Đà Lạt được mệnh danh là 'thành phố của mùa Xuân' hay ngắn gọn nhưng xúc tích hơn là 'Thành phố hoa'. Ở đây khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày 15ºC. 

Vùng cao nguyên này có lượng mưa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu đó, cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương, ngàn sắc suốt quanh năm.
Hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,...như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô da, mai anh đào, thủy tiên trắng...

< Dựng xe ven hồ Tuyền Lâm, bọn mình thả bộ dọc theo bờ kè để thưởng thúc vẻ đẹp huyền ảo này.

Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hòa nhập hết sức độc đáo của dân tộc từ các vùng Bắc, Trung Nam. Cả tỉnh có trên 20 tộc người, đông nhất là người Việt, sau đó là M’Nông, Mạ, Cơ Ho...Người dân ở quanh vùng Đà Lạt và Di Linh trồng rau và hoa cung cấp cho các tỉnh Nam Bộ.
< Đà Lạt đẹp: nét đẹp kỳ lạ từ cái se se lành lạnh, đẹp nên thơ ở những đồi núi nhấp nhô cùng rừng thông reo, đẹp yên bình những mặt hồ tĩnh lặng, c vẻ đẹp huyền ảo của những cô gái xứ ngàn hoa...

Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại. Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi gia súc... v.v.
< Trời tạnh hẳn, bọn mình rời hồ. Bên kia đường: một chú chó đen tuyền ngược xuôi, tất tả như đang tìm chủ...

Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà Lạt có phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách.
< Đường xá không tường tận lắm nhưng trong đầu vẫn còn nhớ mang mán. Bản đồ có trong netbook nhưng... lười mở và cũng do rằng tìm đường không quá khó.
Loanh quanh đôi chút, bọn mình ghé vào cafe Lối Xưa ngay ngã 4 Pasteur - Trần Lê.

< So với cái thú 'làm tỉnh táo', 'tán phét' hay 'đốt thời gian' của người Sàigòn thì quang cảnh và ngụm cà phê của vùng đất hoa có khác ở cái 'thưởng thức', 'tán dương' cùng 'thụ hưởng' sự bình yên. Quán đông nhưng sự yên tĩnh vẫn không thiếu.
Đây cũng là dịp xem lại bản đồ để có hướng đi - trông rồi thấy không rối như mình nghĩ.
< Rời quán theo con đường vòng vo đầy dốc đứng có tên là Thiện Mỹ, bọn mình gặp đường Hoàng Văn Thụ: con đường dẫn đến thác Cam Ly, sân bay Đà Lạt và TL725 đi Tà Nung.
Trời vẫn rét lắm dù tính cả áo mưa thì mình trùm đến 3 lớp áo quần, mưa vẫn lất phất...
< Phía trước thác Cam Ly có nhiều xe đậu, đông vì hôm nay là chủ nhật... và đây là mùa mưa nên cũng không có cảnh 'thác hôi'. Bọn mình đã ghé Cam Ly vài năm trước nên chuyến này không có kế hoạch, vậy là thẳng tiến hướng Tà Nung.
Nhưng từ 'thẳng tiến' xụm ngay khi bất chợt có cơn mưa khá lớn trút xuống. Mình vẫn còn bận áo mưa nhưng vẫn phải ghé trú mái hiên vì 'nửa kia' ngồi sau không muốn mặc vì vướng.

< Rồi mưa cũng tạnh, lại lên đường giữa những hạt lất phất.
Phía trước là ngã 3: rẽ trái là đi đèo Tà Nung, phải là Suối Vàng.
Thấy là lạ nên bọn mình rẽ phải...

Đà Lạt còn quyến rũ khách phương xa ở vẻ đẹp của các hồ.
Những hồ đẹp ở Đà Lạt có thể nhắc đến như hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh...v.v. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa.

< Con đường vòng vo bên đồi bên vực cũng chả khác gì đèo...
Đây là miền cao nguyên, xứ núi mà.

