(Tiếp theo)
Hai ngày tại Đà Nẳng qua nhanh chóng (thật ra, khi mình xuống bến xe Đà Nẵng cũng đã 9h sáng rồi). Sáng hôm nay phải rời thành phố này đi Thạnh Mỹ. Tuy nhiên, dù chỉ một thời gian ngắn ngủi thôi nhưng Đà Nẵng đã tạo rất nhiều ấn tượng với bọn mình.

< Sớm đầu ngày, đi bộ lơn tơn ra bãi biển đón bình minh. Khá nhiều người thành phố đang tập thể dục, tắm sáng dưới bãi trong không khí trong lành. Nhìn ánh dương, mình nghĩ hôm nay sẽ là một ngày nắng tốt. Mà tốt thật: nắng cả ngày, suốt đoạn đường từ Đông sang Tây.

Vẫn còn quá nhiều chốn đẹp tại đây mà bọn không đủ thời gian tìm đến.

< Khu nhà có hotel nơi bọn mình ở, dẫy thứ nhì. Xem ra nơi này chắc vừa quy hoạch, còn nhiều đất trống.

Ví dụ như:
- Bà Nà: Bà Nà là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam, cao 1.487 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17° đến 20°C.

< Trở về ghé quán bên cạnh làm tô bún bò, giá 20k - thứ này mắc hơn mì Quảng, thị bò mà. Rau xanh kèm theo rất ngon: tươi rói, lại nhỏ rí trông như rau mầm.

KDL Bà Nà – Suối Mơ cách trung tâm thành Phố Đà Nẵng 35 km, để đến Bà Nà chỉ mất khoảng 30 phút đi xe. Tại đây, du khách sẽ được cảm nhận bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng - Xuân, trưa - Hạ, chiều - Thu, tối - Đông với không khí thoáng đãng, trong lành mát mẻ. Do vậy, Bà Nà được coi là một Đà Lạt của Đà Nẵng và được công nhận là khu dữ trữ thiên nhiên.

< Một góc của phòng mình tại Đại Dương hotel. Tiện nghi đầy đủ từ TV cáp, ĐT, tủ lạnh, máy lạnh, nước nóng, salon, tủ...
Nói chung là vừa ý với giá 250k/ngày vì rất sạch sẽ - chơi sang 2 ngày đầu, he he...

< Rời nơi nghỉ theo đường Trường Sa ven biển. Hoàng Sa, Trường Sa... Hai cái tên đảo thân thương trong lòng người Việt nơi này có đủ - cũng như tại nhiều thành phố khác. Hai đảo giữa biển Đông không thể tách rời khỏi VN.
Phía xa là cụm núi Ngũ Hành Sơn nhưng không thể ghé với tư cách 'cỡi ngựa xem hoa'.

Từ khi Bà Nà được giao cho một CTy du lịch lớn khai thác: Bà Nà đã được đánh thức và tái tạo vị thế thị trấn du lịch và nhanh chóng trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh thành phố Đà Nẵng.

< Nhầm đường một tý nhưng vẫn đi đúng hướng: Đây là ngôi chùa Bà Đa, lớn đẹp... nằm trên đường Tiên Sơn. Chạy thêm một đoạn nữa sẽ qua cầu cùng tên.

Tuyến cáp treo được hình thành, đường lên núi được mở rộng... nhưng đây cũng là thời điểm kết thúc sự ham muốn khám phá của người... ít tiền hoặc người thích phượt...

< Cầu Tiên Sơn đây - Một trong 5 cây cầu bắt ngang sông Hàn, chua tính cầu Rồng đang xây dựng. Giao thông TP thật thuận tiện nhỉ?

Đường mở rộng nhưng xe gắn máy không được phép lên, du khách lên đỉnh phải thông qua cáp treo và chi phí cũng không hề ít (300k/người). Thành công hay thất bại của KDL thì mình dám đánh giá, chỉ biết rằng Bà Nà Hills rất vắng khách - hiếm khách nào ở quá 1 ngày vì họ than... quá buồn, quá vắng.

< Khung cảnh trên đường Cách Mạng Tháng 8.

- Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) chỉ cách nơi mình ở chừng 5km. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho năm yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền cổ. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.

< Cầu vượt Hòa Cầm phía trước, cách 2km. Cầu vượt này giúp luồng xe tránh giao cắt với QL1 chạy ngang.

Cạnh đó là những bãi biển đẹp, các di tích lịch sử như thành Điện Hải, đình Hải Châu, Cổ viện Chàm, đình Túy Loan, đình Nại Nam..., nhưng cái quan trọng là tiền và time trong kế hoạch đã hết.

< Qua cầu vượt rồi là đường Trường Sơn, đoạn khởi đầu của QL14B. Bảng thông báo ven đường cho biết còn cách địa phận huyện Đại Lộc 28km.

