Khi trời đã xám xịt sắp chuyển sang gam màu tối đen, trước mắt tôi: những cô gái người Dao bắt đầu đi tới con suối ở hang Đất rồi từ từ trút bỏ xiêm y... Cơ thể đầy đặn, trắng mịn nổi bật lên giữa màu u tối của đất trời.


Nghe qua thì với người bình thường hẳn đã là kỳ thú; còn với những người ham thích phiêu lưu, khám phá thì được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các sơn nữ “tắm tiên” quả là một niềm hạnh phúc.

Lại nhớ mươi năm trước: anh Đào Tấn trong một lần làm phóng sự tại Mường Cờ từng kể với tôi rằng:
Bản ở cao, nơi đỉnh núi nhô lên trên mây, nơi đây quanh năm có gió và mặt trời. Đám trâu rừng đứng loi nhoi giữa đường phà hơi mũi mù mịt dương cặp mắt to ngơ ngác nhìn khách lạ còn ngựa bản dậm chân lốc cốc, ngửi miệng nhau không ngừng nhai tóp tép...


Anh Bung trưởng ban văn hóa dẫn khách lội qua suối, các cô gái Thái tắm trần không thèm che ngực non, áo trắng phơi trên bậu đá xám, nô đùa như bầy giặc tiên. Anh Bung văn hóa hô rằng: ” Ngâm mình xuống suối đi thôi, không thì cán bộ xấu hồ bây giờ”.

Tiếng các cô cười trong trẻo như pha lê, ngọt và nõn như nắng. Có cô tinh ranh đáp lại rằng: “Cán bộ thích kia mà”. Lại cười lên khanh khách. Nước suối đương xuân thò tay xuống là lạnh thấu, nhưng mà má sơn nữ thì nóng đỏ như lò than, có lẽ lòng khách cũng vậy...


< Các cô gái hòa mình với thiên nhiên đậm chất hoang sơ và huyền thoại như ngắm ánh bình minh trong sương sớm, ngắm hoa ban khoe sắc mùa xuân, hay thả hồn trong một tiếng chim lảnh lót đầu non, chẳng khác nào được nồng say trong vũ điệu xòe, hay lâng lâng trong men rượu cần ngọt lịm như một làn điệu trữ tình…


Rồi một thông tin của một nguồn "chính qui" khác: Cứ mỗi buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, những cô gái dân tộc lại túm năm tụm ba rủ nhau ra những con suối để xua đi những bụi bẩn sau một ngày làm việc vất vả trên nương rẫy.

Những bộ quần áo được trút bỏ một cách nhẹ nhàng, mái tóc dài đen huyền búi lên cao, thân hình tuyệt mỹ của các sơn nữ dân tộc từ từ chìm dần xuống dòng suối tinh khiết. Làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh trong xanh của thiên nhiên. Thanh thoát những tiếng cười sơn nữ vọng giữa bốn bề toàn là núi, thoạt trông các cô gái như những tiên nữ trong bức tranh thủy mặc mờ mờ ảo ảo.


Lại nghe thơ rằng:
Em gái Thái xuống suối
Dầm đôi ngực trắng phau
Em từ từ nâng váy
Lên cao tới đỉnh đầu
Bỗng nhiên từ nơi ấy
Bừng nở bông hoa đào.

Con chim hoang chào mặt trời đang về
Về chốn núi xa nhẹ nhàng gió lơi
Mang trên vai đường về thoảng nghe gió đùa hôn,
Hôn một chút nắng vương nhẹ bay
Cùng đùa vui theo suối hát
Nước suối mát reo/ rộn bước chân em tìm về…
Say hồn trong nhẹ nhàng trong nước. Mây vẫn trôi


< Bây giờ sơn nữ ra suối giặt giũ...


Ấy thế nhưng bây giờ cái tục lệ từ ngàn xưa ấy đang dần mai một và sắp biến mất vĩnh viễn bởi sự phồn vinh của xã hội công nghiệp đã gõ tới từng cánh cửa nhà sàn.

