(Tiếp theo) - Bài viết này mình xin viết đôi nét tóm lược về giao thông của thành phố Hồ Chí Minh.
< Chạy theo Xa lộ Hà Nội một đoạn, bọn mình đến ngã 4 Bình Thái. Nếu cứ đi thẳng sẽ qua cầu Rạch Chiếc (mới) và gặp tổ hợp cầu vượt nút giao thông Cát Lái. Vậy nhưng bọn mình chọn rẽ trái để vào đường Đỗ Xuân Hợp, trở về Q2 gần hơn.
Từ đầu thế kỷ 20 ở thời thực dân, người Pháp đã quy hoạch tổng thể thành phố Sài Gòn với quy mô 500.000 dân. Do đó, các quy hoạch về giao thông lúc ấy và về sau cũng chỉ đáp ứng đủ yêu cầu cho nửa triệu dân sinh sống.
< Ngã 4 Bình Thái với con đường Đỗ Xuân Hợp: khúc đầu đường thì rộng 4 làn.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, dân số của Sài Gòn đã tăng nhanh chóng, trong đó có hai giai đoạn bùng nổ tăng cơ học dân số là giai đoạn Sài Gòn là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa và giai đoạn sau năm 1975.
< Nhưng chạy vào trong một đoạn thì đường chỉ còn 2 làn. Chắc chắn là lộ giới đường này đã có, tương lai cũng sẽ được mở rộng đây.
Ta sẽ xem sơ qua điều này:
- Vào tháng 05/1975 dân số thành phố Sài Gòn - Gia Định (đến tháng 07/1976 đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh) là 3.498.120 người (thống kê của chính quyền thành phố).
- Ngày 1/10/1979 (Điều tra toàn quốc): 3.419.977 người.
- Ngày 1/4/1989 (Điều tra toàn quốc): 3.988.124 người.
< Nhiều đoạn trên đường này rất xôm tụ, Đỗ Xuân Hợp khúc này cũng là ranh giới của 2 phường: Phước Long A và B thuộc quận 9.
- Ngày 1/4/1999 (Điều tra toàn quốc): 5.037.155 người.
- Ngày 1/10/2004 (Điều tra của thành phố): 6.117.251 người.
- Ngày 1/4/2009 (Điều tra toàn quốc): 7.162.864 người.
- Ngày 1/4/2010, dân số thành phố là 7.382.287 người.
- Năm 2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người.
- Năm 2012 và 2013 chưa có số liệu.
< Chợ Phước Long B nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp của phường cùng tên. Vị trí chợ tại đây >.
Tuy nhiên, đó chỉ là những con số thống kê được trên giấy tờ. Còn nếu tính cả những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố ngày nay đã vượt trên 10 triệu người. Dân số tăng nhanh, hệ lụy từ việc đi lại, làm ăn... khiến mật độ giao thông tăng mạnh nên ùn tắc là điều không tránh khỏi.
< Đa phần 2 phía phải trái đường là những khu phố đông đúc, kinh doanh nhiều loại mặt hàng. Có nhiều trường hóc, thậm chí cả trường cao đẳng Kỹ Nghệ Công Nghiệp.
< Chạy qua nhà thờ giáo xứ Tân Đức -Phước Bình. Trước đó 1 căn là ngôi chùa Thiên Minh, còn ở giữa UBND phường Phước Bình: cơ quan hành chính 'bị kẹp' giữa Chúa và Phật (hi hi).
Hệ thống đường bộ của Thành phố Hồ Chí Minh dày đặc với tổng chiều dài lớn nhất so với tất cả các đô thị ở Việt Nam. Ở khu vực trung tâm (Quận 1, Quận 3, Quận 5) do được quy hoạch tốt thời Pháp thuộc và do mật độ đường cao nên hiện vẫn cơ bản đáp ứng được lưu lượng giao thông.
< Vượt qua cây cầu Nam Lý bắt ngang một nhánh của hạ nguồn Rạch Chiếc, con rạch có cây cầu nổi tiếng cùng tên.
Nhánh rẽ trong ảnh là vào khu dự án Saigon Golf Country Club & Residential - An Phú, Q2 (lại sân golf!).
< Còn mé phải con đường đoạn này là những dự án khu dân cư khác như dự án Hoàng Anh, Phú Nhuận, Nam Rạch Chiếc, Phú Đức...
< Cuối đường gặp ngã 3 Tân Lập, nơi đường Nguyễn Duy Trinh cắt ngang, vậy là rẽ trái về cầu Xây Dựng để ra bùng binh đường Vành đai trong. Vị trí nơi này tại đây >
Tại các quận khác, tình hình giao thông thuộc loại xấu do ùn tắc thường xuyên. Nguyên nhân là tại các khu vực này đô thị phát triển tự phát, thiếu quy hoạch chuẩn, đường xá lại được xây sau khi đã có dân cư. Tỷ lệ dân sử dụng xe bus rất thấp do phần lớn sử dụng xe gắn máy.
< Bùng binh phía trước, chạy thẳng vẫn là Nguyễn Duy Trinh, đoạn mà sáng này bọn mình đi. Còn rẽ trái là đi tiếp đường Vành đai trong, tít khúc dưới kia vẫn đang được mở kéo dài đến Mai Chí Thọ. Bọn mình thì quẹo phải đi về hướng cầu Phú Mỹ.