Hồ Tuyền Lâm

Hồ Tuyền Lâm cách Ðà Lạt 5km. Hồ bắt nguồn từ dòng suối Tía huyền thoại và nằm gọn gàng giữa rừng thông mênh mông. Mặt hồ quanh năm xanh biếc, hiếm khi có sóng lớn. Rải rác giữa hồ là những đảo nhỏ xanh ngát.

< Ngang qua một cây cầu đặc biệt mà thành cầu được nhuộm bằng một màu đất đỏ cam...
Xa xa là những vườn hoa được phủ bạt kín.

Vào những ngày đẹp trời, dùng cano hay thuyền buồm du ngoạn trên mặt hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồi thông xanh mởn, những sườn đồi thoai thoải. Nếu thích, du khách có thể tạt vào một hòn đảo bất kỳ, giăng võng ngủ giữa rừng thông hay thưởng thức những đặc sản núi rừng hoặc thủy sản được đánh bắt dưới hồ.
< Chạy mãi, vẫn là đường vòng vo, rừng cây và mưa vẫn lất phất giữa cái lạnh buốt các đầu ngón tay...

Tại hồ hiện có tour khám phá hồ 1 ngày với các dịch vụ như khám phá hồ bằng thuyền, thưởng thức đặc sản với mức giá 250.000 đồng - 300.000 đồng.
< Cuối cùng gặp ngã 3, cạnh đó là hai bảng giới thiệu 'KDL Suối Vàng', thôi rồi Lượm ơi! Hóa ra Suối Vàng là nơi bọn mình đã từng đi, lâu rồi nên quên mất.

Hồ Xuân Hương

Tọa lạc ngay trung tâm Đà Lạt, hồ Xuân Hương được xem như "nét duyên" không thể thiếu của thành phố sương mù. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch như vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù...

< KDL Suối Vàng đẹp và rất rộng nhưng 'tái ngộ' thì thời gian không cho phép. Vậy là mình ngắm nghía cảnh vật một tý rồi trở ra.
Trên này, nhìn xuống phía dưới thấy đoạn đường mình đã qua và sẽ trở lại lần nữa...

Vào buổi sáng hay chiều, mặt hồ được phủ những làn sương sớm, tiếng chim ríu rít. Khi đêm đến, hồ thơ mộng với những ánh đèn hắt ra từ các quán ven đường. Du khách có thể thả bộ dọc hồ, đi xe ngựa hay dong ruổi trên xe máy, quanh hồ.
< Lúc này không còn lất phất nhưng đường xá vẫn ướt đẫm. Tới ngã 3, bọn mình rẽ phải đi Tà Nung.

Hồ Than Thở

Hồ Than Thở cách trung tâm thành phố 6km về hướng Chi Lăng. Thời Pháp, tên hồ là Las des Soupirs. Sau 1976, hồ có tên là hồ Sương Mai, nhưng du khách vẫn gọi là hồ Than Thở.

< Áo mưa choàng kín, phía trong là áo gió và áo thun: vậy mà mình vẫn cảm nhận được cái ren rét của vùng cao nguyên. Bụng nhủ thầm: cây kia đã có biết lạnh đâu...

< Mây nhiều, đường vắng... nhưng chính cái vắng này khiến người lái xe được sự an toàn hơn.

Tên gọi này gắn với truyền thuyết về tình yêu son sắt của một đôi bạn trẻ. Truyện kể rằng, hai người yêu nhau tha thiết nhưng vì nghĩa vụ với đất nước, chàng gạt tình riêng lên đường ra trận. Hành trang mang theo là lời thề son sắt của người con gái chàng yêu.
< Một nhánh rẽ bất chợt trên đường cuốn hút đến mức mình dừng xe lại, xuống ngắm nghía thưỡng lãm.
Chả qua là con đường láng xi măng đổ dốc hun hút, trông cứ tựa như ngõ xuống... Diêm Vương, tuyệt thật!