Những con đường được nối dài đến các xóm, bản miền núi thi thoảng vang tiếng xe máy gào rú chạy ầm ầm qua các con suối, các tour du lịch đưa những đoàn khách thăm quan từ đồng bằng ồ ạt đổ bộ lên miền sơn cước.


Những con người xa lạ, hiếu kỳ khiến các cô gái đẹp như tiên nữ không còn cảm giác an toàn. Thay vì ra những bến tắm như trước đây thì bây giờ họ múc nước về nhà hay tìm những nơi thật kín đáo để tắm nhằm lẩn trốn những ánh mắt tò mò.
Phong tục tập quán độc đáo đang dần phôi pha, chìm vào quên lãng. Bây giờ để tìm được nơi có những sơn nữ tắm tiên quả là một điều cực kỳ hiếm hoi.

Vậy nên mới có chuyện tôi được phân công làm một thiên phóng sự về những dòng suối trên non cao từng một thời tẩy sạch bụi trần của những sơn nữ đắm thân mình ngà ngọc mình trong dòng nước sau buổi là việc trên nương; nét văn hóa ngày xưa liệu có còn như chuyện mươi năm trước?


< Nhà ở bản Bến Thân vẫn đơn sơ như ngày nào...


Lần mò theo những dấu vết của những bức ảnh chụp thiếu nữ tắm tiên, tôi tìm đến những dòng suối của người dân tộc ở bản Bến Thân Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ để mong được tận mắt thấy lại vẻ đẹp huyền thoại của các sơn nữ.

Bản Bến Thân nằm cách trung tâm huyện Tân Sơn, Phú Thọ hơn 40km, bản nằm trên cao nên đường đi đều là những con dốc cao ngoằn nghèo xuyên qua các khu rừng rậm ẩm ướt.


< Những tấm ảnh khó quên của ngày cũ...


Rất nhiều những nhiếp ảnh gia đã từng lặn lội đến đây và chụp được những bức ảnh để đời về vẻ đẹp thần tiên của các cô gái miền sơn cước.
Những dòng suối ở đây vẫn trong suốt và chảy không ngừng... nhưng lòng cứ thầm nghĩ không biết các sơn nữ bây giờ có còn tắm tiên ở đây không.


Cầm chắc chiếc máy ảnh trong tay, tôi men theo dòng suối ở bản Thân suốt một ngày trời nhưng chẳng thấy bóng dáng của một sơn nữ nào lảng vảng ra đây chứ chưa nói đến chuyện tắm táp gì.

Thi thoảng có vài người đàn ông đi rừng ghé qua ngồi nghỉ ngơi hay lũ trẻ con rủ nhau đi câu. Đến lúc chiều tối, bắt đầu có rất nhiều sơn nữ ra suối nhưng họ không ra tắm mà ra chỉ để giặt quần áo, ngồi thêm một lúc thì tôi đành phải ra về vì trời đã tối om, dù có tiên nữ đi tắm cũng không thể chụp được nữa.


Vào trong bản, tôi tìm gặp trưởng bản Lý Văn Seng để hỏi chuyện thì được ông cho biết: “Trước đây cả cái bản Bến Thân này từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam đến nữ cứ buổi chiều là ra suối tắm nhưng từ ba năm nay thì chuyện đi tắm suối đã không còn nữa. Hầu hết người ta đều tắm ở nhà, chỉ có ít người đàn ông đi làm tiện qua suối thì nhảy xuống cho mát mẻ rồi về mà thôi”.
Phong tục - Văn hóa


< Với những người đã từng ở Tây Bắc hoặc am hiểu văn hóa Thái thì cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần không thể tách rời trong văn hóa Thái và nếu thiếu cảnh trữ tình, nên thơ ấy, suối ngàn Tây Bắc sẽ kém đi vẻ lung linh huyền ảo...


