(DTO) - Đèo nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc, dài khoảng 2,5 km. Đây là cung đường nổi tiếng bởi sự khúc khuỷu, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất núi rừng Đông Bắc.

Cuối tháng 8 vừa qua anh Giáp Văn Hải - 1 blogger du lịch, vừa thực hiện hành trình khám phá đèo Mẻ Pia (Mẻ Pja) hay còn gọi là đèo 14 tầng ở Cao Bằng.

Đây là cung đường nổi tiếng bởi sự khúc khuỷu, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất núi rừng Đông Bắc. Đèo nằm trên quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc, dài khoảng 2,5 km.

< Hình ảnh đường đèo Mẻ Pia quanh co trên bản đồ.

Con đường lên đèo được xây dựng từ năm 2009 và hoàn thành vào năm 2011. Sở dĩ đèo được gọi là đèo 14 tầng, bởi từ chân đèo lên đỉnh người ta đếm được 14 khúc cua, dốc đứng.

< Quán nước bà Nông Văn Ngoan – Cổng trời Xuân Trường – Dốc 14 tầng. Địa điểm dừng chân và những thông tin hữu ích cho việc leo lên điểm ngắm toàn cảnh đèo.
Dulichgo
Không giống như những con đèo khác ở Việt Nam, để ngắm và chụp được toàn cảnh hùng vĩ của đèo, du khách phải đi bộ xuyên rừng, men theo sườn núi của con đèo.

< Bản đồ vẽ tay nguệch ngoạc đi đến điểm ngắm dốc 14 tầng. Có thể gọi trợ giúp từ bà sdt 0333 947 915.

Thời gian leo lên ngắm cảnh khoảng 1 tiếng (cả đi và về). Con đường leo lên đây đã được người dân phát cỏ, đánh dấu các vạch sơn đỏ.

< Lối mòn băng rừng lên điểm ngắm đèo Mẻ Pia (Còn gọi là đèo Mẻ Pía, đèo Mẻ Pja).
Dulichgo
Du khách có thể gửi xe, mua nước uống và thuê thổ địa dẫn đường ngay ở hàng quán cạnh lối dẫn vào rừng.

< Đi theo lối men sườn núi được chỉ dẫn.

Con đường mòn dẫn lên điểm ngắm toàn cảnh đèo Mẻ Pia không quá khó đi, tuy nhiên với những người mới đi lần đầu nên thuê người dẫn đường địa phương để tránh bị lạc.

< Đi được nửa đường bạn gặp một cánh cổng, bạn có thể mở nó ra để vào tiếp. Nhớ ra vào đóng cổng là được (cổng này để ngăn súc vật nuôi đi lung tung - DGD)
Dulichgo
Sau quãng thời gian đi bộ mệt mỏi, đèo Mẻ Pia hiện ra hùng vĩ, với 14 con dốc quanh co là thành quả xứng đáng cho hành trình nỗ lực bỏ ra suốt chuyến đi. Hiện nay, vị trí ngắm đèo Mẻ Pia đã được người dân địa phương xây bê tông nên rất sạch sẽ, thuận tiện để du khách ngắm cảnh và chụp hình.

< Đèo Mẻ Pia hay còn gọi là đèo 14 tầng ở Cao Bằng là một trong những con đèo hiểm trở bậc nhất vùng núi Đông Bắc.

Trong lớp mây trắng bồng bềnh, bảng lảng, đèo Mẻ Pịa hiện ra uốn lượn, với những khúc quanh co, xếp tầng như những nấc thang lên “đỉnh trời”.

< Tại vị trí chụp hình và ngắm toàn cảnh cũng được người dân láng bê tông khá cẩn thận.
Dulichgo
Sự hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên vùng núi Đông Bắc, khiến bất cứ du khách nào được tận mắt chiêm ngưỡng đều cảm thấy choáng ngợp.

< Và đây là mặt ngang mũi dọc của dốc 14 tầng huyền thoại.

"Đứng ở vị trí trên cao, thu trọn quang cảnh của đèo vào tầm mắt, với những lớp lớp đồi núi, rừng cây xanh bạt ngàn, hút tầm mắt, bạn sẽ thấy mình trở nên nhỏ bé trước sự hùng vĩ của núi rừng, mới thêm thấm thía công sức, bàn tay, mồ hôi của con người trong việc khai phá, kiến tạo và xây dựng nên những cung đường vượt đèo vô cùng hiểm trở", Hải nói.

< Còn đây là hình ảnh mà thượng đế nhìn thấy.

Để khám phá đèo Mẻ Pia, du khách cần chuẩn bị xe tốt, nên chọn xe số hoặc xe côn tay.
Dulichgo
Những người tay lái mới, không nên mạo hiểm vì đường vùng cao, địa hình rất hiểm trở và có nhiều khúc cua bất ngờ.

Vì đèo Mẻ Pia nằm ở giữa Hà Giang và Cao Bằng, bạn nên có lịch trình nhiều ngày để đảm bảo sức khoẻ.

< Đây là tầm nhìn của xế khói.

Tuyệt đối không được xả rác trong rừng, nếu thấy dấu hiệu rác thải, chai nước nhựa thì cần thu lượm và để đúng nơi quy định.

Trong hành trình khám phá Mẻ Pia du khách có thể kết hợp tham quan khám phá thác Bản Giốc và một loạt danh thắng nổi tiếng khác ở Cao Bằng.

Theo Hiệp Nguyễn, Ảnh: Giáp Văn Hải (Du lịch Dân Trí)
Du lịch, GO!

Mẻ Pja: Đèo 14 khúc cua hiểm trở ở Cao Bằng