Quan niệm của bọn mình là đã ghé những chốn đẹp thì phải thụ hưởng cho 'thỏa' chứ không chỉ 'Cỡi ngựa xem hoa' - không chí chạy ngang, chụp ảnh rồi đi, chưa đủ cái sự thấm nhuần cái phê của địa danh, vậy nên xin từ giã và hẹn lần sau vậy.

< Trên đường này cũng có nhánh rẽ phải đi Bà Nà - Suối Mơ. Mình không đủ $ đi 'mơ' nên chạy thẳng.

< Ngã rẽ đi hầm đường bộ Hải Vân. Có khá nhiều nhánh rẽ dẫn vào hầm này, từ khi hầm thông xe thì đèo Hải Vân trở thành cung đường dành cho du lịch và... xe bồn.
Tuy nhiên, vào hầm phải trả phí.

Vậy là soạn hành lý, trả tiền và trả phòng cho cô tiếp tân khách sạn khá vui tính rồi vác cái túi choàng lên xe từ giả, hẹn lần sau. Lúc này mình cũng chưa nhận ra túi đựng gì mà nặng dữ vậy: căng cứng!

< Mình nhầm ngã 3 này với ngã 3 Gò Cà... nhưng không sao cả: đường trong miệng, hỏi một tiếng là xong - xem ra còn nhanh hơn mở cái máy MID ra dò đường.
Mà hai nhánh này trong thật tế cũng cụng đầu vào nhau, rẽ phải xa hơn nhưng đều là QL14B.

< QL14B đoạn này qua khá nhiều cầu nhỏ bắt ngang kênh rạch - cống chạy,  thưa xe nên chạy phẻ. Nắng nhưng không nóng nhiều.

Do bọn mình ở khúc dưới này đường Trường Sa nên rời Đà Nẵng theo đường Hồ Xuân Hương > Cầu Tiên Sơn > Cách Mạng Tháng Tám > QL14B... là hợp lý nhất.

< Lại gặp ngã 3, đây là ngã 3 Ái Nghĩa - nếu rẽ phải là đi Thạnh Mỹ. Tuy nhiên từ thị trấn Ái Nghĩa vẫn có đường đi Thạnh Mỹ chạy cặp theo sông Vu Gia.

QL14B là đường nối từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đi về hướng Tây qua Đại Lộc, đến Thạnh Mỹ thì giao cắt với QL14 (bây giờ là đường Hồ Chí Minh).

< Cảnh vật hai bên thật thanh bình.

Mặc dù QL14B đã được nâng cấp mở rộng nhưng có năm: vào mùa tết đến thì đặc nghẹt và kẹt xe nghiêm trọng. Quá tải chỉ đơn thuần là do người dân xa quê trở về đi tảo mộ tại Nghĩa địa Gò Cà, xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang), nằm trên trục QL14B. Đây là một trong rất nhiều 'thành phố của thế giới bên kia' có khá nhiều trên cung đường mà bình thường thì khá vắng.

< Đường ít xe nhưng cũng cần giữ đúng tốc độ, kẻo bạn sẽ gặp cảnh này...

Vậy nhưng trên QL14B, bọn mình gặp khá nhiều nhóm người nước ngoài đấy. Họ cặp đôi đi trên những chiếc môto phân khối lớn, chạy theo chiều ngược lại - có lẽ đi từ đường Hồ Chí Minh, rẽ qua đây rồi hướng về Đà Nẵng. Tây họ 'phượt' xứ lạ không kém cạnh người Việt ta.


Từ khúc này trở đi, bọn mình qua một số cầu nhưng toàn là mang tên như 'Cầu Km **' - Lý trình **.

Đại Lộc là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang.

< Phía xa xa ngoắc ngoéo đường lên núi...

< Thành phố của thế giới bên kia...

Do tiếp giáp với dãy Trường Sơn cao ngất hùng vĩ nên Đại Lộc có nhiều đồi, sông, hồ, khe, suối và thác nước thiên nhiên, phong cảnh hữu tình, thơ mộng, yên lặng và trong lành - có thể trở thành điểm đến cho du khách trong và ngoài nước.

Mình cho rằng Đại Lộc còn nghèo nhưng vẫn có tiềm năng trở thành điểm du lịch sinh thái, tuy nhiên phải cần một thời gian dài nữa.

Hồi dịp kỷ niệm 48 năm ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2008) Ủy ban Nhân dân huyện Đại Lộc tổ chức gặp mặt các đơn vị quản lý và kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện và các đơn vị lữ hành của tỉnh Quảng Nam nhằm “hiến kế ” để phát triển du lịch.

Các danh thắng mà Đại Lộc đang sở hữu như Suối Mơ (Đại Đồng), Suối Thơ (Đại Quang), Khe Lim, Bằng Am, suối nước nóng Thái Sơn (Đại Hưng), hồ chứa nước Khe Tân (Đại Chánh), Suối Mát, Trại Lù (Đại Nghĩa), Đá Bàn (Đại Lãnh)...

