Hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn, rồi hồn nhiên trút xiêm y, như thể là chốn không người. Các tiên nữ phơi làn da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích. Đó thực là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác.
Con đường vào bản Bến Thân (Đồng Sơn, Phú Thọ) nhầy nhụa bùn đất, cheo leo dốc ngược. Ngày trước, để vào Bến Thân, không có cách nào khác là cuốc bộ gần chục km. Con đường đang được một đơn vị lâm nghiệp của tỉnh mở để vận chuyển nguồn nguyên liệu ra ngoài.
Thế nhưng, đi được một đoạn, tôi đành phải vứt xe máy bên vệ đường, rồi cuốc bộ hơn giờ đồng hồ mới vào tới Bến Thân. Cơn mưa bất chợt đã khiến con đường trở thành bãi sình lầy bùn đất nhão nhoét, trơn trượt không thể đi nổi.
Bến Thân hiện ra với vài nóc nhà co cụm dưới thung lũng, chìm nghỉm trong sự bao bọc của rừng rậm.
Bến Thân là bản của người Dao, là nhóm người di cư từ Sơn La về lập bản từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Theo Phó Chủ tịch xã Hà Thanh Vận, chính vì cuộc sống tự cung, tự cấp giữa rừng già, ít giao lưu với bên ngoài vì đường sá xa xôi hiểm trở, nên đồng bào nơi đây vẫn giữ được những phong tục tập quán cổ xưa, trong đó có tục “tắm tiên” dưới suối.
Dòng suối Thân mát lành cắt con đường dẫn vào Bến Thân, chảy uốn lượn một vòng quanh bản trước khi chảy ra bản Xuân, xuống tận Lai Đồng để hòa vào sông Bứa.
Cô giáo tiểu học Lý Thị Thơm đã dẫn tôi cuốc bộ nửa ngày trời để đi tìm thượng nguồn suối Thân. Dòng suối này chảy ra từ bụng dãy núi đá vôi hùng vĩ.
Cô giáo Thơm cùng tôi chui vào một hang động khổng lồ, đi miên man mãi không hết lòng núi. Có một dòng sông ngầm chảy ào ào trong bụng dãy núi đá vôi đó.
Con suối Thân nhận nước từ lòng núi, nên mát lạnh trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông. Nước trong đến nỗi, những vũng nước sâu vài mét vẫn nhìn thấy con cua đá đang bò lổm ngổm.
Tôi nhảy lên một tảng đá chụp ảnh lia lịa. Người đàn bà hai con này bẽn lẽn giấu kín mình sau vạt áo, đôi má chợt ửng đỏ. Chị bảo: “Mình già rồi, đừng chụp ảnh nữa, xấu hổ lắm. Nếu nhà báo muốn chụp hình thì chiều mình dẫn nhà báo lên bến tắm, ở đầu nguồn suối Thân, cuối bản cơ. Ở bến tắm đó nước trong vắt, mới có nhiều người đẹp”.
Tôi và chị Mai lội bộ ngược suối, đến một tảng đá lớn, bến tắm là một bãi đá rộng mênh mông, nơi dòng suối Thân lắng nước từ thượng nguồn đổ về, rồi mới tiếp tục chảy xuống hạ nguồn.
Các tiên nữ ngồi trên tảng đá, phơi làn da trắng ngần, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích.
Khi đó, tiếng chim rừng ngừng hót, đàn vượn cãi nhau chí chóe trên núi Lìu cũng im bặt. Hình như, gió cũng ngừng thổi.
Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ ảo trước mắt, chỉ có làn da của các sơn nữ là nổi bật giữa cảnh âm u, nhập nhoạng của chiều tà. Dòng suối Thân già nua, trầm mặc cũng trở nên lung linh, huyền ảo.
