(TNO) - Cứ đến tháng 7 âm lịch, khi đàn ong khoái bay đi, bỏ lại tổ, những người Dao Tiền ở bản Hoài Khao (xã Quang Thành, H.Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) lại tổ chức lễ lấy sáp ong. 

Từ Hà Nội đi H.Nguyên Bình mất tới 7 giờ đồng hồ. Vượt qua những cung đường quanh co bên sườn núi, bản Hoài Khao (H.Nguyên Bình) nằm nép bên một thung lũng nhỏ, cách TP.Cao Bằng khoảng 60 km, là nơi sinh sống của 34 hộ dân người Dao Tiền.

Đã từ nhiều đời nay, nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Dao Tiền khu vực này vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.

Đường vào hang ong cách bản Hoài Khao chừng 1,5 km. Đến cuối năm 2019, xã mới đầu tư làm đường bê tông vào một hang ong.

Để đi xem tổ ong khoái, mỗi dịp lễ đến, những người Dao Tiền ở đây phải đi sang một ngọn núi khác, cách bản Hoài Khao chừng 1,5 km.

Nhưng để tới được vị trí tổ ong, những người dân làm thang bằng cây mai cầy vầu để lấy tổ ong cheo leo trên vách đá ở độ cao tầm 30 - 40m phải leo xuống đoạn vách núi đá trơn trượt

Theo sách Các loài côn trùng Việt Nam tổ ong khoái thường được xây dựng trên các vách đá ở độ cao khoảng 60 m và có thể rộng đến 1 m2. Trong tổ, ngoài ong chúa và ong thợ, còn có ong hướng đạo, một loại ong có khả năng nhớ vị trí các tổ cũ để quay lại chính xác.

Nhóm được phân công lấy sáp ong xuất phát từ sớm để làm thang bằng cây mai cầy vầu, lấy tổ ong trên vách đá ở độ cao 30 - 40 m

Người dân ở đây tìm thấy và khai thác 2 hang ong lớn với tổng cộng khoảng 50 tổ ong khi vào mùa. Đường đi tới 2 tổ ong khoái này rất đẹp nhưng không dễ dàng. Mãi đến cuối năm 2019, xã mới có tiền làm đường bê tông dẫn vào một hang ong.

Những tổ ong khoái có chiều rộng hơn 1 m nằm cheo leo trên vách núi đá

Loài ong khoái, còn được gọi là ong mật khổng lồ Đông Nam Á, dài khoảng 2 cm và được biết đến như một loài ong hung dữ. Mật ong khoái, chỉ sau ong mật, là một đặc sản phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.

Nhóm được phân công lấy sáp ong xuất phát từ sớm để làm thang bằng cây mai cầy vầu, lấy tổ ong trên vách đá ở độ cao 30 - 40 m

Người Dao Tiền ở Hoài Khao đặc biệt ở chỗ không bao giờ lấy mật. Sản phẩm duy nhất mà họ khai thác là sáp ong khoái.

Cách đó không xa, thầy mo chọn một mỏm đá có hướng bao quát hang ong. Khi bày biện xong mâm cúng, thầy mo bắt đầu bài cúng thần núi, thần ong phù hộ cho lễ lấy sáp ong diễn ra suôn sẻ.

Những người Dao Tiền trong bản đợi khi bầy ong khoái bay đi hết mới mời thầy mo xem ngày giờ để lấy tổ. Năm nay, thầy mo chọn ngày rằm tháng 6.

Sau khi lấy được tổ ong, những người Dao Tiền ở bản Hoài Khao cuộn tổ ong rồi đeo ra sau lưng để vận chuyển về lại bản

Chị Nông Thị Thủy (Trưởng phòng văn hóa H.Nguyên Bình), cho biết hằng năm đàn ong thường bay đi vào khoảng lập thu. "Thời tiết trên này mưa liền suốt mấy tháng nay, nên bầy ong bay đi sớm hơn mọi năm. Người dân cũng muốn làm lễ sớm để lấy được sáp vẫn còn mới", chị Thủy nói.

Trung bình, mỗi tổ ong nặng khoảng 10 kg. Để vận chuyển những tổ ong này về lại bản, người dân phải leo qua những đoạn dốc lớn trên núi, vượt qua quãng suối trơn trượt

Sáng sớm ngày lễ, một nhóm 10 trai tráng vào rừng, bắc giàn leo lên cây để lấy tổ. Những người còn lại tập trung ở nhà sinh hoạt cộng đồng, bắc chảo to, nhóm lửa để chuẩn bị nấu sáp ong.

Những tổ ong còn vàng óng khi về tới bản Hoài Khao

Sáp ong được nấu suốt đêm, sau đó lược bỏ cặn, chia đều thành phẩm cho 34 hộ gia đình trong bản. Sáp ong thường được phụ nữ Dao Tiền sử dụng để in họa tiết lên váy áo truyền thống, kết hợp với nhuộm chàm để ra hoa văn đẹp mắt.

Những tổ ong được cho vào chảo lớn để nấu thành sáp ngay sau đó. Thông thường, mất 1 đêm để nấu ra thành phẩm sáp ong hoàn chỉnh.

Một số vị khách từ địa phương khác tới chơi, đùa rằng chẳng nơi đâu có cánh đàn ông chiều chuộng như ở Hoài Khao, chịu cheo leo trên ngọn cây 30 - 40 m để lấy sáp ong về cho cánh phụ nữ ở nhà làm đẹp váy áo.

Gần đây, bản Hoài Khao được Nhà nước đầu tư hơn 30 tỉ đồng để phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay, trên địa bàn đã có 7 hộ kinh doanh homestay.

"Du lịch cộng đồng là một bước thay đổi mới về phát triển du lịch tại địa phương. Đến nay, một số hộ kinh doanh du lịch ở xã đã đón được nhiều đoàn du khách tới tham quan và trải nghiệm văn hóa. Tuy nhiên, vẫn cần có sự quảng bá mạnh mẽ hơn nữa để nhiều người biết đến trải nghiệm văn hóa thú vị tại Hoài Khao", ông Hoàng Quốc Chấn, Chủ tịch UBND xã Quang Thành, nói.

Theo Tuấn Minh (Thanh Niên)

Du lịch, GO!

Để quên con tim tại Hoài Khao

Xóm cổ Hoài Khao ở Cao Bằng

Những tổ ong khoái khổng lồ ở vách núi Cao Bằng

Kỹ thuật nấu sáp ong khoái của người Dao Tiền