Một ngày nọ, tin báo tử từ chiến trường đưa về. Đau xót vì người yêu ra đi, cô gái ra nơi ghi dấu lời thề, trầm mình cho vẹn tình. Chiến tranh kết thúc, chàng trai trở về, nghe tin người yêu vì mình mà quyên sinh. Chàng cũng chọn việc trầm mình xuống hồ giữ vẹn lời thề. Thương xót cho đôi trẻ bạc mệnh, rừng thông rì rầm nghe như tiếng than khóc.

< ''Chiến mã" vạn dặm trường đây. Vừa thay nguyên bộ nhông sên dĩa Mạnh Quang 'hàng Việt chất lượng cao' nhưng mới lướt qua chút đèo, giờ đã nghe tiếng giũ của sên rồi. 

Mình vẫn muốn 'Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt' nhưng thế này thì e rằng chắc phải dùng sên DID, nhông dĩa Mặt trời mới xong (với điều kiện đừng dính hàng nhái)! Bộ nhông sên dĩa  cũ hàng hiệu nguyên vỉ của Thái mình xài cả chục năm kia...

< Vừa đến Tà Nung thì dính trận mưa thứ... mấy mấy, lần này lại trú bên mái hiên vì mưa khá rát.
Bắt chuyện với hai cậu trai và cô gái chủ nhà, bọn mình biết được là thác Vọng không còn xa.

Hồ Đan Kia

Hồ Đan Kia cách trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc. Đây là nơi năm 1893, bác sĩ A.Yersin ngây ngất trước vẻ đẹp của cao nguyên Langbiang và từ đó đã khai sinh ý tưởng thiết lập một trạm nghỉ dưỡng, tiền thân của thành phố Đà Lạt ngày nay.

< Ngớt mưa lại đi. Được vài cây số thì thấy ngã 3 có bảng 'thác Vọng'. Thời tiết này mà vào đó chắc chỉ có nước lội sình và vui đùa với... bùn đất đỏ, vậy nên mình chạy thẳng dù trong lòng rất nuối tiếc.

Có bề dày lịch sử như thế nhưng địa danh du lịch này chỉ được đưa vào phục vụ du khách trong thời gian gần đây. Hồ đẹp như một nàng sơn nữ còn say ngủ dưới rừng thông. Phía dưới hồ Đankia có một thác nước, gọi là thác 7 tầng. Vào mùa này, thềm thác rộng và hùng vĩ.

< Post tấm ảnh một phần thác để bà con xem đỡ 'Thác Vọng' nó thía nào, còn mình thì đổ lỗi không vào được tại... ông Trời!
Thác Cửa Thần hay còn gọi là thác Ba Tầng thuộc địa phận xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng. Độ cao của thác chừng 15 mét, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần.

Hiện tại hồ không có bất kỳ một dịch vụ du lịch nào. Du khách muốn đến hồ, phải chuẩn bị thức ăn nước uống. Không nên ở lại hồ vào ban đêm nếu ít người.
.
< Cầu Cam Ly hạ rồi đến thượng. Mình chả biết có dây mơ rễ má gì đến thác Cam Ly không nhưng dẫu gì, danh từ này cũng hay hay...

Hồ Đa Nhim

Hồ Đa Nhim nằm trên con đường từ Phan Rang lên Đà Lạt, thuộc huyện Đơn Dương, cách thành phố Đà Lạt 40km về hướng đông.

< Những chiếc cầu nhỏ thôi và toàn là lát đan sắt vỉ...

Hồ Đa Nhim có diện tích 9,7km², ở độ cao xấp xỉ 1.042m. Hồ Đa Nhim ẩn mình dưới những rạng thông xanh, mềm mại với những nếp lượn trông như một mặt gương bao la. Khi gió dừng thổi, mặt hồ không một gợn sóng. Lúc trời mưa, mặt hồ như những giọt nước nhảy múa theo một khúc nhạc sôi động.
< ... với dòng nước chảy rất mạnh. Có vẻ như đây là con đập tràn giữ lại một phần nước.

