(TH) - Chùa Phổ Nghiêm ở địa bàn xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc , Nghệ An đang lưu giữ một số cổ vật độc đáo, quý hiếm, trong đó có pho tượng đá hình Phật Quan Thế Âm, bia đá cùng với một số pho tượng phật đã có mặt từ rất lâu đời.

Chùa Phổ Nghiêm còn được gọi là chùa Trung Kiên hay Hoàng Lao. Chùa tọa lạc ở núi Chùa, xã Nghi Thiết, Nghi Lộc. Theo các tài liệu và văn bia của làng, chùa được xây dựng vào năm1690, đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1992.

Chùa Phổ Nghiêm tuy có lịch sử hình thành không lâu đời như chùa Đại Huệ, Cần Linh hày chùa Bà Bụt... nhưng kiến trúc thì có một nét khác biệt rất tiêu biểu và độc đáo. Nó mang phong cách Huế khá rõ nét. Chùa Phổ Nghiêm chọn thế đất đứng chân cho mình với phía sau  là một sườn đồi kéo dài hai bên trái và phải của ngôi chùa. Phía trước tuy không có núi án ngữ nhưng chùa đã dựng một bức bình phong, xa xa là những cánh đồng của nhân dân trong làng.

Chùa Phổ Nghiêm được xây dựng có kết cấu kiến trúc của nhà 3 gian. Chùa gồm hai khu vực là chính điện (khu vực chính) dung làm nơi thờ tự và một khu vực nhỏ hơn dùng làm nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi của chư tăng.
Dulichgo
Chùa cũng có hình tiết diện vuông. Chính điện được xây theo dạng “Trùng thiềm điệp ốc”, các mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhà.

Đây là nét đặc trưng của kiến trúc Huế có ở chùa Phổ Nghiêm. Hầu hết chùa miền Bắc và chùa miền Nam (nếu có thì đó không phải là chùa mà là đình, miếu nơi thờ tự các vị công thần khai quốc) giai đoạn này đều không mang dáng dấp loại hình kiến trúc cung đình này.

Điều này không chỉ chứng tỏ sự lan tỏa về văn hóa xứ Huế ở khu vực này mà nó còn thể hiện sự hòa nhập giữa phật giáo Nghệ An thời kỳ này với văn hóa Huế thể hiện qua kiến trúc.

Hiện tai bên ngoài khuôn viên của chùa đang thi công một số hạng mục nhằm trùng tu, lưu giữ lại những nét đặc sắc của chùa.
Dulichgo
Chùa có một phiến đá cao hơn 1m, hình dáng giống một vị sư choàng áo cà sa, dân gian quen gọi là tượng sư đá Quan Thế Âm.

Bệ tượng hình vuông được xây 2 cấp, phía trên tạc đài sen.

Những tượng phật, dòng chữ được khắc trên kèo gỗ được biết đã có từ rất lâu đời, mang nhiều nét thiêng liêng, cổ kính.

Trong khuôn viên chùa, phía bên trái chùa còn lưu giữ một tấm bia cổ 4 mặt, tấm bia này từ xa xưa đã được bảo vệ bằng một lầu bia xây bằng gạch mỏng.

Điều đáng quý là trải qua hàng trăm năm, chữ Hán trên văn bia vẫn còn nguyên vẹn, sắc nét.
Dulichgo
Mặt bia hướng về phía Tây ngoảnh vào chùa, phía trên có ghi 4 chữ lớn “Hưng Phật Thánh Thần". Các mặt bia đều ghi kín chữ Hán.

Theo ban hộ tự chùa, nội dung văn bia ghi lại công trạng của những người trong làng đã có công xây dựng đền chùa miếu mạo, mở mang đất đai, đào tạo tu bổ nghề nghiệp, những người đậu đạt, nghi lễ cúng thần linh, quy ước của làng…

Du lịch, GO! tổng hợp từ nhiều nguồn