Nam Du là cái tên mơ hồ về nguồn gốc. Có người cho rằng tên Nam Du có từ thời Gia Long, lại có người thì nói Nam Du là do người Pháp ghi từ chữ Nam Dự (đảo phía Nam) theo cách gọi của các cụ đồ nho mà ra. Còn theo bản đồ người Pháp ghi là Puolo Dama, vị trí hòn đảo nằm ở vào kinh độ 104 độ 22/ Đông và vĩ độ 42/ Bắc. Nhưng Nam Du còn một tên gọi khác là Củ Tron (hòn đảo lớn nhất trong cụm đảo mà người dân gọi là Hòn Lớn).

Theo Nam Du ký của nhà văn Anh Động về chuyện tích truyền khẩu của Hòn Củ Tron: “Vào năm 1870, sau khi thất thủ thành Gia Định lần thứ 2, Chúa Nguyễn Ánh cùng một đám tàn quân bị Tây Sơn truy đuổi ráo riết, phải tấp vào cụm hòn này  lẩn trốn. Thiếu nước uống, Chúa bảo binh sĩ đào ao lấy nước ngọt. Hiện nay “Giếng Ngự”, “Bãi Ngự” vẫn hiện hữu phía tây bắc Hòn Lớn. Thiếu lương thực, người dân hướng dẫn binh sĩ đi đào củ nầng có dáng hình tròn tròn về nấu ăn đỡ đói.
.
Đến khi Chúa lên ngôi hoàng đế (1802) chạnh nhớ đến những nơi nhiều kỷ niệm sâu sắc của mình thời bôn ba tẩu quốc, ông sắc tứ cho hòn này một cái tên, gọi là hòn “Củ Tròn”. Vị quan hành khiển vốn người Ngũ Quảng, mang chiếu chỉ đến đây, tập hợp dân lại đọc theo giọng Quảng của vị quân hành khiển, hai tiếng “củ Tròn” thành “Củ Tron” dân nghe chiếu dụ bảo “tron” thì phải gọi theo là “tron” đâu ai dám kháng chỉ”...

ThanhTien: Đích đến là đỉnh núi của đảo Hòn Lớn, đỉnh hòn lớn với ngọn Hải đăng và cột sóng truyền hình. Đỉnh cao nhất của vùng có thể nhìn bao quát được toàn bộ các đảo và khunh cảnh xung quanh.

Đến Trạm Hải Đăng, sau khi xin phép anh Tư Trưởng trạm, chúng tôi được anh dẫn lên lầu để quan sát toàn cảnh quần đảo Nam Du. Trạm Hải Đăng cao 309m, nhìn khung cảnh thật đẹp, xung quanh hòn Lớn được bao quanh bởi thật nhiều hòn đảo nhỏ.

Và đây.. đây là những cảnh mong ước đã được tận mắt nhìn thấy... thật không bõ công ba anh em khi quyết định ra đảo. Khung cảnh như thiên đường, tuy giữa trưa trời hơi gắt và mù nhưng bạn cũng có thể tưởng tượng được cảnh này trong hôm đẹp trời, thời tiết thuận lợi thì nó sẽ ra sao?

Con tầu đưa chúng tôi ra đảo đã lầm lũi trở về đất liền để mang xuân, Tết ở Đảo về cho một số gia đình còn chưa được đoàn tụ.
Ở đây chúng ta cũng có thể nhìn tòan cảnh bến tàu.
Sau khi hẹn với anh Tư sẽ gặp lại ở trận nhậu buổi tối, chúng tôi quyết định đi thăm hòn Ngang, nơi nhiều tầu bè và đông dân cư với lời hứa sẽ quay lại giao lưu, ba anh em lòng phơi phới... xuống núi  và tranh thủ làm quả ảnh.


Nhìn cái bản mặt thấy giãn ra rồi.. không chàu quạu như sáng qua khi không kịp thời gian lên tầu. Y như trái banh bị xì hehe..