Tà Nung là một xã của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Vào năm 2011, xã có dân số 4.129 người - tổng diện tích 4.575 ha.
< Lúc này trời hết hẳn mưa, đường vẫn loang loáng nước, rất ít xe.

Tà Nung hiện có phân nửa dân số là người dân tộc gồm người Chil, người Lạch và người Srê. Trong đó, người Srê có số dân ít nhất nhưng là tộc dân cư trú bản địa lâu đời nhất. Đất Mê Linh của Lâm Hà và Tà Nung của Đà Lạt với vườn rừng được tắm mát quanh năm bởi thượng nguồn dòng suối nước Cam Ly. Vậy nên các cây cầu nhỏ đều mang tên Cam Ly...
< Vượt một cua quẹo thì mình thấy thị trấn dưới kia.

Một 'trùm phượt' nhận xét về Nam Ban bằng những dòng này:
Khác với cái lạnh hanh khô se sắt của Sa Pa, những cơn gió nơi vùng thảo nguyên hùng vĩ Nam Ban có một mùi vị ấm áp trữ tình rất riêng. Mùi vị ấy không chỉ thấm qua từng chiếc lá thông khô, phảng phất qua những vòm lá rì rào theo gió mà còn chạm vào từng ngọn cỏ lướt dưới chân người lữ hành.

< Thị trấn Nam Ban, nơi có thác Voi đây rồi - lúc này đã quá 12h trưa.

Và có đứng ở Nam Ban giữa trời mưa lạnh mới thấy nao nao nhớ những hơi ấm bình dị mộc mạc nhất. Một củ khoai nướng vừa hít hà vừa thổi trên tay, một ngụm trà nóng, một ly cà phê mới pha còn thơm mùi sữa…
< Có lẽ trước tiên cần thưởng cho cái bao tử nên mình ghé vào đây.
'Cửa hàng tổng hợp' vừa đớp hít, vừa đổ xăng, rửa xe còn kiêm cả cầm đồ!

Tất cả những điều đó như hoà vào không gian sơn cước hữu tình, khiến người ta không chỉ thấy nhỏ bé choáng ngợp trước rừng núi trùng điệp, mà còn ngây ngất trước cái thinh lặng mênh mông không lời của thiên nhiên.
< Món trưa đây, nhìn thật bắt mắt. Bà xã ban đầu than no (do trên đường mua trái cây linh tinh) nên không ăn. Sau thấy bày biện 'hạp nhãn' quá nên nhào vô gọi thêm chén cơm và chén cà pháo. 
Tổng cộng chỉ 30k bèo bọt mây trôi...

< No nê xong thì ngồi 'phê' điếu thuốc: Stress đã vứt ở Sàigòn, còn hành trang mang theo là nỗi đam mê sự khám phá những vùng đất lạ...

< 13h30, bọn mình lại lên đường tiến về phía trước. Lúc này trời nắng chang chang, chả bù trước đó nửa tiếng mưa dầm dề - thác Voi Nam Ban cũng chả còn xa...

< Đến ngã 3 này, mình rẽ phải: tấm bảng Khu du lịch Thác Voi ngay trước mắt như chào đón khách lạ mà quen...
Lối phải là con đường đi K'Tung, Nam Hà, Phi Tô còn chạy thẳng TL725 sẽ gặp QL27 ngay ngã 3 NThol'Hạ.

Theo tự điển thì Nam Ban là một trong hai thị trấn của huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Thị trấn được thành lập ngày 19-9-1981, khi đó là trung tâm của Vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng.
Diện tích tự nhiên ban đầu của Thị Trấn Nam Ban là 4434 ha. Đến năm 2002 một phần diện tích của Thị trấn được tách ra để thành lập xã Nam Hà. Khi đó diện tích Thị trấn Nam Ban còn lại là 2.089 ha diện tích tự nhiên và 10.912 nhân khẩu.

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!