Khi tôi hỏi vì sao nét đẹp truyền thống đó không được gìn giữ, trưởng bản cười và nói: “Từ hồi làm đường, với bản có điện, nhiều người dưới xuôi bắt đầu lên đây làm ăn, lâu dần bản cũng tấp nập người đi lại, nhiều người đi tắm suối cởi đồ hay bị người lạ nhìn thấy rồi họ sẵn máy móc lôi ra quay phim, chụp ảnh cười ầm ĩ với nhau nên các cô gái trong bản sợ không dám đi tắm tiên nữa mà thường gùi nước về tắm tại nhà”.


Ông trưởng bản cũng cho tôi biết thêm: “Nếu nhà báo muốn tìm sơn nữ tắm tiên bây giờ chỉ có cách đi xuyên qua rừng quốc gia Xuân Sơn, tìm vào xóm người Mường, người Dao ở Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ... thì có lẽ vẫn còn vì đường vào đó chưa làm hết. Các hộ dân hầu như vẫn sống biệt lập, ít giao lưu với thế giới bên ngoài.”

Câu nói của ông khiến tôi đang như kẻ lạc lối giờ tìm ra con đường đi đúng hướng. Chào tạm biệt ông, tôi đi xe hướng về Xuân Sơn nơi giáp ranh giữa Sơn La và Hòa Bình để tìm cho kỳ được dòng suối vẫn còn lưu giữ nét đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước.


Con đường đi qua rừng quốc gia Xuân Sơn kéo dài gần 30km, xe đi phải cài số 1 mới đi lên được những đoạn dốc gần như thẳng đứng, trong rừng lại rất nhiều vắt, chỉ cần đỗ xe lại một lúc thôi là sẽ bị những sinh vật này bám vào. Càng đi sâu vào tận cùng xã Xuân Sơn, đường càng thêm heo hút, nhiều đoạn đường nước suối chảy tràn lên chắn ngang đường, ngập đến nửa bánh, đi không vững tay lái dễ bị cuốn trôi cả người lẫn xe xuống vực như chơi.

Qua sự hỏi thăm người dân nơi đây, họ cho tôi biết đúng là ở Xuân Sơn người dân vẫn giữ được tục đi tắm suối, nhưng phải đi vào nơi heo hút nhất của xã là bản Cỏi mới có thể được chiêm ngưỡng cảnh các cô gái nô đùa dưới dòng nước suối trong xanh mát lạnh buổi chiều tà…
Vậy là tôi vào bản Cỏi. Bản Cỏi là nơi cư trú của một bộ phận người Dao Tiền, bản nằm giáp với tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc của Hòa Bình, cả bản hiện có 84 hộ, sinh sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa và một số nghề phụ như đánh cá, hái măng, nuôi gà…kinh tế vẫn còn rất nghèo và lạc hậu.


Đường vào bản Cỏi liên tục những con dốc cao, dài nối tiếp nhau, mất rất nhiều thời gian tôi mới đặt chân được đến nơi. Thật đúng như những gì người dân nói: bản Cỏi thật hoang sơ và yên bình, những nếp nhà sàn ấm cúng tập trung, lọt thỏm giữa rừng rậm, đồi núi trùng trùng, điệp điệp.

Nơi này chưa hề có dấu chân của nền văn minh bước tới, thật khó mà kiếm được sự ồn ào, đua chen như ở thành thị. Khái niệm "nhà nghỉ" không có ở đây nên tôi vào xin nghỉ nhờ ở nhà một người dân ở ngay phía đầu bản. Biết tôi là nhà báo lặn lội từ dưới xuôi lên, họ rất niềm nở và bảo thích nghỉ bao lâu thì nghỉ, ăn uống cùng gia đình, có gì ăn nấy không phải lo. Thật vui lắm khi vừa mệt lả người sau một cuộc hành trình lại có một chốn để nghỉ ngơi.

