(Điền Gia Dũng) - Sáng chủ nhật, ngẫu hứng lang thang về Vĩnh Thanh, bất ngờ gặp mấy nhà thờ đẹp lắm - post lên cho pà kon xem chơi.

< Đi Vĩnh Thạnh thì phải qua phà Nhơn Trạch. 5h30 rời nhà, đến bến phà thì đã 6h.

Dĩ nhiên, muốn đến Vĩnh Thanh thì phải qua phà Nhơn Trạch và xã Phú Hữu cái đã.

Phú Hữu là một xã thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai...

< Hôm ấy là đang cơn bão số 6 đổ vào Quảng Ngãi nên trời Nam bộ cũng rất âm u, lạnh cộng thêm gió sông sớm nên còn lạnh hơn.

Địa giới hành chính xã Phú Hữu tiếp giáp:
- Phía Đông Bắc giáp xã Đại Phước.
- Phía Đông Nam giáp xã Phú Đông.
- Phía Tây Nam giáp với thành phố Hồ Chí Minh qua sông Nhà Bè.

< Qua phà, chạy một đỗi rồi ghé vào đây điểm tâm. Quán ăn Gia Đình Bờ Sông à? Không phải, chỉ là quán đối diện nhìn qua thôi. Bờ Sông giờ ni chưa mở đâu!

Toàn xã Phú Hữu có 04 ấp: ấp Cát Lái, ấp Phước Lương, ấp Câu Kê, và ấp Rạch Bảy
Xã có diện tích 21,55 km², dân số năm 2015 là 15.379 người,[2] mật độ dân số đạt 714 người/km².

< Bọn mình măm phở ở đây: Chất lượng, giá chỉ 30k/tô - ăn là mê mà giá khỏi chê.
Ăn sớm, kinh nghiệm cho thấy chạy lòng vòng, chừ đói bụng vô quán lạ chả ngon - Nói thật, thử khoảng mưoi quán chỉ chấm được 1 nơi thôi, ngon rẻ là chỉ tiêu. Ở đây (vị trí >), ngồi ngoài đường mới khoái!

< Chạy ngang chợ Phú Hữu thấy bán dưa hấu ngon, dzị là lựa mua một trái.

Từ thông tin Chính phủ đồng ý giao cho Đồng Nai làm cầu Cát Lái trong tháng 8 vừa qua đã khiến cho thị trường bất động sản ở huyện Nhơn Trạch sôi động trở lại sau một thời gian dài te tua thê thảm. Giá đất ở, đất nông nghiệp hiện đang bị phù phép đẩy tăng thêm khoảng 20-30% so với dịp đầu năm 2019.

< Chợ Phú Hữu rộng rãi khang trang nhưng chưa chắc sung bằng cái chợ tự phát Phước Lý (vị trí >) trên đường 19, cách đây khoảng 1km. Dân mình ngộ, chỗ nào tiện thì nhúm lại buôn bán. Thuở sơ khai chỉ dăm bảy người bán (hồi trước sau chuyến phượt về bọn mình hay ghé mua vì tôm rau tươi và rẻ), vài năm sau trở thành chợ chồm hổm dạng khủng, đặc keng cả khúc đường!

< Tậu dưa xong lại đi! Chạy một đoạn ngắn qua khu quy hoạch Đại Phước rồi thì rẽ vào nhánh đường này (vị trí >) Đường bé con như đường quê nhưng cũng là tên hoành tráng là Lý Thường Kiệt. Danh tướng thời nhà Lý nước Đại Việt chắc cũng không buồn vì hậu sinh đặt tên mình cho con đường nhỏ rí vì nói thật, đường nhỏ nhưng có võ, nhỏ mà đẹp lắm.

< Phẳng phiu, vắng xe mà mát rượi là cảm nhận của bọn mình khi chạy trên con đường này. Mát đây là mát mắt chứ sáng bão, lạnh thấy bà luôn!
Hồi xây cầu Phước Lý: đường lớn bị cấm nên con đường nhỏ này đông kịt xe, đường tan nát, te tua chè đậu, chắc khi ấy bà kon rầu lắm.

< Cuối đường nhìn thấy mặt trời trong đám mây đen, Tít xa là cửa cống Ông Kèo (vị trí >). Cống này đóng mở ngăn dòng chảy của của rạch Ông Kèo thông ra sông Cái - ngăn triều hay ngăn mặn gì đó không biết.

< Tiếng chim ríu rít gần đó. Nhìn kỹ lại thì thấy cái nhà nuôi yến to đùng!

Những khu vực có giá đất tăng cao nhất ta có thể thấy là các xã Phú Hữu, Đại Phước, Phú Thạnh, Long Tân...

Người mua đất từ nhiều nơi đổ về như: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, người mua chủ yếu để đầu cơ, chờ giá tăng để hốt bạc. Chả biết có thể trúng mánh không nhưng với người dân ở đây, họ vẫn bình thản sống êm đềm trên mảnh đất của mình.

< Cận cảnh cái cống đây: vừa là cống có cửa chận nước, trên là đường xe chạy, tiện đôi bề!
Ta tấp lại đây chơi tí đã.

Trong thực tế, tại huyện Nhơn Trạch hiện đang có rất nhiều khu dân cư đã hoàn thành hạ tầng nhiều năm nhưng vẫn vắng vẻ, không có người sinh sống.

Lý do là vì chỉ mua để đầu tư, lướt sóng mà không xác định ở lâu dài nên tại nhiều nơi, các khu nhà xây thô và đất nền dù đã được bán qua tay nhiều chủ vẫn là những khu đất bỏ hoang - điều rất thường thấy ở các nơi lân cận Sàigòn.

< Cạnh đó là bờ sông Ông Kèo. Nói chính xác hơn, đây là chỗ đậu xế của quán ăn bờ sông Tư Hiệp. Trước quán trồng bông vàng hực thiệt đẹp nghen!

(Còn tiếp phần 2)
Chủ Nhật, lang thang về Vĩnh Thạnh thăm xứ đạo (2)

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!