn cua ngặt nên các xe thường bị mất đà. Xuống dốc thì quá dốc nên tay lái dễ bị lạc.

Cuối cùng là dốc đi từ ngã 3 Cây đa ngàn năm ra Khu du lịch sinh thái Trường Mai. Dốc này bao gồm cả 2 đoạn (Dốc đôi). Vừa lên hết dốc là thả dốc gấp, đường rất nhỏ mà ít được dọn dẹp, 2 bên đường là Taluy âm và dương vực sâu. Dốc kéo dài, nhiều chỗ cua tay áo, nên việc tránh xe đi ngược chiều phải luôn được chú ý và chủ động hết sức.

Rất tiếc, các con đường trên bán đảo Sơn Trà dành cho du khách thì nhỏ hẹp, đường rất dốc, nguy hiểm, nhưng trên đường lại không có các điểm thiết kế "Thoát hiểm". Do đó, nếu không may mắn gặp tai nạn mất lái, mất phanh, thì coi như phó mặt số phận cho sự may mắn chứ không có cách nào khác.
Dulichgo
Mãi đến giờ, vẫn chưa có quyết định rõ ràng nào về tương lai của Sơn Trà. Du lịch phát triển tại đây tự phát, manh mún, mạnh ai nấy làm, mỗi người mỗi kiểu, và rồi cũng không có đủ sự can thiệp giám sát, hỗ trợ thông tin cho du khách cũng như các cảnh báo cần thiết.

Theo Bùi Văn Tuấn (Vivu247)
Du lịch, GO!

Điền Gia Dũng: Sơn Trà hấp dẫn cũng chính vì nhờ những con dốc này ngoài vẻ đẹp của thiên nhiên. Nếu những con dốc này mất đi thì đường trên Sơn Trà khác gì những con đèo 10 độ bình thường và không còn mê hoặc dân du lịch nữa.
Tai nạn đèo dốc thì đâu đâu cũng có, bất kể ở miền nào, nước nào nếu người đi không có chút kiến thức nào về cách đi đèo dốc. Vậy trước khi lên Sơn Trà, bạn nên tham khảo những bài dưới đây - Chúc bạn anh toàn trên một vùng bán đảo đẹp tuyệt vời!

Chinh phục Sơn Trà an toàn
Cẩn trọng khi đi xe máy lên bán đảo Sơn Trà
P4 - Hết xăng giữa dốc đứng...