(LĐO) - Lái xe vượt núi, đèo thường là ác mộng đối với khá nhiều tài xế, nhất là những khúc đèo quanh co, có độ dốc lớn thì những nguy hiểm luôn luôn thường trực xảy ra. Những tai nạn thảm khốc xảy ra trên đèo không phải là chuyện hiếm gặp. Chính vì lẽ đó, khi lái xe hơi vượt núi đèo, các tài xế nên chú ý các điều dưới đây.

1. Giữ tốc độ hợp lý, đi đúng làn đường

Giữ tốc độ khi leo đèo cần giữ ở mức vừa phải, tốt nhất là giữ ở mức từ 25 - 40km/h để đảm bảo an toàn cho bạn và người thân. Tuy vậy, cần chú ý, giảm tăng tốc hợp lý để xe phía sau điều chỉnh tốc độ bởi lẽ nhiều đoạn đèo cao và dốc ở những lúc cao điểm có khá nhiều xe lưu thông nên việc ách tắt giao thông cũng đôi lúc xảy ra.

Điều qua trọng hơn cả là cần phải tập trung tối đa quan sát, đi đúng làn đường. Đến lúc đổ đèo tài xế vẫn nên giữ vận tốc hợp lý, đừng quá vội vàng bức tốc để đổ đèo. Nhiều tai nạn giao thông trên đèo thường gặp đa phần là đến từ những chiếc xe đổ đèo với vận tốc lớn, khi gặp xe lưu thông ngược chiều rất khó xử lý kịp tình huống.

2. Quan sát kỹ biển báo

Ở nước ta có khá nhiều con đèo có độ dốc lớn, nhiều khúc cua "tử thần" trải dài từ bắc vào nam, vì vậy trên mỗi cung đèo có rất nhiều biển báo từ giảm tốc đến cảnh báo độ dốc hay rẽ hướng đột ngột... để cánh tài xế điều chỉnh vận tốc phù hợp.
Dulichgo
Tuy vậy, khá nhiều cánh tài xế "thờ ơ" với những biển báo trên và chủ quan để rồi dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Không phải ngẫu nhiên mà nhà chức trách lại đặt những biển báo đó. Đối với những tài xế lái xe du lịch, xe tải..., việc chú ý quan sát kỹ biển báo là cực kỳ quan trọng để điều hướng cũng như vận tốc xe phù hợp.

3. Theo dõi thời tiết

Ở những dốc đèo lớn (tức dài và cao) thì trước khi leo và đổ đèo thì tài xế cần nên theo dõi tình hình thời tiết để quyết định di chuyển hay là không. Bởi lẽ, thời tiết khi bạn leo đèo rất thất thường, có lúc sương mù dài đặc, có khi mưa lớn hay thậm chí gió giật bất thường...

Nếu không thể phán đoán chính xác thời tiết trên đèo đang có những biến chuyển như thế nào thì tốt nhất bạn nên hỏi lại người dân sống quanh khu vực đó hoặc có thể theo dõi hoặc tham khảo trên các thiết bị điện tử... trước khi di chuyển để đảm bảo an toàn.

4. Hạn chế di chuyển vào ban đêm

Nhiều tài xế vì muốn tiết kiệm thời gian di chuyển nên quyết định leo đèo vào lúc giữa đêm khuya. Đối với những con đèo nhỏ thì điều này vẫn có thể thực hiện nhưng đối với những con đèo lớn thì tuyệt đối không nên.
Dulichgo
Thông thường, trên nhiều con đèo hầu như không có đèn đường nên các tài xế chỉ có đèn pha xe hơi để chiếu sáng. Ánh sáng phát ra từ đèn pha xe hơi chỉ giúp bạn quan sát ở một phạm vi có bán kính nhất định chứ khó có thể giúp bạn nắm rõ những sự vật chung quanh. Đó là chưa kể đến thú rừng có thể xuất hiện đột ngột làm bạn phanh gấp, tai nạn là luôn thường trực.

Ngoài ra, việc đổ đèo ban đêm cũng khá "ớn lạnh" bởi lẽ nếu như xe bạn gặp trục trặc thì nguy cơ bạn qua đêm trên đèo là rất lớn.

5. Nắm các kỹ năng sửa chữa xe cơ bản

Nhiều tài xế khi được hỏi điều gì làm họ "ngán ngẩm" nhất khi leo các con đèo lớn, phần lớn các câu trả lời đều là: Xe bất ngờ chết máy hay bất chợt nổ lốp hoặc tệ hại hơi đó là hết xăng (dù cho trường hợp này khá hy hữu).
Dulichgo
Chính vì lẽ đó, bạn nên học một ít ngón "nghề" sửa xe trước khi mua và sử dụng chúng bởi vì đây là điều cần thiết khi bạn lâm vào cảnh "than trời trời không hay, kêu đất đất chẳng nghe". Bên cạnh đó, dụng cụ sửa xe và các đồ dùng thiết yếu luôn luôn phải có sẵn trong xe, phòng trường hợp cần dùng đến.

Theo Long Du (Lao Động)
Du lịch, GO!

Kinh nghiệm cưỡi 'ngựa sắt' vượt đèo dốc.
Kinh nghiệm lái xe tự động đường đèo dốc
Điều cần biết khi lái xe qua đèo.
Kỹ thuật sinh tử lái xe xuống đèo, dốc