Cách bến tắm của các sơn nữ, có một bãi tắm của “sơn nam”. Điều kỳ lạ là bãi tắm của đàn ông Bến Thân rất kín đáo, được che kín bởi những lùm cây, những tảng đá lớn, mà nếu không đến gần, thì sẽ không nhìn thấy gì cả. Hơn nữa, đàn ông Bến Thân không khỏa trần hoàn toàn như các sơn nữ. Trong khi đó, các sơn nữ đều khỏa trần 100% và hồn nhiên nô đùa giữa thanh thiên bạch nhật.
Chị Mai bảo, sở dĩ chị em phụ nữ Bến Thân tắm trần truồng một cách vô tư thoải mái như vậy là vì đàn ông nơi đây không có “thói” nhìn trộm người tắm bao giờ.
Theo chị Mai, mặc dù các sơn nữ hồn nhiên tắm tiên như vậy, nhưng nếu xuất hiện người lạ, họ lập tức trốn sau tảng đá, hoặc dìm sâu dưới nước rồi mặc quần áo lại.
Một số sơn nữ cẩn thận, sợ có người lạ bất chợt đi qua thì quấn váy trên đầu trong khi tắm. Khi phát hiện ra người lạ, người đẹp tắm tiên chỉ việc gỡ váy trùm kín cơ thể, rồi nàng hồn nhiên lên bờ mặc quần áo.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Nhàn (Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ) là người đã có mấy chục năm ăn rừng ngủ thác nghiên cứu phong tục tập quán đồng bào ở Thanh Sơn và Tân Sơn. Ông luôn đau đáu với những giá trị văn hóa của vùng đất bản bộ Vua Hùng.
Theo ông Nhàn, cũng như nhiều tập tục khác, tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Sau mỗi buổi lao động mệt nhọc trên nương, các bà, các chị, các em đều trầm mình tắm gội dưới suối trước khi về nhà. Làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần mà núi rừng và tạo hóa hàng ngàn năm mới tạo nên được. Sau buổi tắm suối, bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Do đó, theo ông Nhàn, việc bảo tồn nét văn hóa này cũng là điều cần thiết.
Tôi chợt khi nghĩ rằng, chỉ thời gian không xa nữa, con đường vào Bến Thân hoàn thành, người miền xuôi và đồng bào Bến Thân sẽ có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ. Và rồi, nhiều phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào nơi đây sẽ mất đi. Bến tắm cũng sẽ vắng bóng tiên nữ, giống như bến tắm ở bản Xuân và Lai Đồng thuở nào.
PHẦN 1
Phong tục tập quán nên thơ này chắc chắn sẽ mất đi nếu người Kinh chúng ta chú ý quá nhiều.
Biết và để đó rồi trân trọng một tập tục hay của người vùng cao để nó còn tồn tại mãi ở đó một bản sắc dân tộc.
ĐGD
15 Comments
sưu tầm hay quá
Trả lờiXóaQua tuyet luon, dep qua thieu nu vung cao.
Trả lờiXóaCam on Mr Duong.
rat hay.la nguoi o tay bac ma toi chua duok biet den tuc le nay
Trả lờiXóahang sach ,rau sach that tuyet cam on pham ngoc duong nha
Trả lờiXóa@ nguyen thanh hai: hàng với chả rau sạch? tôn trọng phụ nữ 1 tý.
Trả lờiXóaNgười kinh vẫn cứ hay tự cho mình là văn minh nhất lịch sự nhất và hiểu biết nhất nhưng thực ra họ mới chính là những người phá vỡ đi nhiều nét văn hóa đẹp. Chính họ mới là những người không biết trân trọng cái đẹp
Trả lờiXóanghethuatsongcon.blogspot.com
Trả lờiXóamong ket noi ban be gan xa
Very good...
Cám ơn bạn Phạm Ngọc Dương đã cho mọi người biết về một nét phong tục đẹp ở miền Tây Bắc.
