(Tiếp theo) - Mình đã có bài viết sẳn nhưng sau khi post bài 1, chừa lại phần sau thì hôm nay: tìm lại trong folder để chuẩn bị gõ tiếp thì cái file text đã tiêu! Trong thật tế nó vẫn còn đó nhưng zero byte - những thông tin tần mần tìm kiếm và biên tập ta theo mây khói!

< Nửa kia nè, nhận xét xanh rờn: Mấy ông nhậu mà đậu xe ở đây, đang ngà say ra lấy xế dám ủi xuốn sông luôn quá!

Dzị là lại xắn tay áo lên. làm việc tiếp. Bực lắm, mấy cái này rất mất thời gian, nhất là khi mình đã bằng lòng với các câu chữ và thông tin đầy đủ - chuẩn xác... vậy mà phải làm lại - tiếc lắm, tiếc hơn mất tiền. Thôi thì gác chuyện hôm qua - chuyện nay nó thía này:

< Ngắm sông chán rồi thì đi. Chỉ một nhoáng là ra con đường Hùng Vương, ngay cái chợ tạm Phước Lý. Hôm này, bà xã không đem theo ĐT nên chả có ảnh từa lưa. chỉ khi mình dừng xế lại mới có chụp đc.
Vi vu trên con đường 19 ngoằn ngoèo dăm cây số, bọn mình tới nhà thờ Bắc Thần (vị trí >).

Vĩnh Thanh là một xã thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Vĩnh Thanh liền kề với các xã: Phú Đông, Phước Khánh, Phước An, Long Tân, Phú Thạnh.

< Đối diện nhà thờ Bắc Thần là Đền thờ Thánh Bắc Thần, ngay bên kia đường. Phía trên kia là ngọn núi giả có tượng Chúa và các Thánh, dưới có hồ nước...

Xã có diện tích 33,23 km² gồm các ấp: Hòa Bình, Thanh Minh, Vĩnh Cửu, Sơn Hà, Thành Công, Chính Nghĩa, Đại Thắng, Thống Nhất, Nhất Trí, Đoàn Kết - tên ấp nào cũng nói tên tình cảm với đất nước cả.

< Rất nhiều ghế đá trong đây, thậm chí mình nghĩ có thể làm một thánh lễ được đó nghen.

Nói về đạo Thiên Chúa, trước biến cố di cư năm 1954, vùng đất Phước Lý đã có các xứ đạo lâu đời của dân địa phương như giáo xứ Mỹ Hội, giáo xứ Phước Lý và giáo xứ Phước Khánh được thành lập vào khoảng năm 1880 thuộc giáo hạt Thủ Thiêm, giáo phận Sài Gòn.

< Mỗi nhà thờ xứ đạo trên con đường 19 này có dáng vẻ độc đáo riêng, thích lắm. Lần rồi mình có dịp nói về nhà thờ Phước Lý, nhà thờ giáo xứ Thị Cầu thì nay đến xứ ni.

Sau năm 1954, hơn nửa triệu người di cư từ phía Bắc vào Nam, trong đó có một số giáo dân thuộc tỉnh Bắc Giang, giáo phận Bắc Ninh, do các linh mục quản xứ dẫn vào và đến định cư tại vùng Phước Lý dọc theo hương lộ 19, cách Sài Gòn khoảng 30 km về phía Tây và cách ngăn với Sài Gòn bởi con sông Đồng Nai. Hướng Tây Nam của Phước Lý là khu vực rừng Sác bao la.

< Trong này có vòi nước nên bọn mình rửa mặt, lạnh cóng luôn. Vòi chắc để tưới cây. Bên kia, nhà thờ đang là lễ sáng, lúc này là 7h15.

Ban đầu, khu vực Phước Lý gồm 3 xứ đạo dân địa phương và 9 xứ đạo mới đến lập cư đều thuộc giáo hạt Thủ Thiêm, giáo phận Sài Gòn.

Tháng 10 năm 1965, giáo phận Xuân Lộc được thành lập, tách ra từ giáo phận Sài Gòn, khu vực Phước Lý thuộc giáo phận mới Xuân Lộc.

< Cổng Đền thờ Thánh Bắc Thần.

Sau năm 1965, với việc thành lập giáo phận Xuân Lộc, khu vực Phước Lý cũng đã được tách ra từ giáo hạt Thủ Thiêm và lập thành giáo hạt Phước Lý.

• Địa dư: Giáo hạt Phước Lý hiện nay thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Giáo hạt có 13 giáo xứ và 1 giáo họ biệt lập gòm các giáo xứ:

< Lại lên xe đi, chạy thêm 2km nữa, bọn mình đến nhà thờ Nghĩa Yên.

- Bắc Minh thuộc Ấp Sơn Hà, xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Chúa Kitô Vua.

- Bắc Thần thuộc Ấp Hòa Bình, Xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

- Ðại Ðiền thuộc Ấp Ðại Thắng, xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Thánh Giuse

< Nhà thờ Nghĩa Yên nè (vị trí >), đang thánh lễ nhưng sao đóng cửa cà? Từ đây, nếu  chạy thêm 500 mét nữa là sẽ đến nhà thờ Giaó xứ Bắc Minh nhưng... lạnh quá, thôi quay dìa em ơi!
Sáng này đi, ẩu nên chỉ mặc ngoài cái áo khỉ phong phanh không tay - trời mấy bữa bão không nắng nên lạnh... chịu hổng xiết, ngồi trước gió thổi phù phù nên pó tay!

- Long Thọ - với nhà thờ Phanxicô Xaviê

- Mỹ Hội thuộc Xã Phú Hội, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Thánh Giuse

< Vậy thì dìa, đường cũ không theo mà ta chạy đường khác vậy! Đường khác là đường này >.

- Nghĩa Hiệp thuộc Ấp Thóng Nhất, xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm

- Nghĩa Mỹ thuộc Ấp Nhất Trí, xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Thánh Tôma Aquinô

- Nghĩa Yên thuộc Ấp Vĩnh Cửu, xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm

< Qua cái chợ bát nháo để bà xã mua rau về nấu canh.

- Phước Khánh thuộc Ấp 1, xã Phước Khánh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

- Phước Lý thuộc Ấp Phước Lý, xã Ðại Phước, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Chúa Kitô Vua

- Tân Tường thuộc Ấp Bình Phú I, xã Long Tân, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Mathêu Lê Văn Gẫm

< Phà Cát Lái đây.

- Thị Cầu thuộc Ấp Thị Cầu, xã Phú Ðông, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

- Thiết Nham thuộc Ấp Ðoàn Kết, xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi

- Vĩnh Phước thuộc Ấp Thành Công, xã Vĩnh thanh, Nhơn Trạch, Ðồng Nai với nhà thờ Thánh Giuse.

Về đến nhà chỉ mới 9h30, sao sớm dữ vậy cà? Kinh nghiệm: lấy ngay cái áo gió mỏng bỏ vào túi rồi đặt trong cốp xe. Bi giờ thì đã có vũ khí chống rét rồi đó, khi nào ta đi nữa nghen em?

Chủ Nhật, lang thang về Vĩnh Thạnh thăm xứ đạo

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!