Tìm gặp trưởng bản Cỏi là ông Đặng Vĩnh Phúc, tôi được ông cho biết: “Tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Trước đây cứ sau mỗi buổi lao động vất vả trên nương, phụ nữ bản lại rủ nhau ra suối trầm mình xuống dòng nước mát lạnh. Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước mát cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống".


Nhen nhóm niềm hy vọng sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hoang sơ, hiếm hoi nơi núi rừng tôi quay trở lại căn nhà sàn để chuẩn bị đồ nghề đi "săn vẻ đẹp tiên nữ".

May mắn ở gia đình tôi xin ngủ nhờ có cậu con trai tên Lương năm nay vừa đúng 18 tuổi, lúc nói chuyện cậu ta khoe với tôi: “Ở bản Cỏi này chẳng chỗ nào em không biết”. Tôi thử hỏi có biết chỗ nào có con gái đẹp tắm suối không... thì Lương cười khì khì nói “có đấy, nhưng hơi xa, tít tận ở hang Đất, đường xấu xe máy không đi được, phải đi bộ lâu lắm. Với lại đi nhìn người ta tắm ngại lắm, người ta biết mình rình mò thì xấu mặt”.

Sau khi nói rõ ràng và thuyết phục để cậu trai trẻ hiểu được mục đích của tôi, Lương đồng ý buổi chiều sẽ dẫn tôi đi để được tận mắt chứng kiến sơn nữ tắm tiên giữa núi rừng. Đúng 5h chiều, tôi và cậu em Lương cuốc bộ từ nhà đi; đoạn đường tới hang suối có “tiên nữ” là đường đồi, dù không dốc nhưng rất lầy lội. Đường lót toàn những phiến đá to ụ, lởm chởm đi bộ còn nhọc, xe máy đi lên đây thì chịu thua.


< Bây giờ các cô gái biết mắc cỡ, ngại ngùng trước ánh mắt người miền xuôi...

Gái đẹp 3 miền

Vừa đi Lương vừa cho tôi biết, ở bản Cỏi có nhiều chỗ có sơn nữ tắm suối nhưng chỉ có chỗ hang Đất này mới có thể chụp ảnh được vì những người ra đây tắm khi trời vẫn còn chút ánh sáng sắp cạn của một ngày tàn. Mất gần một giờ đi bộ, chúng tôi mới đến được nơi. Sau khi chọn địa điểm thích hợp, tôi ngồi ôm khư khư chiếc máy ảnh chầu chực đợi đến khi “nhân vật chính” xuất đầu lộ diện.


Và rồi cái gì đến cũng đến, khi trời đã xám xịt sắp chuyển sang gam màu tối đen: những cô gái người Dao bắt đầu đi tới con suối ở hang Đất và từ từ trút bỏ xiêm y. Cơ thể đầy đặn, trắng mịn nổi bật lên giữa màu u tối của đất trời, một vẻ đẹp huyền ảo đã lộ ra trước mắt.

Chiếc váy hoa được các cô gái quấn cẩn thận lên đầu ôm gọn lấy mái tóc, ngâm mình dưới là nước mát lạnh, bờ vai trần trắng ngần thấp thoáng theo những làn sóng nước của con suối.


Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường (Bạc Văn Ùi)

Không để lỡ cơ hội tôi bấm máy theo từng cử chỉ của “tiên nữ”. Những tưởng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy nét đẹp ấy thế nhưng giờ đây vẻ đẹp huyền thoại của núi rừng đang hiện diện thật sống động.


< "Pây áp nậm" (tắm suối) vừa xong.


Trên đường về, tôi hỏi Lương còn các “sơn nam” trong bản thì tắm ở đâu thì Lương cho biết “đàn ông trong bản thì cứ tiện đâu tắm đấy, nhưng không bao giờ tắm gần bãi tắm của phụ nữ và tuyệt đối không ai đi nhìn trộm sơn nữ tắm cả, đó như một quy luật bất thành văn ở đây”.