Trả lờiXóaVà hầu hết đây là những thiếu nữ chưa chồng. Nên lần sau đề nghị bạn chụp ở góc độ "mỹ", đừng chụp 1 cách lộ liễu như vậy.
Hãy thử đặt bạn là những cô gái này, bạn sẽ ăn nói sao với gia đình, dòng họ.
Cám ơn bạn nhiều.
@vdxfsfsf:
Trả lờiXóaTheo mình biết thì người dân tộc xem việc tắm tiên này tại các bản làng rất bình thường, giống như đàn ông thành thị ở trần làm việc vậy. Vì lẽ cho là bình thường nên họ và cả cộng đồng tại đó không ngại ngùng gì.
Người dân tộc chỉ e ngại khi sau này bị người Kinh chú ý nhiều quá và họ cũng quen dần với văn hóa thành thị, giống như người dân tộc ở Tây nguyên (người Thượng): phụ nữ trẻ cũng không còn ở trần - trai trẻ ngại đóng khố kiểu Đam san ngày xưa trừ dịp lễ lạc truyền thống.
À, bạn biết không: khi các cô thế vai là "người chụp" thì đối tượng sẽ là "sơn nam" - và chụp "dã man" lắm, mời bạn xem bài này:
http://dulichgo.blogspot.com/2011/10/mang-toi-cua-cac-nu-phuot-gia.html
Ông Phạm Ngọc Dương này thì mình biét cũng là một trong những "thày phượt", lại dính liền với báo chí.
Chúc bạn vui, phẻ.
mấy bác hám gái cứ thấy gái thì miệt thị "rau sạch" coi người khác như bó rau à....chán ...
Trả lờiXóaDo 'hám gái' là một trong những đặc điểm tạo nên đàn ông, bạn thông cảm. Vậy nên ví đàn ông hám gái nhưng nhúm... bún tươi thích bon chen tý chút bên thúng rau sạch vậy thôi. Có điều 'rau sạch' vẫn có giá trị cao hơn hẳn những thứ rau bẩn đó chứ.
Trả lờiXóaNhưng tất cả đều giỡn chơi thôi, chỉ có chuyện 'tắm tiên' thưa dần... là việc thật và sẽ mất hẳn vì người Kinh chúng ta đấy.
qua lo lieu va nham nho, nguoi ta tam ma keo ca doan den quay phim chup hinh va con quang cao keo khach du lich den xem nguoi ta tam coi truong. dung la thu vo hoc.
XóaKhông có ai kéo "cả đoàn" đi quay phim chụp ảnh đâu bác. Chỉ nội một mình ông Phạm Ngọc Dương đến tìm thông tin và có được vài tấm ảnh là đã trầy trật rớt sống lưng rồi, không "dễ thở" như phong cách "bảo vệ môi trường" của người mẫu Ngọc Quyên.
Trả lờiXóaVà bây giờ tục tắm tiên tự nhiên cũng khó còn tìm thấy ở các bản - hiếm hơn nhiều so với việc các người mẫu đi cùng đoàn săn ảnh lên vùng cao hay vào rừng chụp ảnh kiểu "bảo vệ môi trường" bác ạ.
Cảm ơn Gulichgo, mình hốt 4 bài về nhà, thỉnh thoảng ngó bưởi cho đỡ thèm. haha
Trả lờiXóa'Tiên' thành phố (nửa kia của bác) sẽ nện bác một trận ra trò đấy.
XóaNhưng chắc không ai ghen với các cô sơn nữ trong sáng và đầy huyền thoại này nhỉ.
Đăng nhận xét
Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước với tiêu chí chia sẻ thông tin, bất vụ lợi - Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết mà không cần đăng ký. Bạn cũng có thể yêu cầu xoá bài, sửa đổi, phê phán.... bất kỳ.
Tuy nhiên, rất mong bà kon không post link quảng cáo vào đây vì mình sẽ xoá thẳng, xin thông cảm vì Dũng này chỉ muốn an toàn cho mọi người.