< Đối diện bùng binh, các phương tiện cơ giới đang tăng tốc thi công để có thể hoàn thành tiến độ.
Chính nơi này sẽ có đoạn cầu vượt VD2 kết nối với đường dẫn vào - ra đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây sắp thông xe 20km đầu tiên.
< Trở ra đường Vành đai trong, hướng đối nghịch ban sáng. Con đường thật yên bình không giống như những cảnh ình xèo vừa qua.
Tối ở đây có đoạn không đèn đường, vắng teo nhưng bọn mình vẫn hay đi hóng gió và qua Nguyễn Duy Trinh... ăn vặt.
< Cầu Ngọn Ngay, nhỏ thôi: giấc 20h thì tối đen trong khi đèn xe mình khá lù mù, hi hi...
Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp liên tục, hiện nay, tình trạng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu giao thông của dân chúng; thể hiện cụ thể qua số lượng các vụ ùn tắc giao thông hàng ngày vào giờ cao điểm cũng như phần trăm những người tham gia giao thông sử dụng phương tiện công cộng.
< Cầu Bà Cua lớn hơn, có đèn đường suốt đêm. Thi thoảng cũng có người câu đêm, mát lắm đấy!
Trong khi đó, tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua khu vực nội thành thành phố, không những không giúp giải quyết tình hình giao thông của thành phố mà còn gây ra tắc nghẽn giao thông do giao cắt với đường phố. Vậy nên tuyến đường sắt nội ô như monorail hay tàu điện ngầm, xe điện... là những phương tiện giải quyết ùn tắc tốt. Do vậy, thành phố cũng đang thực hiện tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên bằng vốn vay ODA.
< Hai kẻ lang thang cùng chiếc Win già. Đồng hành cho đến khi nào không đi nổi nữa thì thôi.
Rồi lại nhớ hồi đi Tuy Hòa, nhớ cái bệnh nhươc cơ nặng đến mức đạp máy xe này không nổi, thậm chí nghiêng xe cũng không thể chống được - vậy mà dám leo núi Chóp Chài mới kinh!
< Bao la, thoáng vô cùng! Lại so đo với những con đường nho nhỏ, đông ken người!
Mấy cao ốc trong ảnh thuộc khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi đấy.
< Cầu Kỳ Hà 3: qua cầu này một đoạn sẽ là giao lộ Nguyễn Thị Định - Đường Vành đai trong, cũng là nhánh rẽ đi Cát Lái.
Ngoài ra, như bạn thấy là rất nhiều tuyến đường (ngoài các quận trung tâm) đã được mở và xây dựng mới, nhiều con đường nhỏ trước kia được mở rộng và nâng cấp. Trong khu trung tâm thì nhiều con đường được quy hoạch lại hướng đi hợp lý, các cầu vượt thép ở những nút giao thông quan trọng ngày càng nhiều... những điều này giúp giảm đi phần nào nỗi kẹt xe mà thành phố lớn nào trên thế giới trong giai đoạn phát triển đều phải đối mặt.
< Bùng binh đây, rẽ trái sẽ đi hướng phà Cát Lái, rẽ phải là hướng Mai Chí Thọ (xa lộ Đông Tây), còn chạy thẳng thì 'dìa' cầu Phú Mỹ.
< Cánh đồng xanh mướt mắt, phía xa là khu dân cư mới Thạnh Mỹ Lợi. Đồng lúa à? Thật tế thì người ta đã giải tỏa tất, đền bù hết rồi... nhưng chưa có công trình gì nên dân lại ra... trồng lúa kẻo phí đất (hay nhớ ngày xưa?).
< Trên trực thăng sắp hạ cánh à? Không phải, mình trên cầu Phú Mỹ.
Riêng là người dân lưu thông trên những con đường: ta cũng có thể góp phần thay đổi bộ mặt giao thông thành phố bằng các tuân thủ các bảng chỉ dẫn, tuân thủ luật giao thông đường bộ, ý thức trách nhiệm công dân khi chạy xe trên đường... để Sàigòn của ta ngày càng đẹp và văn minh hơn, bạn nhỉ.
< Nhìn ra một khoảnh trời đất bao la. Bàn ngày chứ đêm về thì từ đây nhìn thấy đầy ánh đèn màu của các cao ốc trung tâm quận 1 đó bạn.
< Cầu dây văng Phú Mỹ đây, đeo trên lan can thành cầu là bà xã.
< Dưới cầu thì thế này, cao chắc tầm 40m.
< Còn đây là mình. Nhìn và gọi: 'Về thôi em, mai kia ta lại đi tiếp!'
< Từ cầu nhìn thấy dẫy cầu cảng Tân Thuận kéo dài đến Khu chế xuất Tân Thuận.
Lúc này chưa đầy 9h sáng. 4 tiếng đồng hồ loanh quanh, không mất xu nào nếu không tính lít xăng, không tính ăn sáng (ở nhà cũng phải điểm tâm mà): quả là status mình ghi 'Vài chục ngàn cũng có thể phượt một chuyến, bạn có tin không?'... cũng chả quá lời, bạn hè?
Nghỉ một hôm, mình lại sẽ post tiếp bài lang thang này nhé. Lần sau sẽ lê lết qua xã Phước Kiểng thuộc quận 7, xã Nhơn Đức thuộc Cần Giuộc Long An - bạn chờ xem nhé.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10...
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
0 Comments
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.