(TH) - Nhiều bạn thắc mắc rằng khách sạn, nhà nghỉ có được giữ căn cước công dân của khách đến thuê phòng khi đi du lịch trong dịp lễ này không? Dưới góc nhìn pháp luật, Luật sư Nguyễn Hoàng Anh, Đoàn Luật sư TP.HCM... cho biết:

Theo Luật Căn cước công dân 2014, CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.

Theo quy định hiện hành (Điều 44 Nghị định 96/2016) thì khi khách đến nghỉ ngơi, nhà nghỉ, khách sạn (gọi tắt là cơ sở lưu trú) có trách nhiệm như sau: Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú như CMND hoặc CCCD…; Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.

Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách nghĩa là yêu cầu khách xuất trình giấy tờ tùy thân (CCCD chẳng hạn). Từ đó, cơ sở lưu trú ghi đầy đủ thông tin của khách vào sổ lưu trú của nhà nghỉ để khi cần có thể đối chiếu, kiểm tra. Cơ sở lưu trú không được giữ CCCD của khách.

Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch đều không có quy định liên quan đến CCCD. Bộ VH-TT &DL cũng không ban hành hay phê duyệt quy chế quản lý hay nội quy cụ thể của từng khách sạn, không can thiệp vào thỏa thuận dân sự giữa khách và cơ sở lưu trú du lịch. Do đó, mọi hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, khách du lịch, khách nghỉ tại cơ sở lưu trú du lịch cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành (Báo Pháp Luật).

Riêng với bọn mình, sau này mình vẫn nói không với KS - nhà nghỉ. Nếu họ muốn thì mình sẽ trả tiền phòng trước và ở đến lúc trả phòng. Vậy đó, nếu người không thể tin khách thì khách cũng sẽ lo ngại về việc thất thoát các thông tin trên CCCD gắn chip vào tay kẻ xấu. Cứ bảo toàn cho an tâm vì quá nhiều sự việc lên quan đến tiền bạc, lừa đảo, vay nợ liên quan đến CCCD trên báo chí.

Du lịch, GO!