Chẳng thế mà các cô gái đều thoải mái trút bỏ xiêm ý, tha hồ nô đùa dưới làn nước mát để tận hưởng cảm giác sảng khoái từ những làn nước tinh khiết chảy ra từ núi.


< Những nét sinh hoạt của người Thái đều gắn liền với dòng nước từ giã gạo, ăn uống, giết mổ và cả việc tắm táp. Khi nào trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè của Lai Châu mất đi bóng dáng của con gái Thái đi "tắc nặm", "pây áp nậm"? Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn hoa ban...


Lần mở xem lại những tấm hình quý giá vừa ghi lại được, tôi tự hỏi không biết liệu tục tắm tiên ở bản Cỏi sẽ còn lưu giữ được đến bao giờ. Rồi đến khi nào nó sẽ lại bị tan biến bởi những điều trần tục đang dần xâm chiếm cuộc sống nơi nguyên sơ này hay không? Nếu như vậy thì những dòng suối trở nên chơ vơ vì không còn bóng dáng “tiên nữ” nữa, mất cả hồn - phai nhạt cả phong tục về huyền thoại tắm suối của những sơn nữ vùng cao.


< Cảnh mượn xà phòng vô cùng chân chất giữa đại ngàn...


Muốn tìm thì khó nhưng khi không tìm, tôi lại ngẫu nhiên phát hiện ra rằng không chỉ ờ Tây Bắc đã từng tồn tại phong tục đẹp và nên thơ này.

Trong một chuyến công tác ở Tương Dương, một huyện miền núi của Nghệ An với 8 dân tộc chung sống... thì tôi mới ngộ ra chuyện tắm tiên dưới suối cũng là việc quá bình thường ở đây.


Tại đây có những thôn bản mà chắc ai cũng mới chỉ nghe nói như Người Ơ Đu ở ven dòng Nậm Nơn, người K. Mú sống ven các khe suối, người H. Mông ở Mai Sơn..., hoặc ở các bản trong sâu như Đình Tài, Xốp Kho, nơi mà thu nhập bình quân đầu người chưa tròn 200.000đồng/1 năm. Ở đây tôi đánh rơi tiền cũng không ai nhặt vì người dân tộc chất phát và cũng ít trông thấy tiền. Lên đây tự nhiên thấy mình là dân tộc thứ 9 ở vùng đất này, tập ăn cơm nếp nương bởi ở đây người dân ăn nếp nương từ ngày này sang tháng khác. Đó là khi no. Còn khi giáp hạt thì người ta ăn củ mài, ăn sắn, thậm chí ăn cả củ nâu trong những ngày đói nhiều hơn ngày no.


Phụ nữ ở đây phần lớn mù chữ, đàn ông học hết cấp 1 vài năm rồi cũng quên luôn. Ngôn ngữ giao tiếp còn chưa thạo, vậy mà họ vẫn khao khát cho con tới trường học cái chữ.

Còn người dân Na Ngân (kể cả nam lẫn nữ), đôi khi ra trung tâm xã Nga My thường trần trụi ngay từ ở nhà, áo váy cứ đội lên đầu. Cắt rừng đi cho tới khi tới gần trung tâm xã mới mặc vào. Nguyên do chỉ đơn giản là vì người ta chỉ có mỗi bộ quần áo lành lặn, lội qua suối nếu ướt họ sẽ không có đồ thay.


Trong rừng có lẽ chẳng có gì phải xấu hổ, đúng vậy. Bởi thế ở nơi này: chiều chiều phụ nữ và nam giới cùng tắm chung một đoạn suối.

Hôm mới lên đây, tôi sững sờ khi ra đến bờ suối! Trước mặt bao nhiêu chàng trai, cô sơn nữ đều nhất loạt lột phắt áo ra và ở trần lội xuống suối. Khi lên họ thay quần áo ngay bên bờ suối, chẳng cần bờ cây nào che chắn - người ta thật vô tư và trong sáng không nhuốm chút trần tục nào.
Rừng và suối hồn nhiên, trong trắng như nếp sống người dân tộc vùng cao - yên lành và thanh thản dù cuộc sống vô cùng thiếu thốn theo ý nghĩ người "thành thị".


