(BAĐM) - Cà Mau là vùng đất trẻ được mở mang khai khẩn cách đây khoảng hơn 300 năm. Trước thế kỷ XVII, người Việt đến đây khẩn hoang xuất phát từ chủ trương của chúa Nguyễn là mở mang bờ cõi về phương Nam. Trước thiên nhiên hoang sơ, nhiều câu chuyện dân gian Nam Bộ đã hình thành vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở rừng U Minh, trong đó có Truyện cười bác Ba Phi - nét đặc thù văn hóa nơi tận cùng Tổ quốc.

Cuộc đời Nghệ nhân Ba Phi

Bác Ba Phi, tức Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi, được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian, tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian năm 2003.

< Kênh Ngang Lung Tràm ngày nay.
Dulichgo
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Anh, 87 tuổi, là dâu thứ hai của bác Ba Phi: Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi sinh năm 1884 tại huyện Cái Nước. Thời chúa Nguyễn, ông chạy sang trú ngụ tận Kênh Ngang, thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời ngày nay. Ông là một lực điền giỏi võ và mê đờn ca tài tử, đặc biệt rất giỏi đờn cò. Là con trai thứ hai trong gia đình có 8 anh em, năm 18 tuổi, bác Ba bị bọn thực dân Pháp bắt làm phu và sau đó đẩy thành lính Lê Dương lưu đày sang Pháp. Bác Ba Phi đã vận động được hai lính Pháp cùng bỏ ngũ chạy sang Xiêm (Thái Lan) để tìm đường trở về Việt Nam và trốn tại rừng U Minh. Hương quản Tế thấy ở bác Ba Phi hiền lành, có nghĩa khí nên gả con gái thứ ba của mình là bà Trần Thị Lữ, nhưng ông phải ở rể ba năm.
Dulichgo
< Ngôi mộ của Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi hiện nằm giữa hai ngôi mộ của hai người vợ, là Trần Thị Lữ và Lữ Thị Cham.

Từ đó, người ta gọi ông bằng cái tên ghép với cái thứ của vợ, tức là Ba Phi. Sau khi xây dựng gia đình, ông khai khẩn nhiều ruộng đất ở xứ U Minh Hạ và huy động dân công, tá điền đào kênh giữa rừng U Minh chạy thẳng ra biển Tây để vận chuyển sản vật U Minh bán cho tàu buôn Pháp đậu trong vịnh Thái Lan. Ông cho tá điền trồng tràm dọc theo hai bên bờ kênh, từ đó địa danh kênh Lung Tràm được hình thành cho tới ngày hôm nay.

Bác Ba Phi sống với bà Lữ nhiều năm nhưng không sinh được con. Thời gian này ông thường thay Hương quản Tế chở cá lên chợ Mỹ Tho (Tiền Giang) để bán và tham gia thi đấu võ đài, gặp và quen với bà Lê Thị Lượng (Hai Lượng) hai người đã sống với nhau, sinh được con trai tên là Nguyễn Tứ Hải.

< Hiện vật của bác Ba Phi chỉ còn lại cây giáo ngày xưa ông dùng để đi săn heo rừng và chiếc xuồng độc mộc dùng để vào rừng săn bắt, hiện đang được Bảo tàng tỉnh Cà Mau lưu giữ, bảo quản.
Dulichgo
Vì biết không thể sống hòa thuận dưới một mái nhà với bà Lữ nên bà Lượng để con lại rồi về quê, sau đó đi thêm bước nữa với ông Phạm Văn Bút (quê xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi). Bà Lượng mất ngày 13/5/1984. Về sau này, bác Ba gặp và cưới bà Lữ Thị Cham (người Khmer Nam Bộ), sinh được ba người con và qua đời khi mới 24 tuổi…

Truyện bác Ba Phi - một hiện tượng văn hóa đặc sắc

Truyện cười Ba Phi rất quen thuộc với người dân Nam Bộ; phản ánh tiềm năng của một vùng đất trù phú U Minh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”. Với những đặc sản của rừng U Minh: Lúa gạo, trăn, rắn, rùa, mật ong... được bác Ba Phi phóng đại cái gì cũng to, cũng lạ, cũng khác thường. Theo bà Lê Nhung, thuyết minh Ban Quản lý Di tích tỉnh Cà Mau: Bác Ba không chỉ nổi danh qua những truyện kể in đậm cá tính của người Nam Bộ mà còn ở lối tư duy sáng tạo độc đáo qua từng truyện kể được truyền miệng và lan tỏa từ Bắc chí Nam: Tàu rùa, câu ếch, rắn tát cá, nếp dẻo, cọp xay lúa…

Năm 1942, giữa lúc cao trào cách mạng đang dâng cao, bác Ba tự nguyện hiến hàng trăm mẫu ruộng cho Đảng, Nhà nước để chia cho dân nghèo không có đất canh tác, Bác chỉ chừa lại vài mẫu cho gia đình canh tác sinh sống.
Dulichgo
Bác Ba Phi qua đời vào ngày 6/12/1964 (nhằm ngày 3/11/1964 âm lịch), tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải (nay là Kênh Ngang, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải). Khu lưu niệm bác Ba Phi hiện nằm trên phần đất của bà Lê Thị Anh, là con dâu thứ hai của ông, với tổng diện tích 3.278,5m2. Phía sau khoảng 200m là đến khu mộ có diện tích 12m2, bố trí mộ bác Ba Phi ở giữa và mộ vợ cả ở bên trái (từ ngoài nhìn vào) là bà Trần Thị Lữ, bên phải là vợ hai, bà Lữ Thị Cham. Ba ngôi mộ được xây dựng bằng bê-tông cốt thép, sơn nước. Mộ bác Ba được xây cao hơn mộ hai người vợ. Xung quanh mộ có trồng hoa và cây cảnh.

Huyện Trần Văn Thời đã lập dự án xây dựng Khu di tích bác Ba Phi để trở thành nơi lưu giữ những hình ảnh, những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Cà Mau và phát triển du lịch.

Theo Huỳnh Lâm (Báo Ảnh Đất Mũi)
Du lịch, GO!

Truyện kể Bác Ba Phi
Hổ mây khổng lồ hay chuyện của bác Ba Phi? (kỳ 5)