Với khung cảnh thế này, banh có xẹp mấy thì cũng phải được bơm lên. Bạn có thấy từ trên đỉnh núi, rất xa mà chỉ nhìn qua view finder của máy ảnh đã có thể thấy được những hòn sỏi lấp ló dưới đáy biển qua các làn sóng...
Con tầu sắt Hòn Lớn - Hòn Ngang cuối cùng cũng đã tới. Tuy cũ kỹ và trông già nua nhưng với hàng bông để trên ban công boong tầu cũng vẫn thấy không khí Tết phảng phất..

Chắc chắn nếu có lần sau, tôi sẽ lựa chọn đi tầu sắt ra và để giành thêm thời gian tận hưởng không khí biển trong lành và khung cảnh nơi đây.

Lên tàu đò chạy sang hòn Ngang, tầu đò này chỉ chạy khi có tàu từ đất liền ra đảo nên chúng tôi phải tranh thủ, nếu không bạn sẽ phải đi đò lẻ và tức nhiên giá cả cũng như cảm giác nhận được sẽ khác.

Trên tầu cũng nhiều người sang hòn Ngang để về nhà sau dịp Tết vào TP chơi hoặc gia đình chồng con về Ngoại (gia đình nhà bé Nhân có chụp trên tầu cao tốc).
Cuộc oanh tạc đã được chuẩn bị sẵn sàng với súng ống hiện hạng nặng, hiện đại... là con D3X với bộ cảm biến Kodak, với Nanô và.. gì gì nữa thì.. có trời mà biết được...

Con tàu nhỏ đi chậm rãi như muốn để cho chúng tôi có cơ hội ngắm nhìn biển xanh, ở trên tàu nhìn những đảo nhỏ xung quanh khiến chúng ta nhớ biển Nha Trang, cũng màu nước xanh rì, sóng nhẹ và những hòn đảo đẹp.
Ở Nam Du, hiện nay vẫn còn nhiều đảo chưa có người ở. Tôi thầm ước một ngày nào đó mình cùng một nàng tiên nữ trẻ chọn một hòn đảo nhỏ để sống một cuộc sống nhẹ nhàng như Robinson, bỏ qua mọi bon chen bề bộn, bỏ qua mọi ảnh ọt lung tung với những topic dài dằng dặc, thú vị làm sao.
Đã đến Hòn Ngang, những chiếc đò nhỏ chở khách cập bến, nhà trên đảo san sát, đây là một hòn đảo tập trung rất nhiều tàu bè, vì là ngày tết nên số lượng tàu dịp này vẫn còn ít.

Ba anh em cùng những em bé lang thang dọc đảo để đến miếu bà, ở đây hầu như đảo nào cũng có miếu thờ. Sau khi hỏi thăm, chúng tôi quyết định đi thăm hòn Mấu trước khi quay về Hòn Lớn để nhậu với anh Tư.

< Chia tay mấy đứa bé dễ thương.
Thuê một chiếc đò nhỏ lên đường sang hòn Mấu. Anh lái đò hiền và rất nhiệt tình trả lời những câu hỏi của Mèo.
Đến Hòn Mấu, nước biển xanh trong, thật tuyệt vời nếu được tắm ở đây.
Hòn Mấu nhỏ, có bãi cát dài rất đẹp, những cây dừa nghiêng bóng trên cát.
< Thăm một cái miếu ở đây.

Sau khi tắm mát, chúng tôi quay trở lại Hòn Lớn, Mèo đi chợ mang về nhiều mực ống to bằng cùm tay và mấy ký Ghẹ bò lổm ngổm, tươi trong.

Bữa cơm tối trên trạm Hải Đăng còn có cả mấy anh Hải Quân, rượu gò đen làm mọi người cởi mở hơn, gần gũi hơn, các anh kể về cuộc sống trên đảo, tuy bình yên nhưng cũng rất buồn, thiếu những thông tin từ đất kiền, có những anh quê tận miền Bắc xa xôi, ăn tết xa nhà nên nhớ quê thật nhiều.

À, mà nhà Mèo cũng ăn tết xa nhà mà chả thấy nhớ nhà gì cả, cười toe tóet suốt ngày.
Chúng tôi đã có một đêm thật ngon giấc trên trạm Hải Đăng lộng gió.

ThanhTien
Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần cuối

Du lịch, GO! - Theo Quehuongtoi