Ở Tây Bắc, có ba dấu hiệu để nhận biết sự có mặt của những cộng đồng người Thái: thứ nhất là điệu múa xoè, thứ hai là những cọn nước ngày đêm giã lúa, ngô và thứ ba là hình ảnh những người phụ nữ mang cả váy xoè tắm dưới dòng suối thật gợi cảm và kín đáo...

Người Thái quan niệm xem những bến sông không chỉ là dòng nước gột bỏ dơ bẩn trên cơ thể mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ sự sung túc, phồn thực và phô trương vẻ đẹp kín đáo, nhuần nhị. Do vậy trên những dòng suối chảy qua những bản làng người Thái có thể thấy những sinh hoạt hàng ngày như: giặt đồ, làm thịt súc vật, giã gạo, lấy nước và... tắm.
Xét nét bằng con mắt văn minh thì thấy chẳng vệ sinh nhưng thử nhìn những dòng tóc khi người phụ nữ Thái cúi đầu phơi bờ vai trần trắng mịn trước đất trời sẽ hiểu ngay, dòng nước rất sạch, mát và tinh khiết như trích xuất từ nguồn núi cao. Thậm chí người ta còn hiểu được tâm tính từng mùa trên dòng chảy của nó.

Điệu xoè Thái uyển chuyển dường như cũng mang tiết tấu tinh tế của những động tác người phụ nữ tắm. Thoạt nhìn tưởng có thể sở hữu ngay những khoảnh khắc phơi lộ vẻ đẹp thân thể, sự bí mật sau làn váy áo. Nhưng không đâu...


Ngày nay, với một chiếc váy xoè đen thường mặc, các cô gái Thái biến nó thành một phòng tắm di động kín đáo nhưng gợi cảm trên dòng sông. Với sự thuần nhuyễn của những động tác hình thể uyển chuyển, các cô gái có thể vừa mặc vừa tắm. Nghĩa là tắm đến đâu thì sẽ vén váy lên đến đó. Và váy được vén lên buộc kín phần ngực để lần lượt từng phần cơ thể đều được tiếp cận dòng nước tinh nghịch róc rách trên làn da trắng mịn. Cho đến khi phần thân thể dưới ngực được tắm gội thì những cô gái tiếp tục thả váy xuống và đứng gập người về phía dòng chảy, xoã tóc, tắm phần lưng trần và gội đầu. Rất khéo, cho đến khi tắm xong, váy rất hiếm khi bị ướt dù cơ thể thì đã no say mơn man với dòng nước mát...


Khi tắm tiên, các cô gái vừa tắm vừa có thể chuyện trò với những người tắm bên cạnh hay có thể vừa tự nhiên nói chuyện với các chàng trai đang bơi cạnh mình mà không sợ phơi lộ bất kỳ bí mật nào của “toà thiên nhiên”.

“Con gái Thái tắm rất kín đáo. Con trai Thái lớn lên ở làng, tắm chung với các cô gái nhưng không bao giờ thấy được gì đâu mà. Họ khéo lắm. Tắm là một nghệ thuật mà có lẽ họ học được từ thời biết thẹn thùng cơ!”


Tại nhiều bản làng mà dòng sông Mã chảy qua vẫn còn bóng dáng những cô sơn nữ khỏa trần lúc chiiều tà. Sông Mã giản dị, dân dã - gắn liền với cuộc sống bản, với những cô gái Thái, Mường vai trần tắm trên dòng nước đẹp hoang sơ giữa núi rừng…

Sau buổi lên nương, các cô chờ đến khi khoảng sông vắng bóng qua lại thì dùng một tấm vải đen quây quanh người rồi bước xuống nước, mực nước dâng đến đâu thì cuốn cao vải đến đấy cho tới khi làn nước thanh khiết lóng lánh bao phủ hết làn da trắng ngần, đầy đặn... thì mảnh vải ấy sẽ được cở bỏ và đặt lên bờ đá. Dụng cụ đơn giản nhưng hiệu quả này cũng giúp các sơn nữ che tấm thân ngọc ngà khi xong buổi tắm, lên bờ thay đồ.