Riêng suối Thơ, suối Mơ, Khe Lim nằm ngay trên đoạn QL14B bọn mình đang đi được địa phương tạo dựng đường vào. Tuy nhiên khai thác vẫn còn kiểu manh mún do thiếu vốn lớn, chính nhờ vậy mà Suối Mơ hay Khe Lim vẫn còn rất hoang sơ.

< Đường tốt nhưng vắng, cũng cần cẩn thận vì đôi khi có cả một tiểu đội xe tăng như thế này nghênh ngang giữa đường.

Mình không đủ thời gian ghé đủ, chỉ chọn một nơi là Khe Lim.
Nếu bạn có dịp đi ngang đoạn này có thể ghé thăm thú một phen cho biết nhé: Các nhánh đường rẽ vào Suối Thơ, suối Mơ đều có bảng báo chữ trắng, nên xanh - đường đất thôi nhưng chạy ổn.


< Đã đến thôn Vĩnh Phước thuộc Đại Đồng, Đại Lộc.

Để đến Suối Mơ: Từ ngã tư Ái Nghĩa rẽ theo nhánh tây quốc lộ 14B khoảng 12km là bạn đã đến với khu du lịch Suối Mơ thuộc thôn An Định, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những điểm du lịch khá thú vị của huyện Đại Lộc.

< Đây là cầu Hà Nha nối liền hai bờ Đại Lộc và Đại Hồng.

Con suối bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đại ngàn chảy vào sông Vu Gia được người dân địa phương đặt tên là An Định. Qua thời gian, con suối có vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ này được nhiều người đến tham quan, khám phá và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ mà huyền ảo của những ngọn suối, những hồ nước nên đặt cho con suối cái tên đúng với vẻ đẹp của nó: Suối Mơ.
< Dòng sông êm đềm với hai bờ toàn là cát và cát. Mình nghe nói đứng trên cầu này có thể thấy Khe Lim - tuy nhiên tìm hoài không thấy, có lẽ do cây rừng che khuất hay mây mù che khuất.

< Ảnh Khe Lim do một người quen đưa cho xem trước chuyến đi, có lẽ ở một góc cạnh khác.

< Dù không thấy từ xa nhưng tại đây vẫn có những tuyệt tác khác của thiên nhiên.

Con đường dẫn vào Suối Mơ không quá gồ ghề. Chỉ cần vượt qua một con đường mòn nho nhỏ là bạn có thể nghe tiếng chào mừng du khách của thiên nhiên nơi đây: tiếng suối róc rách, tiếng chim muông ca hát líu lo... Suối Mơ không có những viên đá màu sắc sặc sỡ với những hình thù khác nhau mà chỉ là những tảng đá, những hòn đá xù xì, thô kệch sẫm màu thời gian.

< Núi non trùng điệp một màu xanh.

Đại Lộc cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, với đền tưởng niệm Trường An (Đại Quang), chùa Cổ Lâm (Đại Đồng), miếu Thừa Bình, đình Không Chái, Di chỉ Gò Đình  1, 2 (Đại Lãnh , Đại Quang), tượng đài Chiến thắng Thượng Đức (Đại Lãnh), địa đạo Phú An - Phú Xuân (Đại Thắng)…

< Qua cầu Khe Đá thuộc địa phận Đại Hồng.

Làng quê Đại Lộc cũng đã nuôi dưỡng các  làng  nghề truyền thống,  nổi tiếng như: trống Lâm Yên (Đại Minh), hương Phú Lộc (Đại Hòa),  trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa Giao Thủy  (Đại Hòa), đá mỹ nghệ (Đại Tân , Đại Chánh), chổi đót, chằm nón, làm hương, đan tre (Đại Thắng), mây tre đan (Đại Quang,  Đại Đồng)...

< Lúc này tắt tịt, không biết đã đến Khe Lim chưa. Mở MID ra xem bản đồ đã lưu sẵn: mình cho rằng gần đây lắm, chắc chắn là vậy.

< Uống ngụm nước rồi chạy thêm một đoạn xa nữa thì gặp trường Phù Đổng, vượt thêm một đoạn thì thấy tấm bảng ghi 'Khe Lim'...

< Chạy thêm 100m thì thấy ngõ rẽ bên trái cùng tấm bản chỉ đường, nhưng bản này chả ăn nhậu gì với Khe Lim cả.
Mình dừng xe, chận 2 người phụ nữ tầm tuổi 50 - người dân tộc... và hỏi. 

Hai bà cho biết đúng là 'Khe Lim', còn Hà Nha là chiếc cầu lớn đã đi qua. Vậy là cũng đến được điểm cần đến, chỉ hơi tiếc là đã bỏ qua Suối Mơ.

Còn tiếp

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13...