Vậy đấy, người ta vẫn tắm tiên trên sông Mã nhưng kín đáo hơn để tránh những đôi mắt tò mò ngày nay.


< Những cô sơn nữ tắm trần bên bờ suối, hình ảnh đôi khi gặp ở các vùng dân tộc Tây Nguyên.Đây là một nét văn hoá buôn làng thuần túy nhưng cũng đang dần bị mai một cùng với sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc. Ảnh chụp tại Khánh Sơn - Khánh Hoà.


Ở Tây nguyên ngàn xưa cũng vậy: người Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... (trước năm 75 người ta gọi là người Thượng) ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường cuốn váy ở trần.


< Ảnh thiếu nữ Tây nuyên trên tạp chi Life.


Váy là loại váy hở được dệt trang trí hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng. Còn về cuối năm, mùa lạnh thì họ choàng thêm tấm mền cũ. Trang phục khi đi hội của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc cả nam, nữ đều đeo vòng bạc.

Giản đơn trong cách ăn mặt nên cũng thuận tiện khi xong buổi làm việc trên rẫy, trên rừng: các thiếu nữ bản làng cứ thoăng thoắt bước xuống suối nô đùa với dòng nước mát mà không cần cởi bỏ thứ gì ngoại trừ nếu muốn không ướt váy. Nếu muốn giặt váy áo thì sơn nữ sẽ cởi bỏ nó giặt giũ ra khi thân mình đầy đặn đắm trong dòng nước tinh khiết và mát lạnh giữa núi rừng Tây nguyên.


< Bây giờ người ta phải dàn dựng...


Bây giờ thì người viết báo muốn tìm nguồn tin làm phóng sự thì tìm đỏ mắt, nhiếp ảnh gia muốn sáng tạo ảnh nghệ thuật phải tìm chốn thuê người làm mẫu cởi trần tắm suối như ngày xưa để có những tác phẩm gọi là có hồn...

Nhưng cái hồn ấy là sao có được sự tinh khôi thuần khiết như tục tắm tiên ngày cũ với một bên là cái đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện trong cuộc sống đời thường, còn kia là sự gò ép dàn dựng, khó có thể so sánh được.

Ru con.

Âu cũng là cái đương nhiên của sự phát triển để đánh đổi phần nào bản sắc dân tộc vùng cao, vùng xa... và những cái mất đi sẽ chỉ còn tồn tại trong ký ức, trong những tấm ảnh còn lại của ngày xưa hay hiếm hoi một đôi nơi xa khuất ánh sáng hiện đại bây giờ.

Nếu biết trân trọng phong tục cổ truyền, nếu nhìn sự việc dưới ánh mắt nghệ thuật, biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc, Tây nguyên trong một chiều các cô sơn nữ tắm tiên thì bạn sẽ thấy lòng mình trong sáng, thanh cao hơn như được hòa mình cùng đất trời và người của vùng cao huyền thoại...
Nhưng những cảnh này còn được bao lâu dưới con mắt soi mói của cái gọi là "văn minh" trần trụi của người miền xuôi?

Du lịch, GO! -
Biên tập từ BĐVN, Zing, MTH Blog, Nguoinoitieng, SGTT và rất nhiều nguồn khác.


Bé bỏng.


Cọn nước.


Tắm trên sông Mã.


Lên nương.


Sơn nữ.


Ngày hội.


Rừng núi Tây Bắc.


Tắm tiên

Tục tắm tiên của người vùng cao
Huyền thoại tắm tiên... (Phần 1)
Huyền thoại tắm tiên... (phần 2)
Hành trình đi tìm sơn nữ tắm tiên
Tục tắm tiên xưa và nay